Hy vọng là thứ gì đó có lông vũ năm 2024

Dù cuộc đời Emily Dickinson (1830-1886) thuộc về thế kỷ 19, song thơ ca nàng thuộc về thế kỷ 20, “xông hương” cho thời hiện đại. Bởi vì mãi đến năm 1955, thơ nàng mới được ấn hành toàn bộ trên đất Mỹ. Lúc sinh thời, Emily Dickinson chỉ cho phép người ta in 7 bài thơ của mình.

Mọi người gọi nàng là “Ẩn sĩ ở Amherst” vì ngay ở tuổi đôi mươi, nàng đã sống ẩn mình trong ngôi nhà ở làng Amherst, Massachusttes, quê hương của nàng. Nàng đã để lại trong văn chương Mỹ và thế giới một bóng áo trắng huyền thoại. Nhưng Emily Dickinson không tu như một ẩn sĩ hay ngủ trong rừng như nàng công chúa mà nàng dâng trọn cuộc đời cho thơ. Những bài thơ thường hết sức cô đọng, tinh tế và có vẻ trẻ con. Thế nhưng chúng đậm chất, mà các nhà phê bình gọi là “chất Emily”, một tinh chất người ta khó tìm lại lần thứ hai trong “men say” của thơ ca nhân loại.

Những đứa trẻ trong vùng thường đứng dưới cửa sổ nhà nàng, chờ cô gái áo trắng thả xuống những giỏ kẹo, quà đầy ắp. Ngoài chúng ra, ngay cả những người bạn lâu năm cũng hiếm khi được nhìn thấy nàng. Từ khung cửa nhỏ hẹp ấy, cái nhìn của nàng chiếu rọi thế giới thơ ca với ánh sáng diệu kỳ khiến cho con ong, chiếc lá, ngọn núi, giọt sương, mùa màng, cái chết, sự vĩnh cữu như quần tụ trên bệ cửa nhà nàng.

Emily Dickinson “gia đình hoá” vũ trụ khiến cho vạn vật trở nên thân mật và “vĩnh cửu chạy theo chân nàng như con chó cưng Carlo của nàng vậy”.

Dickinson không chú ý đến danh vọng, thích làm một người “Không là ai”. Nàng viết thơ để dành cho riêng mình. Nhưng gần 1.800 bài thơ mà nàng để lại cho thế gian có thể được ví như trận mưa sao kỳ lạ. Khi bạn tắm mình trong ánh sáng của cơn mưa sao ấy, bạn sẽ thấy rằng cô gái áo trắng trong khung cửa sổ nhỏ ở Amherst kia đã mở thêm cho cuộc đời một khung cửa sổ thần tiên. Và:

Hy vọng là thứ gì đó có lông vũ năm 2024

Hope is the Thing with Feathers Hope is the thing with feathers That perches in the soul, And sings the tune without the words, And never stops at all, And sweetest in the gale is heard; And sore must be the storm That could abash the little bird That kept so many warm. I’ve heard it in the chillest land And on the strangest sea; Yet, never, in extremity, It asked a crumb of me. Emily Dickinson

Hy vọng là loài mang lông vũ Đậu trong khoảng vắng của linh hồn, Và hát lên giai điệu vô ngôn, Và không bao giờ ngưng nghỉ cả. . Và trong cơn lốc nghe ngọt quá; Và đau thương phải là bão giông Có thể làm bối rối chim non Đã giữ ấm không còn run rẩy. . Tôi đã nghe tiếng ca loài ấy Trong miền đất tột cùng giá băng Và giữa đại dương rất lạ hoang; Tuy nhiên, trên đỉnh cao khổ nạn, Không bao giờ, một lần cũng chẳng, Nó xin tôi dù mẩu bánh còm. . Nguyễn Tường chuyển ý N.Y. June 20, 2016

Hy vọng là thứ gì đó có lông vũ năm 2024

Post navigation

Sinh năm 1830 tại Amherst, tiểu bang Massachusettes, nước Mỹ. Mất năm 56 tuổi (1886, trong ngôi nhà nàng đã chào đời.

