Hữu hạn và vô hạn là gì

Trách nhiệm hữu hạn là một khái niệm được sử dụng phổ biến và rộng rãi liên quan đến tài sản. Cụ thể, trách nhiệm hữu hạn là sự tách bạch về tài sản giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy đây không phải là vấn đề mới nhưng không phải ai cũng nắm rõ Trách nhiệm hữu hạn là gì?

Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Trách nhiệm hữu hạn là gì?

>>>>> Tham khảo: Công ty TNHH là gì?

Trách nhiệm hữu hạn là gì?

Trách nhiệm hữu hạn là việc người góp vốn vào doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp mà mình góp vào doanh nghiệp.

Hoặc có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể hoặc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Thì chủ sở hữu, người góp vốn vào doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Tức là họ không phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tài sản riêng của mình (những tài sản không góp vào doanh nghiệp).

Đối lập với trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm vô hạn là chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả những tài sản không được huy động vào kinh doanh thông qua doanh nghiệp.

Trách nhiệm hữu hạn tiếng Anh là gì?

Trách nhiệm hữu hạn tiếng Anh là Limited

>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Thành lập Công ty TNHH

Hữu hạn và vô hạn là gì

Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn

Theo quy định của pháp luật các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn bao gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Khoản 1 Điều 74 luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Khoản 1 điều 46 luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

Công ty cổ phần

Điều 111 luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Trường hợp 1: Trách nhiệm hữu hạn được áp dụng đối với Doanh nghiệp

Bản thân thương nhân (doanh nghiệp) chịu trách nhiệm hữu hạn nghĩa là doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên A, có số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng (vốn này do các thành viên E góp 10 tỉ đồng, F góp 4 tỉ đồng, G góp 6 tỉ đồng), do kinh doanh thua lỗ công ty nợ các chủ nợ là 23 tỉ đồng. Xử lý khoản nợ 20 tỉ đồng này, với chế độ trách nhiệm hữu hạn, công ty phải dùng toàn bộ tài sản có của mình (bao gồm cả số vốn điều lệ) để thanh toán khoản nợ 23tỉ đồng trên, hết số tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, khoản nợ 23 tỉ đồng các chủ nợ coi như được thanh toán xong, phần thiếu còn lại là rủi ro các chủ nợ phải chịu.

Trường hợp 2: chủ sở hữu (hay thành viên) của doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn mà các thành viên góp vào công ty.

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên A, có số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng (vốn này do các thành viên E góp 10 tỉ đồng, F góp 4 tỉ đồng, G góp 6 tỉ đồng), do kinh doanh thua lỗ công ty nợ các chủ nợ là 23 tỉ đồng. Xử lý khoản nợ 20 tỉ đồng này, với chế độ trách nhiệm hữu hạn cho nên họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn A, cụ thể: E chịu trách nhiệm trong phạm vi 10 tỉ đồng; F chịu trách nhiệm trong phạm vi 4 tỉ đồng và G chịu trách nhiệm trong phạm vi 6 tỉ đồng.

Từ việc phân tích và lấy ví dụ minh họa như trên, ta có thể thấy chế độ trách nhiệm có ưu thế nhất định đối với doanh nghiệp so với chế độ trách nhiệm vô hạn, đó là hạn chế được rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, khoản nợ có giá trị cao thì chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ mất phần vốn đầu tư vào kinh doanh, còn tài sản không góp vào doanh nghiệp thì không phải đưa ra để thanh toán các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên chế độ trách nhiệm hữu hạn sẽ tạo bất lợi cho các chủ nợ, trong trường hợp doanh nghiệp hết khả năng để thanh toán khoản nợ thì rủi ro thuộc về chủ nợ.

Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn là gì?

Chế độ chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình.

Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh là gì?

Giới hạn trách nhiệm (Limitation of liability) là số tiền tối đa mà người vận chuyển hàng hóa phải trả cho người giao hàng, người gửi hàng hoặc người nắm giữ vận đơn về những hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa mà người vận chuyển phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Trên đây là những nội dung liên quan đến câu hỏi Trách nhiệm hữu hạn là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Trách nhiệm hữu hạn là gì? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.