Hướng dẫn thực hành tiếng việt lớp 3

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

NGHĨA CỦA TỪ

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, nhờ biết được gia là “nhà”, tài là “của cải”, có thể suy đoán được gia tài là “của cải riêng của một người hay một gia đình”.

Vận dụng cách trên để suy đoán nghĩa của các từ ngữ sau: gia tiên, gia truyền, gia cảnh, gia sản, gia súc

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các từ in nghiêng để giải nghĩa cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Nghĩa của các từ đã cho:

- Gia tiên: Gia trong nghĩa gia đình, còn tiên  tổ tiên. Gia tiên  thế hệ đầu tiên khai sinh ra dòng họ, gia tộc.

- Gia truyền: Gia là nhà, truyền là để lại. Gia truyền là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình. 

Gia cảnh: Gia là nhà, cảnh là cảnh ngộ, hoàn cảnh. Gia cảnh là hoàn cảnh khó khăn của gia đình.

- Gia sản: Gia là nhà, sản là tài sản. Gia sản là tài sản của gia đình.

- Gia súc: Gia là nhà, súc là các loài động vật như dê, cừu, trâu, bò, lợn, thỏ... Gia súc là một hoặc nhiều loài động vật có vú đã được con người thuần hóa, nuôi với mục đích sản xuất ra hàng hóa

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, khi đọc câu: “Cô chị rất khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu.” Có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là không khéo léo, nghĩa là vụng về.

Đọc những đoạn trích sau, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm. Lí giải cách suy đoán của em để biết được nghĩa của các từ ngữ đó.

a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

c. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

d. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu đã cho, chú ý từ ngữ in đậm và giải nghĩa cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm:

a. Hiện nguyên hình: bộ mặt thật, hình hài vốn có.

b. Vu vạ: làm ra chuyện xấu xa rồi đổ oan cho người khác.

c. Rộng lượng: cảm thông, dễ tha thứ với người có sai lầm, lầm lỡ

d. Bủn rủn: cử động không nổi nữa, chân tay rã rời

Câu 3

Video hướng dẫn giải

CỤM TỪ

Câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tìm từ ngữ có nghĩa tương đồng để thay thế cho những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:

a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

b. Còn Lý Thông hí hửng đem thủ cấp của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

c. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuần tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thuỷ Tề.

d. Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

Phương pháp giải:

Xác định nghĩa của những từ in đậm sau đó tìm từ ngữ phù hợp để thay thế.

Lời giải chi tiết:

Những từ có nghĩa tương đồng để thay thế cho các từ ngữ in đậm trong các trường hợp đã cho là:

a.

- khỏe như voi: khỏe như vâm.

- lân la: mon men

- gạ: gạ gẫm.

b. hí hửng: tí tởn

c. khôi ngô tuấn tú: sáng sủa, thông minh

d.

- bất hạnh: không may mắn

- buồn rười rượi: buồn phiền

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong tiếng Việt có thành ngữ Niêu cơm Thạch Sanh. Căn cứ vào truyện Thạch Sanh, hãy suy đoán nghĩa của thành ngữ trên. Em biết những thành ngữ nào khác được hình thành từ nội dung của các truyện kể?

Phương pháp giải:

Nhớ lại các truyện em đã đọc, chủ yếu là truyện dân gian và tìm các thành ngữ tương tự.

Lời giải chi tiết:

- Trong tiếng Việt có thành ngữ niêu cơm Thạch Sanh. Căn cứ vào truyện Thạch Sanh, suy đoán nghĩa của thành ngữ là: niêu cơm ăn mãi không hết, vật thần kì, lạ thường.

- Những thành ngữ cũng được hình thành từ nội dung của các truyện kể: đẽo cày giữa đường, đàn gảy tai trâu, ở hiền gặp lành, hiền như bụt, đẹp như tiên… 

Trụ sở chính: Tòa nhà Viettel, Số 285, đường Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Tiki nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, chưa hỗ trợ mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc trung tâm xử lý đơn hàng

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0309532909 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 06/01/2010 và sửa đổi lần thứ 23 ngày 14/02/2022

© 2022 - Bản quyền của Công ty TNHH Ti Ki

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Tập 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

* Biện pháp tu từ

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Hình ảnh “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho: 

+ thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn. 

+ những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí 

+ những cám dỗ ở đời. 

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng” đã mở ra một không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh: ánh sáng chan hòa trong khắp không trung, dát vàng lên vạn vật, qua đó gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian. 

- Vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc”. Biện pháp tu từ ẩn dụ ở đây đã mĩ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như một chiếc đĩa làm bằng bạc. 

→ Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh sánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống. 

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: 

+ Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. 

+ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 

- Điệp ngữ “lăn” vừa có ý nghĩa tả thực hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác, vừa gợi hình tượng những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát. Từ đó gợi lên hình ảnh em bé vô tư, hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con. 

* Dấu câu 

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lời trực tiếp trong bài thơ là của em bé và của những người “trên mây”, những người “trong sóng”. 

- Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp là dấu ngoặc kép. 

* Đại từ 

Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài “Mây và sóng” dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”, là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều. 

Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Một số đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều khác như: “chúng mình”, “chúng tao”, “bọn tao”,… 

+ Các đại từ: “bọn tao”, “chúng tao” có sắc thái tình cảm không phù hợp vì thế không thể dùng để thay thế cho “bọn tớ”. 

+ Các đại từ khác như: “chúng ta”, “chúng tôi”, “chúng mình”, “chúng tớ”,… tuy ít nhiều có sự khác nhau nhưng vẫn có thể dùng để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch tiếng Việt của bài “Mây và sóng”. 

- Sự khác nhau giữa các nhóm đại từ: 

+ chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, bọn tớ, bọn tao: 

+ chúng ta, chúng mình, bọn mình: người nói có ý nói đến nói đến cả người nghe – người đối thoại. 

- Đôi khi “chúng mình”, “bọn mình” được dùng như nhóm 1.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề