Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bài viết hướng dẫn chi tiết cách đăng ký nhãn hiệu có video hướng dẫn cách làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Hướng dẫn bao gồm 04 bước: Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ; Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu; Bước 3: Soạn thảo tờ khai; Bước 4: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu; Bước 5: Theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Video hướng dẫn cách làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Phân nhóm

Sử dụng bản phân loại Nice 11, để phân nhóm chính xác các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu vào các nhóm theo quy định. Bảng Nice được chia làm 45 nhóm trong đó nhóm 1-34 là nhóm hàng hoá (sản phẩm) và nhóm 35-45 là nhóm dịch vụ. Có thể sử dụng công cụ https://checks.vn/nice để tra cứu nhóm cho sản phẩm, dịch vụ.”,

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Truy cập vào cơ sở dữ liệu online của Cục sở hữu trí tuệ IPLIB. Sử dụng các câu lệnh phù hợp để tiến hành tra cứu và tìm các nhãn hiệu đối chứng (các nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đang dự định đăng ký. Từ đó đánh giá được tỉ lệ phần trăm thành công (được bảo hộ) nếu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT.”,

Bước 3: Soạn thảo tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu yêu cầu được làm thành 02 bản. Trong đó cần chú ý tới màu sắc của nhãn hiệu, tính phí chính xác. Mẫu nhãn hiệu không được lớn hơn 8 cm x 8 cm. Phần mô tả nhãn hiệu yêu cầu cần lột tả được các thông tin nhìn thấy của nhãn hiệu: ý nghĩa, cấu tạo từ, màu sắc (nếu có) “,

Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hướng dẫn cách đăng ký nhãn hiệu

Bước 4: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu”,

Sử dụng máy tính có kết nối internet để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Trước khi nộp đơn đăng ký lưu ý kiểm tra lại các thông tin trong tờ khai, trong giấy uỷ quyền và trong các tài liệu khác cần thống nhất với nhau.”,

Bước 5: Theo dõi tình trạng hồ sơ

Người nộp đơn có thể truy cập vào công báo trực tuyến của cục sở hữu trí tuệ NOIP để theo dõi tình trạng hồ sơ của mình, hoặc gọi điện theo số 0972 817 669 để được hỗ trợ cập nhật tình trạng hồ sơ. Cần nhớ các mốc thời gian: chấp nhận hợp lệ hình thức đơn (1 tháng sau ngày nộp đơn), công bố đơn (2 tháng sau ngày hợp lệ), kết quả thẩm định hồ sơ đơng (14-18 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ). Người nộp đơn cần chủ động thông báo cho Cục sở hữu trí tuệ khi có sự thay đổi địa chỉ, số điện thoại liên lạc

Người nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư này với các lưu ý sau đây:

Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận);

Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:

  • Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
  • Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
  • Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hóa, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn phải theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt quy định tại điểm 39 của Thông tư 01/2017/TT-BKHCN.

Đối với nhãn hiệu chứng nhận, người nộp đơn phải mô tả tóm tắt trong tờ khai đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu (các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu).

Trong tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó theo các quy định sau đây:

  • Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;
  • Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;
  • Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;
  • Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.

Phần “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Trang thứ 01

Dấu nhận đơn

Người nộp đơn để giành cho cơ quan đăng ký.

Nhãn hiệu

Mẫu nhãn hiệu

  • Dán mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá khổ 80 x 80 mm;
  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ, nếu không mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
  • Loại nhãn hiệu cần đăng ký
  • Đánh dấu (X) nếu nhãn hiệu cần đăng ký là nhãn hiệu của tổ chức tập thể các doanh nghiệp dành cho các thành viên sử dụng theo quy chế do tập thể đó quy định.
  • Đánh dấu (X) nếu nhãn hiệu cần đăng ký trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác mà chính mình đã được đăng ký cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên kết với nhau.
  • Đánh dấu (X) nếu nhãn hiệu cần được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận.

Mô tả nhãn hiệu

  • Màu sắc phải trình bày theo đúng màu sắc cần bảo hộ, nếu nhãn hiệu không có màu sắc thì trình bày theo dạng đen trắng.
  • Mô tả rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu:
  • Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;
  • Các từ ngữ không phải là Tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra Tiếng Việt nếu có nghĩa;
  • Mô tả dạng hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ;
  • Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.

