Ige cobas là gì

Bác sĩ cho em hỏi, Vài tháng gần đây em thường xuyên bị dị ứng vào ban đêm, ngày cũng có nhưng không nhiều. Bị một thời gian giảm bớt rồi lại bị ngứa và nổi mẩn trở lại. Em có làm xét nghiệm máu, kiểm tra gan, giun sán nhưng kết quả tốt chỉ có chỉ số IgE (518) cao gấp 5 lần (<100u>

Xét nghiệm IgE. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào bạn,Bệnh sinh của nhiều bệnh dị ứng có liên quan đến kháng thể "dị ứng" gọi là globulin miễn dịch E (immunoglobulin E: IgE).

IgE có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là những bệnh gây ra bởi giun và một số động vật nguyên sinh. Ngoài ra, IgE còn đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của các bệnh dị ứng, do đó ở những cơ địa dị ứng thường có IgE tăng cao.

Như vậy trường hợp này có 2 nguyên nhân nghi ngờ nhiều nhất là nhiễm ký sinh trùng và dị ứng. Bác sĩ không rõ bạn đã kiểm tra những loại giun gì, nếu được bạn vui lòng cung cấp kết quả chụp trực tiếp xét nghiệm để chương trình tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!Thân mến.

Mời tham hảo thêm:

>> Bác sĩ Uyên giải thích bệnh giun đũa chó

>> Kết quả xét nghiệm sán chó của em nặng hay nhẹ?

IgE là một xét nghiệm đặc hiệu để sàng lọc dị ứng. Khi chất gây dị ứng xâm nhập cơ thể, tiếp xúc với hệ thống miễn dịch lần đầu thì chưa có chuyện gì xảy ra. Nhưng cơ cấu phòng thủ này đã sửa soạn để đối phó với kẻ lạ mặt bằng cách tạo ra những kháng thể riêng với chúng, gọi là kháng thể IgE. Do đó người dễ bị dị ứng đều có lượng IgE khá cao trong máu.

IgE là loại kháng thể mà tất cả chúng ta đều có với số lượng nhỏ (<100>

Xét nghiệm IgE sẽ cho biết cơ thể bệnh nhân bị dị ứng với dị nguyên nào, vì vậy nhờ phương pháp này có thể hỗ trợ rất nhiều trong lâm sàng về chẩn đoán dị ứng.


Lần cập nhật cuối: 17:08 06/01/2019 GMT+7

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Bệnh lý dị ứng hiện nay được Tổ chức Y Tế Thế Giới xếp vào hàng thứ tư trong các bệnh mãn tính và tăng gấp đôi mỗi 15 năm. Hiện nay đang tăng cao trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang trên đường hội nhập như Việt Nam. Theo thống kê trên thế giới khoảng 300 triệu người bị suyễn và khoảng 200-250 triệu người bị dị ứng thức ăn, 400 triệu người bị viêm mũi dị ứng và 1/10 dân số bị dị ứng thuốc.

Ở trẻ em, dị ứng ngày càng tăng với tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) ngày càng đa dạng. Việc xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây dị ứng để được bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa dị ứng rất cần thiết ở trẻ em bị các bệnh do dị ứng. Các bệnh lý dị ứng thường gặp ở trẻ:

Mày đay: Biểu hiện mày đay là các đám sẩn phù có mật độ mềm, hơi nổi gồ trên mặt da và thường gây ngứa nhiều. Xung quanh tổn thương có viền đỏ, ở giữa có màu hồng nhạt, tổn thương mày đay mạn tính diễn biến kéo dài có thể không nổi gồ trên mặt da và thường có màu đỏ sẫm. Thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh từ vài phút đến vài giờ, kéo dài một vài ngày đến một vài tuần. Nguyên nhân gây bệnh thường là do dị ứng các loại thức ăn (như đạm sữa bò, tôm, cua, cá…), thuốc (kháng sinh nhóm bêta lactam, sulfamide, NSAID và thuốc cản quang…), phấn hoa, và nọc côn trùng (kiến, ong).

Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm thể tạng): là dạng tổn thương viêm da mạn tính gây ra do tình trạng mẫn cảm đặc hiệu qua IgE với các dị nguyên. Khoảng 15-30% trẻ em bị viêm da cơ địa với các biểu hiện từ mức độ đỏ ngứa da đến nhiễm trùng trên da, tấy đỏ, đau, mụn nước có dịch mủ.

Mức độ nặng của viêm da cơ địa liên quan tới độ mẫn cảm với các dị nguyên là thức ăn, đặc biệt là trứng gà và sữa bò.

Hen phế quản là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản, biểu hiện lâm sàng bằng cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra. Việc tiếp xúc với dị nguyên như lông vũ, các hóa chất bay hơi, mạt bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc lá, khói than, mùi bếp dầu, bếp ga, một số thuốc (aspirin và NSAID, thuốc chẹn bêta giao cảm), gắng sức, thay đổi nhiệt độ, cảm xúc mạnh…là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm nặng cơn hen.

Viêm mũi dị ứng, gặp ở khoảng 10-30% dân số, là bệnh lý viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp với 3 triệu chứng kinh điển là: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Bệnh hay gặp ở trẻ em, tuy không nặng như gây khó chịu cho bé, có khi làm bé phải thở bằng miệng và ngủ không yên giấc. Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể do các dị nguyên là phấn hoa, nấm mốc…; viêm mũi dị ứng quanh năm có thể có dị nguyên như bụi nhà, gián, lông súc vật… Việc xác định dị nguyên gây viêm mũi dị ứng để loại bỏ góp phần cho điều trị.

Dị ứng thức ăn: khoảng 8% bé bị dị ứng thức ăn, có thể gặp ở lứa tuổi bất kỳ, kể cả bé bú mẹ hoặc ở trẻ lớn tuổi hơn. Phần lớn dị ứng thức ăn ở trẻ em gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, biểu hiện triệu chứng sớm trong vòng 1 giờ sau ăn. 88,4% biểu hiện ở da chủ yếu là ban đỏ, mày đay, ngứa,  30,2% bị phù mạch. Khoảng hơn 55% trẻ dị ứng thức ăn bị nôn, tiêu chảy. Nguyên nhân gây dị ứng có thể gặp ở bất kì thực phẩm nào, thường gặp là do sữa, hải sản, trứng, đậu nành..

Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên.

Bên cạnh việc xây dựng  các phòng khám dị ứng Robot và Siêu Nhân với các test lẩy da (prick test) được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên dị ứng để phát hiện các dị nguyên, bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đồng thời triển khai các xét nghiệm IgE đặc hiệu nhằm sàng lọc phát hiện tác nhân gây dị ứng thường gặp cho bé như đạm sữa bò, mạt bụi nhà, thịt bò, trứng…

Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch bán định lượng IgE đặc hiệu phát hiện dị nguyên được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố có ưu điểm là chỉ lấy máu 1 lần có thể phát hiện cùng lúc trên nhiều dị nguyên thường gặp ở trẻ.

Trong thời gian ngắn triển khai xét nghiệm sàng lọc dị nguyên tại bệnh viện, nhiều tác nhân gây dị ứng được phát hiện ở trẻ, thường gặp nhất là dị ứng với sữa bò, thường gặp (41%), kế đến là mạt bụi nhà (38%) và thịt bò (34%).

Dị nguyên Tỉ lệ dương tính
Sữa bò-Cow’s milk (f2) 41%
Mạt bụi nhà-House dust mite(ds1) 38%
Thịt bò-Beef (f27) 34%
Lòng trắng trứng-Egg white (f1) 24%
Cua-Crab (f23) 17%
Gián-Cockroach, German(i6) 14%
Cỏ phấn hương-Common ragweed(w1) 10%
Đậu nành-Soybean (f14) 7%
Hỗn hợp thực vật (cây du, cây liễu, cây dương)-Tree mix (ts20) 7%
Cây ngải cứu-Mugwort (w6) 3%
Đậu phộng-Peanut (f13) 3%
Hỗn hợp cá biển (cá tuyết, tôm hùm, sò điệp)-Sea fish mix 1 (fs33) 3%
Mạt nhà-House dust(h1) 3%
Thịt cừu-Mutton / lamb (f88) 3%
Tôm -Shrimp / Prawn 3%
Các tác nhân gây dị ứng thống kê 3/2020 tại BV Nhi Đồng Thành Phố

Xét nghiệm trên có thể được chỉ định bởi các bác sĩ phòng khám, là biện pháp sàng lọc tốt để phát hiện tác nhân gây dị ứng, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán điều trị phù hợp.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Tài liệu tham khảo:

  1. Pawankar R, Canonica GW, ST Holgate ST, Lockey RF, Blaiss M: The WAO White Book on Allergy (Update. 2013).
  2. Gupta, R, et al. The Prevalence, Severity and Distribution of Childhood Food Allergy in the United States. Pediatrics2011; 10.1542/ped.2011-0204.
  3. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn ở trẻ em. Lê Thị Minh Hương, Ngũ Thị Lê Vinh, Thục Thanh Huyền, Lê Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Qùynh Lê, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Vân Anh, Lê Quỳnh Chi, Lương Thi Liên Khoa Miễn dịch- Dị Ứng- Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương

Video liên quan

Chủ đề