Hướng đông bắc của khánh hòa là các tỉnh nào

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội đề xuất làm tuyến đường kết nối liên vùng Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Đây được xác định là dự án quan trọng của quốc gia, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Dự án quan trọng quốc gia

Dự án có điểm đầu giao với Quốc lộ 27C, huyện Khánh Vĩnh và điểm cuối ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Tờ trình nêu rõ dự án có nhu cầu sử dụng 75,58ha đất rừng, trong đó có đất rừng phòng hộ đầu nguồn và một phần đất rừng đặc dụng (thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà). Theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Luật Đầu tư công, dự án thuộc tiêu chí là nhóm quan trọng quốc gia. Dự án đường liên vùng được đầu tư nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 42 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị. Đây được xác định là một trong những dự án quan trọng cần tập trung nguồn lực để nghiên cứu thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Dự án đường liên vùng được triển khai sẽ phá vỡ thế độc đạo của Tỉnh lộ 9.

Ông Nguyễn Thanh Hiến - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, đường kết nối liên vùng có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển mạng lưới giao thông của vùng núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa theo định hướng quy hoạch giao thông của tỉnh. Công trình sẽ xóa bỏ tính độc đạo của đường Tỉnh lộ 9 kết nối lên huyện miền núi Khánh Sơn và rút ngắn khoảng 15km từ huyện Khánh Sơn về TP. Nha Trang; mở ra kết nối mới giữa huyện Khánh Sơn với huyện Khánh Vĩnh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh, giúp khơi thông liên kết vùng với các huyện miền núi của các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng.

Ngoài ra, việc đầu tư dự án sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Khánh Sơn và các vùng phụ cận; tạo tiền đề kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch; tăng cường an ninh quốc phòng, tạo điều kiện cơ động trong các tình huống cấp thiết; phục vụ hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ quản lý khai thác rừng…

Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.929 tỷ đồng

Theo tờ trình, dự án có tổng chiều dài 56,9km, thực hiện trên địa bàn 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Dự án có 2 làn xe, chiều rộng nền đường 9m, mặt đường rộng 6m, lề mỗi bên 1,5m. Đối với đoạn thiết kế vận tốc 60km/giờ, đầu tuyến dài 12km và đoạn cuối tuyến dài 14,65km. Đối với đoạn còn lại được thiết kế với vận tốc 40km/giờ là các đoạn đường đèo có địa hình phức tạp, hạn chế đào sâu, đắp cao, giảm tác động đến môi trường, giảm diện tích chiếm dụng đất rừng.

Dự án đường liên vùng được triển khai sẽ phá vỡ thế độc đạo của Tỉnh lộ 9.

Về hướng tuyến dự án, điểm đầu đi về phía Nam Quốc lộ 27C, khi cắt qua sông Cầu tuyến đi về phía Tây - Tây Nam vào khu vực thác Yang Bay, sau đó tuyến đi chủ yếu theo hướng Nam vượt núi Hòn Bà đến Tỉnh lộ 9, từ đó bám theo hướng Tây và kết thúc tại ranh giới với tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích đất sử dụng sơ bộ khoảng 129ha, có 211 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 11 hộ cần tái định cư. Dự án được đầu tư công, bằng nguồn ngân sách Nhà nước, có tổng mức đầu tư hơn 1.929 tỷ đồng; trong đó chi phí xây dựng, thiết bị hơn 1.464 tỷ đồng, bồi thường, giải tỏa hơn 101 tỷ đồng, còn lại là chi phí quản lý dự án, dự phòng, trồng rừng thay thế. Nguồn vốn được cơ cấu như sau: Nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, còn lại là vốn địa phương. Dự kiến, tuyến đường sẽ triển khai các thủ tục trong năm nay, triển khai thi công vào quý I/2024 và hoàn thành sau 3 năm.

Tuy dự án mang tầm quốc gia song quy mô chỉ tương đương nhóm A do cấp tỉnh quản lý, trong khi tỉnh đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án giao thông có quy mô tương tự. Do đó, Chính phủ đã đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án, trong đó đề xuất Quốc hội xem xét giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền và quyết định đầu tư tương tự như đối với dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo //www.baokhanhhoa.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-09-vao-cuoc-song/202304/ket-noi-lien-vung-khanh-hoa-ninh-thuan-lam-dong-8278603/

Chế độ gió mùa đã quy định hướng gió thịnh hành ở Việt Nam về mùa đông là hướng đông bắc (NE) và mùa hè là hướng tây nam (SW), thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa đông (từ tháng 10 đến giữa tháng 11). Đặc trưng cho thời kỳ này là mức độ phát triển mạnh mẽ của áp cao mùa đông Châu Á (cao áp lạnh lục địa), tạo ra những đợt xâm nhập điển hình của không khí lạnh cực đới về tận các vùng vĩ độ nội chí tuyến, trong hoàn cảnh như vậy, lưỡi áp cao lạnh lục địa đã mở rộng xuống phía nam, có trường hợp lấn xuống 11 - 14 vĩ độ Bắc và kèm theo front lạnh. Khối không khí này trong quá trình di chuyển xuống phía nam qua biển đã bị biến tính trở nên ẩm và ấm hơn, gió tại Khánh Hòa chuyển hướng đông bắc và hướng bắc chiếm ưu thế nhiều hơn.

