Hướng dẫn sử dụng van khóa nước Informational, Transactional

(HNMCT) - Dịch bệnh và giãn cách khiến cho hoạt động xuất bản chịu nhiều ảnh hưởng. Văn học năm 2021 cũng chìm lắng hơn so với mọi năm. Nhưng dù khó khăn bủa vây, các đơn vị xuất bản vẫn nỗ lực tiếp cận độc giả bằng nhiều “lá bài”, trong đó có xu hướng tái bản các tác phẩm kinh điển.

Hướng dẫn sử dụng van khóa nước	Informational, Transactional

Nắm bắt nhu cầu độc giả, nhiều đơn vị xuất bản đã “làm mới” các tác phẩm kinh điển.

Nhìn lại một năm của văn học Việt, Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Văn học Nguyễn Anh Vũ cho rằng, năm 2021 có sự cân bằng lại giữa các thể loại văn chương. Không còn nữa sự “lên ngôi” của mảng sách tản văn, du ký mà các tác phẩm tốt ở các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện ngắn... được độc giả quan tâm hơn so với những năm trước. Ở mảng sách văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài đều có những tác phẩm vốn kén độc giả nhưng khi ra thị trường lại được đón nhận nhiệt tình.

Song hành với chất lượng đọc được nâng cao là sự trở lại của các tác phẩm kinh điển. Vài năm gần đây, cái mác best-seller (sách bán chạy) luôn cuốn hút độc giả ngay từ cái nhìn đầu tiên, thì bây giờ người ta ngày càng quan tâm hơn đến long-seller (sách bán được lâu dài). Đó cũng là một phần lý do làm nên sự trở lại của các tác phẩm kinh điển, dù của nước ngoài hay của Việt Nam. Nắm bắt nhu cầu độc giả, nhiều đơn vị xuất bản cùng “lao” vào cuộc chạy đua “làm mới” tác phẩm kinh điển với các tủ sách như “Việt Nam danh tác”, “Tủ sách kinh điển”, “Tủ sách trăm năm Nobel”, “Tủ sách danh tác”...

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng bộ môn Văn học nước ngoài và nghiên cứu so sánh, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thị trường sách dịch hiện nay rất phong phú, nhiều bộ sách kinh điển vắng bóng trên thị trường nhiều năm nay đã được tái bản lại. Điều này đặc biệt hữu ích bởi đây là nguồn tư liệu dạy và học trong nhà trường, nhất là với bậc đại học.

Việc tái bản các tác phẩm nổi tiếng một thời trong năm vừa qua không đơn thuần là làm mới về hình thức cho các tác phẩm, mà điều thu hút độc giả là sự “làm mới” về mặt nội dung như đối chiếu và hiệu chỉnh bản dịch cũ, thay đổi người dịch, bổ sung nội dung ấn bản mới đầy đủ hơn và in kèm minh họa của nguyên tác. Một số tác phẩm kinh điển thậm chí được vài đơn vị cùng xuất bản, và độc giả so sánh rất kỹ từ hình thức bìa đến chất lượng của mỗi bản dịch.

Có thể nói, độc giả ngày nay có trình độ ngoại ngữ tốt, tiếp cận nhanh và rộng với các nền văn hóa trên thế giới nên họ cũng đòi hỏi những bản dịch sát với nguyên gốc, tên riêng được viết đúng theo ngôn ngữ gốc thay vì phiên âm. Bởi thế, "làm lại" những tác phẩm kinh điển vẫn là mảnh đất tiềm năng.

Hướng dẫn sử dụng van khóa nước	Informational, Transactional

Với các danh tác Việt Nam, các ấn bản mới được khôi phục dựa theo bản in của năm xuất bản trước mà đơn vị làm sách lựa chọn theo tiêu chí riêng. Biên tập viên Hải Đăng của NXB Trẻ cho rằng: “Ngoài việc đãi cát tìm vàng phát triển đội ngũ viết mới thì việc in lại, đọc lại các tác phẩm kinh điển cũng là một cách tiếp cận hay, đem đến cho người đọc giá trị văn chương một thời đã được đánh giá cao”. Bởi rất nhiều tác phẩm, có thể với những người chuyên nghiệp đã không còn xa lạ, nhưng vẫn còn mới mẻ với nhiều độc giả trẻ. Tương tự, có nhiều tác phẩm hay nhưng từ rất lâu rồi không xuất hiện trên thị trường. Việc tái bản các tác phẩm kinh điển một cách có hệ thống sẽ góp phần định hướng đọc cho độc giả, giúp họ tiếp cận giá trị văn chương đích thực của Việt Nam cũng như thế giới.