Thời thơ ấu, Emily là một cô gái nhí nhảnh, hồn nhiên, yêu đời. Nhưng từ năm 26 tuổi trở về sau, bỗng nhiên nàng xa lánh cuộc đời và trở thành một người ẩn dật. Và đặc biệt, chỉ luôn mặc y phục màu trắng. Nàng chỉ tiếp xúc trực tiếp với những người thân và dăm ba bạn hữu. Nhưng nàng giao lưu với nhiều người, bằng thư tín. [Theo di chúc, sau khi nàng qua đời, những thư từ này phải được đốt hết – nhưng người chị gái của nàng vẫn còn giữ lại một số lượng thư đáng kể]. Thuở sinh thời, nàng được biết đến như là một người làm vườn, hơn là một nhà thơ. Cũng theo di chúc, quan tài của nàng không chở bằng xe, mà được khiêng đi qua những cánh đồng hoa mao lương vàng [buttercup].

Để giải thích cho việc lui về ẩn dật của Emily, người ta bảo rằng, có lần nàng yêu một người đàn ông đã có gia đình, nhưng rồi nàng tự ý rời bỏ tình yêu để quay về với chính mình. Cũng còn lý do khác, là nàng bị suy nhược thần kinh, mắc bệnh sợ khoảng trống, và chứng động kinh.

Emily không ưa những đám đông ồn ào, không thích ai biết đến thơ nàng. Thuở sinh thời, chỉ khoảng hơn chục bài thơ của Emily xuất hiện trên các tạp chí – nhưng đều do bạn bè “lén” gửi đi, giấu không cho nàng biết. Tập thơ đầu tiên của nàng chỉ được in ra 4 năm sau khi nàng đã chết.

Thơ Emily Dickinson tập trung chủ yếu vào bốn chủ đề: Tình yêu, Thiên nhiên, Cuộc đời và Sự chết.

Emily để lại khoảng trên 1800 bài thơ. Đa số thơ của nàng đều tối tăm, khó hiểu vì quá hàm súc, quá kín đáo, sâu xa. Nàng dùng nhiều hình ảnh táo bạo, độc đáo, ngôn ngữ bao giờ cũng chính xác.

Harold Bloom, nhà phê bình văn học của thế kỷ 20, đã xếp Emily Dickinson bên cạnh Walt Whitman, Wallace Stevens, Robert Frost, T. S. Eliot … – những nhà thơ lớn của nước Mỹ.

Untermeyer, một nhà phê bình văn học Mỹ, đã viết : “Mãi cho đến 40 năm sau khi nàng mất, Emily Dickinson mới được công nhận như là một trong những nhà thơ Mỹ độc đáo nhất, và xét về một vài phương diện, như là nhà thơ nữ đáng chú ý nhất kể từ sau Sappho” – nhà thơ nữ lừng lẫy của Hy Lạp cổ đại.

ĐTN

1. TRÁI TIM CHỌN THẾ GIỚI CỦA NÀNG

Trái tim chọn thế giới của nàng

rồi đóng cửa

Xin đừng ai đến nữa

trong thế giới của nàng.

Kìa, cỗ xe ai đỗ lại ngoài sân ?

Kìa, một đấng quân vương quỳ trên chiếu

Hỡi trái tim

sao mi cứ mãi lạnh lùng ?

Tôi đã biết

giữa vương quốc bao la

nàng đã chọn một người

rồi đóng chặt trái tim mình

như đá.

EMILY DICKINSON

1. THE SOUL SELECTS HER OWN SOCIETY

The soul selects her own society

Then shuts the door;

On her divine majority

Obtrude no more.

Unmoved, she notes the chariot’s passing

At her low gate;

Unmoved, an emperor is kneeling

Upon het mat.

I’ ve known her from ample nation

Choose one;

Then close the valves of her attention

Like stone.

EMILY DICKINSON

2. ĐỜI TÔI ĐÃ KHÉP HAI LẦN

Đời tôi đã khép hai lần

Trước khi tôi khép mắt;

Thiên thu ơi

Ta vẫn chờ xem

Còn biến cố thứ ba nào đến nữa

nơi vương quốc của ngươi.

Ôi, đã hai lần

Cõi hồn tôi chết ngất

Hai vết thương

Khôn xiết ngậm ngùi.

Ly biệt là tất cả những gì ta biết

về thiên đường

Và tất cả những gì ta cần

Về hỏa ngục.

EMILY DICKINSON

2. MY LIFE CLOSED TWICE BEFORE ITS CLOSE

My life closed twice before its close,

It yet remains to see

If immortality unveil

A third event to me,

So huge, so hopeless to conceive,

As these that twice befell.

Parting is all we know of heaven,

And all we need of hell.

EMILY DICKINSON

3. HY VỌNG LÀ LOÀI CHIM

Hy vọng là loài chim

đậu xuống linh hồn

hát giai điệu không lời

chẳng bao giờ tắt nghỉ

vẫn ngọt ngào trong gió thênh thang.

Ác nghiệt thay

cơn bão nào đang tay vùi dập

con chim nhỏ xinh

đã sưởi ấm bao người.

Tôi đã nghe tiếng chim

nơi cõi miền băng giá nhất

nơi đại dương xa lạ nhất

Nhưng chẳng bao giờ – dù khi túng quẫn

chim hỏi xin tôi

một mẩu vụn bánh mì.

EMILY DICKINSON

3. HOPE IS THE THING WITH FEATHERS

Hope is the thing with feathers

That perches in the soul,

And sings the tune without the words,

And never stops at all,

And sweetest in the gale is heard;

And sore must be the storm

That could abash the little bird

That kept so many warm.

I’ ve heard it in the chillest land,

And on the strangest sea;

Yet, never, in extremity,

It asked a crumb of me.

EMILY DICKINSON

4. TÔI LÀ KẺ VÔ DANH TIỂU TỐT!

BẠN LÀ AI?

Tôi là kẻ vô danh tiểu tốt !

Bạn là ai?

Cũng là kẻ vô danh tiểu tốt?

Ồ, ta sẽ thành đôi bạn tri âm

nhưng nhớ đừng cho ai biết

vì người ta sẽ trục xuất chúng mình!

Chán biết bao

phải là ông nọ bà kia

được mọi người biết tiếng

Như con ễnh ương

suốt ngày

phải nói tên mình

cho một bãi lầy ái mộ.

EMILY DICKINSON

4. I’ M NOBODY! WHO ARE YOU?

I’ m nobody! Who are you?

Are you nobody, too?

Then there’s a pair of us – don’ t tell !

They’d banish us, you know.

How dreary to be somebody !

How public, like a frog,

To tell your name the livelong day

To an admiring bog!

EMILY DICKINSON

Đỗ Tư Nghĩa dịch

Mùa quỳ vàng 1983. [ xem lại, 8. 12. 2011].


T.S. Eliot: ( 1888- 1965): Nhà thơ và nhà phê bình văn học kiệt xuất. Đoạt giải Nobel văn học năm 1948. Sinh tại St Lous, Mỹ, nhưng sống thường trú tại London từ 1914; năm 1927 nhập quốc tịch Anh. Mất tại Anh quốc. Hiện nay, cả Mỹ và Anh quốc đều nhận là T. E. Eliot là người của nước mình. ( ĐTN).

Xin bạn đọc lưu ý: Trong cả 4 bài thơ của Emily Dickinson mà tôi chọn dịch ở đây, tôi đều dịch thoát ý ( ĐTN).

Khổ thơ cuối này quá kín đáo, hàm súc. Tôi chỉ dịch sát nguyên văn, nhưng thú thực, chưa thực sự hiểu Emily muốn nói gì! ( ĐTN)

Nguyên tác tiếng Anh: Hope is the thing with feathers. Dịch sát thì sẽ như sau: “ Hy vọng là sự vật có lông vũ.” Cách dịch của tôi đã đánh mất một cái gì đó của nguyên tác, nhưng vì một số lý do, tôi đành phải chọn cách dịch như trên. ( ĐTN).