Bảng 1.7: Hướng gió thịnh hành và tần suất xuất hiện trong tháng

Trạm

Tháng

Nha Trang

Cam Ranh

Hướng

Tần suất (%)

Hướng

Tần suất (%)

1

N

28,2

NE

42,3

2

NE

24,2

NE

37,3

3

NE

19,4

NE

29,5

4

SE

17,1

NE

17,9

5

SE

19,8

SE

18,9

6

SE

21,9

SW

21,8

7

SE

24,4

SW

23,1

8

SE

21,7

SW

24,3

9

NW

17,3

SE

13,5

10

NW

20,9

NE

25,1

11

N

24,5

N

35,6

12

N

35,8

N

44,5

Vào tháng 10, tháng 11 ta thấy với trạm Cam Ranh gió chủ yếu hướng bắc đến đông bắc là chính, với tần suất xuất hiện khoảng 25 - 35%; trạm ven biển Nha Trang do ảnh hưởng của địa hình nên hướng gió có sự phân tán hướng thịnh hành chủ yếu là hướng bắc với tần suất xuất hiện khoảng 24,5%, riêng trạm Nha Trang vào tháng 10 gió thịnh hành hướng tây bắc chiếm 20,9% (bảng 3.1). Thời kỳ này không khí lạnh tăng cường xuống kèm theo gió mùa đông bắc mạnh kết hợp với bão, ATNĐ, dải thấp, dải hội tụ nhiệt đới ở khoảng 3 - 60N gây ra tình trạng mưa lớn diện rộng cho tỉnh Khánh Hòa.

Thời kỳ hưng thịnh gió mùa mùa đông (tháng 12 đến tháng 01 năm sau). Ưu thế tuyệt đối thuộc về các hệ thống lưỡi áp cao cực đới và áp cao phụ biển phía Đông Trung Hoa tần suất 60 - 70%, thiết lập chế độ gió mùa mùa đông ổn định (hình 3.2). Thời kỳ này gió thịnh hành hướng bắc đến đông bắc đối với trạm Cam Ranh có tần suất cao nhất trong năm chiếm 42 - 45%; Nha Trang có hướng gió thịnh hành hướng bắc với tần suất khoảng 28,2 - 35,8%, tại trạm Nha Trang do ảnh hưởng của địa hình nên gió tây bắc vẫn xuất hiện. Tỉnh Khánh Hòa do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh gây gió mùa đông bắc trên biển mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Thời kỳ thoái trào gió mùa mùa đông (tháng 02 đến tháng 3).Thời kỳ này hệ thống mùa đông vẫn chiếm ưu thế, song tần suất những đợt gió mùa cực đới giảm đi chỉ còn trên dưới 10% và ảnh hưởng đến Khánh Hòa ít hơn. Lưỡi áp cao phụ biển phía Đông Trung Hoa chiếm tần suất trên dưới 70%, đồng thời cường độ cũng tăng thêm, lưỡi áp cao Thái Bình Dương chiếm phần tần suất còn lại… Gió ở Nha Trang, Cam Ranh thịnh hành hướng đông bắc, Nha Trang với tần suất khoảng 19,4 - 24,2% và Cam Ranh với tần suất khoảng 29,5 - 37,3%

Ngoài ra trong quá trình biến tính dần của không khí cực đới, lưỡi áp cao lạnh lục địa chuyển dịch ra phía đông tách khỏi trung tâm cao áp Siberia sẽ xuất hiện một áp cao phụ độc lập mang tính chất cận chí tuyến, nằm trên biển phía đông Trung Quốc. Áp cao này chi phối kiểu thời tiết ẩm và ấm hơn khối không khí cực đới lục địa với gió đông bắc thường xuyên ở khu vực Khánh Hòa, thời tiết đêm ít mây, ngày nắng xen kẽ những ngày mưa nhỏ về đêm và sáng ở khu vực ven biển thường do không khí lạnh cực đới tăng cường.

Nhìn chung, từ tháng 3 ở tỉnh Khánh Hòa chủ yếu chịu ảnh hưởng của rìa phía nam lưỡi cao lạnh lục địa suy yếu và kết hợp với trường gió đông bắc có cường độ trung bình đến yếu. Trên cao, gần như cao cận nhiệt đới khống chế khu vực nên thời tiết hầu như không mưa, hoặc mưa nhỏ lượng không đáng kể.