Sự trở lại của các tác phẩm kinh điển tuy sôi động trong năm vừa qua, nhưng phía các đơn vị làm sách cũng như độc giả vẫn mong chờ những tác phẩm văn chương mới có ý nghĩa. Thực tế từ một số giải thưởng sách năm vừa qua cho thấy, nhiều tác phẩm được trao giải là những tác phẩm đã được đông đảo độc giả đón nhận như “Đi trốn”, “Tết là nhất, nhất là Tết”, “Súng, vi trùng và thép”...

* Hôm rồi nhân nói chuyện văn thơ Hán Nôm, một cụ đọc hai câu “Hải ánh vân nhi tự xuân/ Vân chiếu hải nhi sinh bạch” rồi nói là nằm trong một tác phẩm cổ xưa nhất của Việt Nam. Chúng tôi tìm mãi mà chưa thấy xuất xứ hai câu này, rất mong được quý báo giải đáp giùm. (Trần Văn Ngọc, quận Thanh Khê, Đà Nẵng).

- “Hải ánh vân nhi tự xuân/ Vân chiếu hải nhi sinh bạch” (Biển phản ánh bóng mây mà tự thấy lòng xuân/ Mây soi chiếu vào biển mà thêm trong trắng). Hai câu này nằm trong bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” (Mây trắng rọi biển xuân) được tác giả Khương Công Phụ, sáng tác vào thế kỷ thứ VIII. Tác phẩm được nhiều học giả đánh giá là tuyệt tác, áng văn bất hủ; được xem là tác phẩm văn học cổ nhất của tác giả Việt Nam. Tiểu sử của Khương Công Phụ được trang vansu.vn cho biết như sau: Ông là danh sĩ trong đời Bắc thuộc lần thứ III, tự Khâm Văn, quê ở huyện An Định, quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay).

Hướng dẫn sử dụng van khóa nước	Informational, Transactional

Đời Đường Đức Tông, ông sang Trung Quốc dự thi, đỗ tiến sĩ, rồi được bổ sung chức Thập di. Mỗi khi triều kiến, ông tâu đối phân minh, khiến các quan Trung Quốc đều phục.

Ông thường khuyên Đức Tông nên giết viên Tiết độ sứ Châu Tỷ đề trừ hậu hoạn. Đức Tông không nghe. Kịp khi Châu Tỷ dấy binh đánh phá. Đức Tông phải chạy ra Phụng Thiên, mới nhận ra ông là người tinh tế, bèn phong ông làm Gián nghị Đại phu, Đồng bình chương sự.

Khi công chúa Đường An từ trần, Đức Tông toan làm lễ chôn cất trọng hậu, ông dâng sớ can ngăn mấy lần làm vua phật ý. Bọn gian thần ghét ông, nhân cơ hội gièm pha. Ông bị giáng làm Tả thứ sử, rồi lại đổi ra làm Biệt giá ở Truyền Châu (phụ tá Thứ sử ở Truyền Châu).

Đến đời Thuận tông, cất nhắc ông làm Thứ sử Truyền Châu. Chẳng bao lâu thì ông mất, khoảng năm Ất dậu 805. Ông là tác giả bài phú Bạch vân chiếu xuân hải nổi tiếng.

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, dưới triều vua Đường Đức Tông (780-803), Khương Công Phụ sang Trường An dự thi và đỗ đầu, được xếp hàng đầu trong danh sách 8 sĩ tử của 8 quận đất Giao Châu về dự thi. Đặc biệt, trong kỳ thi này, em trai của ông là Khương Công Phục cũng đỗ tiến sĩ.

Theo sách đã dẫn, Khương Công Phụ (731-805) tự là Đức Văn, người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra, lớn lên trong thời Bắc thuộc, Khương Công Phụ sang kinh đô Trường An của nhà Đường (Trung Quốc) tham gia thi tuyển chọn tiến sĩ và đỗ đầu (trạng nguyên). Sau khi đỗ đạt, ông tham gia làm quan dưới thời Đường. Ngày nay, quê ông vẫn còn đền thờ.

Khương Công Phụ vốn tính cương trực, thẳng thắn, không sợ kẻ cường quyền. Đến vua Đường làm sai, ông cũng mạnh dạn góp ý, can ngăn. Trong khi đó, các quan đại thần là người Hán trong triều nhà Đường không dám làm điều này.

Về sáng tác của Khương Công Phụ trang kienthuc.net.vn cho biết, sinh thời, ông sáng tác rất nhiều. Rất tiếc đến nay, các tác phẩm của ông đã thất lạc hết, chỉ còn 2 bài thơ được lưu trong trong Toàn Đường văn, quyển 446, gồm: “Bạch vân chiếu xuân hải” và “Đối cực ngôn trữ gián sách”. Trong đó, bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” có tổng cộng 323 chữ.