Hướng dẫn viết bản kiểm điểm đảng viên Informational, Transactional

Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người đã được quy định rõ trong Hiến pháp. Không những thế, những hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống gia đình, gây bức xúc đối với toàn xã hội. Vậy, đối với hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa

Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình?

Để bảo vệ vấn nạn này, Luật phòng chống bạo lực gia đình được ban hành ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008. Luật ưu tiên bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. Luật quy định các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình gồm:

– Quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

– Quyền yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc (Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân);

– Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

– Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định;

Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ 01/01/2015) cũng có những quy định cấm bạo lực gia đình (đối với cả 2 bên, không phải chỉ riêng phụ nữ), theo điểm h khoản 2 Điều 5 thì hành vi bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị cấm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 qui định về hình thức xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

– Xử phạt hành chính

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình tại Điều 49 quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  2. Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

– Xử lý hình sự:

Về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm[…]

Về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự:

“1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  1. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  2. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
  3. Đối với 02 người trở lên.”

Hay là Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật hình sự:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  2. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  1. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  2. Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Trên thực tế, không ai mong muốn hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, không muốn chứng kiến cảnh người thân của mình rơi vào vòng lao lý. Do vậy, trước khi nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng cần phải nhìn nhận lại vấn đề để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất, có tình nhất. Người bị bạo hành có thể nhờ vào sự hòa giải, tác động của chính quyền địa phương; Chỉ nên sử dụng pháp luật như là biện pháp giải quyết cuối cùng.

Đăng ký tạm trú tạm vắng hết báo nhiêu tiền?

+ Nếu công dân nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp thì mức lệ phí phải nộp là 15.000 đồng/lần đăng ký; + Nếu công dân nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến thì mức lệ phí phải nộp là 7.000 đồng/lần đăng ký.

Đăng ký tạm trú online báo lâu có kết quả?

Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký tạm trú online là 03 ngày làm việc. Trên đây là hướng dẫn đăng ký tạm trú online thông qua cổng dịch vụ công của Bộ Công an.

Đăng ký tạm trú trực tuyến như thế nào?

Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú trên VNeID.

Bước 1: Vào App VNeID..

Bước 2: Lựa chọn “Thông báo lưu trú”.

Bước 3: Tạo mới yêu cầu đăng ký lưu trú.

Bước 4: Cung cấp đầy đủ thông tin về "Cơ quan công an thực hiện".

Bước 5: Lựa chọn loại hình cư trú.

Bước 6: Chọn cơ sở lưu trú.

Bước 7: Chọn “tiếp tục” để thực hiện quá trình..

Làm sao để biết mình đã đăng ký tạm trú?

- Truy cập trang web hoặc ứng dụng di động của cơ quan quản lý cư trú hoặc cơ quan chính phủ có thẩm quyền. - Tìm mục "Tra cứu đăng ký tạm trú" hoặc "Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú." - Nhập thông tin xác thực như số hồ sơ đăng ký tạm trú hoặc số CMND của người đăng ký.