Qua nửa cuối tháng 4 và đầu tháng 5, nhìn các bản đồ hình thế synop ta thấy vào thời kỳ này có sự tranh chấp giữa hai hệ thống phía tây và phía đông, đồng thời áp cao lạnh đã suy yếu, áp thấp nóng phía tây phát triển sang phía đông chiếm ưu thế hơn, đẩy lùi áp cao cận nhiệt đới về phía đông. Gió trên vùng Biển Đông chuyển dần sang hướng đông nam đến nam, mây đối lưu phát triển mạnh ở vùng núi, trên cao áp cao cận nhiệt đới khống chế vùng Biển Đông, nhưng trục dịch dần lên phía bắc tạo điều kiện cho dải thấp xích đạo cũng dịch dần lên phía bắc. Trong thời kỳ này, gió tại các trạm Nha Trang, Cam Ranh chuyển dần từ hướng đông bắc sang hướng đông và đông nam với tần suất khoảng 17,1 - 19,8%

Vào các tháng 6 đến tháng 8 ở tầng thấp, áp thấp nóng phía tây có nguồn gốc Ấn Miến có xu hướng phát triển sang phía đông và đông nam, hoạt động của rãnh gió mùa ở nam Trung Quốc cộng với hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên rãnh gió mùa Nam Á có liên hệ khá chặt chẽ với sự thiết lập gió mùa tây nam.

Trên tầng cao, sự suy yếu của áp cao cận nhiệt Thái Bình Dương đồng thời với sự suy yếu và lùi về phía nam của dòng gió tây cận nhiệt đới. Áp cao cận nhiệt Nam Bán Cầu dịch dần lên phía bắc tạo cơ hội cho dòng gió đông nam ở phía bắc của áp cao Châu Úc vượt qua xích đạo lên, rãnh thấp xích đạo cũng dịch dần lên phía bắc hoạt động ở khoảng 16 - 200N, trên đó hình thành những xoáy thuận nhiệt đới đóng vai trò trung tâm hút, thúc đẩy quá trình thiết lập gió mùa tây nam.

Gió Tây nam thời kỳ này thịnh hành với tần suất từ 20 - 25% đối với trạm Cam Ranh, riêng đối với trạm ven biển Nha Trang do ảnh hưởng của địa hình, thịnh hành chủ yếu theo hướng đông nam với tần suất từ 20 - 25% (hình 3.5). Thực tế, gió mùa không phải hoạt động liên tục và ổn định mà phát triển thành từng đợt, cho nên xen kẽ những đợt gió mùa là thời kỳ tranh chấp hai loại gió mùa và các hướng gió chính thường nhỏ. Trong đầu tháng 4 có thể hướng gió thịnh hành hướng đông bắc đến đông, nhưng có thể cuối tháng thịnh hành hướng gió đông đến đông nam, vào thời kỳ cuối tháng 9 có năm rãnh thấp xích đạo xuất hiện sớm ở khoảng 3 - 6oN thì thời kỳ hoạt động của gió mùa tây nam suy yếu và thay vào đó là gió đông nam thổi từ rìa cao cận nhiệt đới chiếm ưu thế

2. Tốc độ gió

Ở Khánh Hòa tốc độ gió trung bình năm trên đất liền dao động từ 2,4 - 2,6m/s, với dao động các tháng trong năm từ 1,5 - 4,1m/s (bảng 3.2). Tháng có tốc độ gió trung bình lớn nhất thường là vào thời kỳ gió mùa đông bắc (tháng 11, tháng 12, tháng 01 và tháng 02 năm sau). Đặc biệt khi ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh, tốc độ gió mạnh nhất ngày có thể lên tới cấp 7, cấp 8, có thể làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, làm đắm tàu thuyền…

Bảng 1.8: Tốc độ gió trung bình tỉnh Khánh Hòa

Đơn vị: m/s

Tháng

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình năm

Nha Trang

3,4

3,1

2,7

2,2

1,8

1,5

1,6

1,6

1,6

2,1

3,4

4,1

2,4

Cam Ranh

3,6

3,0

2,6

2,2

2,0

2,0

2,1

2,1

1,7

2,1

3,4

4,1

2,6

Gió mạnh thường xảy ra trong cơn dông, hoặc do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc hoặc tây nam cường độ mạnh, song nhìn chung tốc độ gió mạnh nhất chủ yếu xảy ra khi có bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc trong các trận mưa dông. Tốc độ gió mạnh nhất ở Khánh Hòa đo được tại Nha Trang đạt 30m/s (cấp 11) và tại Cam Ranh đạt 25m/s (cấp 10) do bão số 10 (tên quốc tế TESS) gây ra vào ngày 06 tháng 11 năm 1988 khi đổ bộ trực tiếp vào Khánh Hòa, đạt 28m/s (cấp 10) xảy ra vào ngày 09 tháng 12 năm 1993 do ảnh hưởng của bão số 11 (tên quốc tế là Lola). Gió mạnh thường gây ra những thiệt hại như đổ vỡ công trình xây dựng, nhà ở, kho tàng, cây cối... Vì vậy, khi thiết kế các công trình cần phải tính toán mức bảo đảm an toàn, với khả năng có thể xảy ra tốc độ gió mạnh nhất ứng với các khoảng thời gian nhất định.

Chủ đề