Chủ đơn

  • Tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nộp đơn theo thông tin ghi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Ngoài ra còn phải cung cấp thông tin liên lạc như số điện thoại, email, fax.
  • Đánh dấu (X) vào ô phù hợp và ghi tên, địa chỉ của cá nhân lập tờ khai. Nếu chủ đơn chính là người lập tờ khai thì không cần điền vào ô này.

Đại diện của chủ đơn

  • Đánh dấu (X) vào ô là người đại diện theo pháp luật cua chủ đơn nếu là người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.
  • Đánh dấu (X) vào ô là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn nếu là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện hành nghề có Giấy ủy quyền của Chủ đơn.
  • Đánh dấu (X) vào ô là người khác được ủy quyền của chủ đơn nếu cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng đầu chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức nước ngoài.

Chủ đơn/Đại diện của chủ đơn ký tên: Chữ ký của người lập Tờ khai ký tên xác nhận các thông tin đã cung cấp là chính xác.

Trang thứ 02

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

  • Đánh dấu (X) vào ô tương ứng với loại yêu cầu hưởng, đồng thời điền thông tin như số đơn, ngày nộp đơn và nước nộp đơn theo yêu cầu của cột bên.
  • Để trống nếu không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Phí, lệ phí

  • Dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn đăng ký để tích vào từng yêu cầu của tờ khai đăng ký.
  • Thông thường sẽ tích vào các ô sau: Lệ phí nộp đơn, lệ phí công cố đơn, phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ, phí thẩm định nội dung cho các nhóm hàng hóa/dịch vụ.
  • Chủ có thể kê khai các loại phí này theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC và Thông tư 263/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Cuối trang, cá nhân lập tờ khai (chủ đơn /đại diện của chủ đơn) sẽ phải ký tên xác nhận.

Trang thứ 03

Các tài liệu có trong đơn

  • Đánh dấu (X) vào ô tương ứng với những tài liệu có trong hồ sơ nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và điền các thông tin theo yêu cầu.
  • Chỉ điền những loại giấy tờ có trong hồ sơ (chuyên viên của Cục sẽ kiểm tra kĩ phần này).
  • Các tài liệu tối thiểu mà cần phải có trong hồ sơ gồm: tờ khai đăng ký nhãn hiệu; mẫu nhãn hiệu; chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp cho Cục Sơ Hữu trí tuệ.

Cuối trang, cá nhân lập tờ khai (chủ đơn /đại diện của chủ đơn) sẽ phải ký tên xác nhận.

Trang thứ 04

Danh mực và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

Liệt kê hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và cần được phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế và hành hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ, theo tuần tự từ nhóm có số thứ tự thấp đến nhóm có số thứ tự cao.

Mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận

  • Chỉ mô tả đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận.
  • Người nộp đơn phải mô tả tóm tắt trong tờ khai các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Cam kết của chủ đơn

Chữ ký và ghi rõ họ tên của cá nhân lập tờ khai. Nếu cá nhân lập tờ khai là người thay mặt Tổ chức là chủ đơn thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của Tổ chức đó.

Ghi số sang bố sung tiếp theo, nếu có.

Trang thứ 05

  • Tờ khai còn có 1 trang dành cho các chủ đơn khác nếu đơn có hai chủ đơn trở lên.
  • Các chủ đơn khác phải ghi rõ tên và địa chỉ cùng thông tin liên lạc theo mẫu có sẵn.
  • Các tài liệu bổ trợ nếu có cũng sẽ được kê khai tại trang này và phải ghi rõ tên cùng số trang tài liệu kèm theo đó.
  • Cuối trang, cá nhân lập Tờ khai sẽ phải ký tên xác nhận.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tận tình nhất!

Bài viết liên quan

Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

TS.LS. Đỗ Thị Thu Hà

09 33 11 33 66 (Zalo, Viber, Whatsapp)

TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

Hướng dẫn ghi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Luật sư Đồng Văn Thức

09 61 67 55 66 (Zalo, Viber, Whatsapp)

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Văn phòng tại Hà Nội:

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

  1. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh