Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Bất kể ai khi đi xin việc đều cần chuẩn bị cho mình bản Cv xin việc, đây là bản giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên. Đồng thời cũng là hình thức “PR bản thân” hiệu quả dành cho các ứng viên. Tuy nhiên, làm thế nào đã biết CV của mình đã đầy đủ các thông tin cần thiết chưa? Cần lưu ý gì khi tạo CV xin việc? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu hướng dẫn viết CV xin việc cho mọi ngành nghề ngay dưới đây nhé.

1. CV là gì?

CV (Curriculum Vitae) là một bản tóm tắt, giới thiệu tổng quát về ứng viên. CV xin việc sẽ bao gồm các thông tin như: thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, kỹ năng,... Vì thế, CV được coi là bản “PR bản thân” của ứng cử viên gửi đến nhà tuyển dụng. Đây cũng được coi là bước đầu tiên để ứng cử viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Một bản CV chuẩn sẽ là cơ ở để nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí làm việc nhất định. Do đó, đòi hỏi ứng viên cần thật chỉn chu, chuyên nghiệp để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Xem thêm: CÁCH VIẾT CV CHUẨN, CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

2. Vai trò của CV khi đi xin việc

Thực tế, CV là bản tóm tắt tổng quát về ứng viên, vô cùng cần thiết mỗi khi đi xin việc. Tuy nhiên, vai trò của CV khi đi xin việc là gì? Tại sao ứng viên cần chuẩn bị CV khi đi xin việc? Hãy cùng Langmaster khám phá ngay dưới đây nhé.

2.1 Đối với ứng viên

Đối với ứng viên, CV bao gồm các thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc thể hiện năng lực của ứng viên trong các lĩnh vực nhất định. Vì thế, CV được coi là “công cụ PR” của các ứng cử viên, giúp ứng viên có thể trình bày các kinh nghiệm, khả kỹ năng của mình. Từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, là yếu tố then chốt giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn.

Vì vậy, một bản CV chỉn chu sẽ giúp ứng viên có thẻ quảng bá bản thân với nhà tuyển dụng một nhanh chóng và hiệu quả.

2.2 Đối với nhà tuyển dụng

Ngược lại, đối với nhà tuyển dụng thì CV sẽ là một hình thức để nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực ứng viên, lựa chọn ứng viên phù hợp cho vị trí đang ứng tuyển. Bởi thực tế, khi tuyển dụng bất kỳ một vị trí nào thì nhà tuyển dụng đều sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ ứng tuyển, bao gồm nhiều kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm.

Lúc này thì với bản CV, các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá được năng lực của ứng viên, tìm được người phù hợp một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn.

Xem thêm:

\=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV CHO SINH VIÊN THỰC TẬP CHI TIẾT A - Z

\=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC GIÁO VIÊN CHUẨN, CHI TIẾT NHẤT

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

3. Sự khác biệt giữa CV, Cover Letter và Resume là gì?

Thực tế, vẫn còn rất nhiều bị nhầm lẫn giữa CV, Cover Letter và Resume, bởi đều được coi là sơ yếu lý lịch cần thiết, các thông tin cơ bản của ứng viên khi đi xin việc. Tuy nhiên, giữa CV, Cover Letter và Resume đều mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

CV

Cover Letter

Resume

Về độ dài

1 - 2 trang

1 trang

1 trang

Nội dung

Giới thiệu ngắn gọn về thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn.

Nội dung thường bao gồm giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc, các mục tiêu tương lai.

Trình bày ngắn gọn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc hoặc các kỹ năng liên quan.

Mục đích sử dụng

Sử dụng trong đa dạng các tình huống như: đi xin việc, xin học bổng, xin thực tập

Thường sử dụng gửi kèm cùng hồ sơ xin việc ( CV hoặc Resume)

Ứng tuyển xin việc

4. Các nội dung tiêu chuẩn cần có trong một CV xin việc

Đối với một bản CV xin việc tiêu chuẩn thì cần những nội dung gì? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu hướng dẫn viết CV xin việc chi tiết ngay dưới đây nhé.

4.1 Thông tin cá nhân

Khi viết CV xin việc thì thông tin cá nhân là một phần quan trọng không thể thiếu. Thông tin cá nhân trong một bản CV cơ bản sẽ bao gồm: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, email.

Một điều lưu ý là nên điều các thông tin cá nhân thật ngắn gọn và chính xác. Bởi nhà tuyển dụng sẽ liên lạc, hẹn phỏng vấn hoặc thông báo đậu phỏng vấn qua cac thông tin cá nhân này. Vì thế, cần chắc chắn các thông tin này chính xác 100% nhé.

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Các nội dung tiêu chuẩn cần có trong một CV xin việc

4.2 Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng, đích đến sự nghiệp mà ứng viên mong muốn đạt được, thường sẽ dài khoảng 150 – 200 từ. Và bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn khác nhau. Tuy nhiên, phần này lại bị rất nhiều bạn không coi trọng, mà thường viết qua loa hoặc copy trên mạng. Chính điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng “loại” CV của bạn.

Vì thế, bạn nên trình bày rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của mình. Lưu ý không nên đặt ra các mục tiêu quá cao hoặc không rõ ràng. Thay vào đó, nên trình bày một cách tự tin về năng lực bản thân, thể hiện ý chí và mong muốn gắn bó với công việc, doanh nghiệp.

Xem thêm: MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG CV

4.3 Trình độ học vấn

Khi viết CV xin việc thì một phần bắt buộc nên có nữa chính là trình độ học vấn. Ở mục này, bạn cần ghi rõ về các trường học, chuyên ngành, thời gian học và GPA. Tại mục này, bạn nên ghi về bậc học cao nhất của mình, đừng quên liệt kê thêm các thành tích, giải thưởng đạt được trong quá trình học tập (nếu có).

Ngoài ra, để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn có thể liệt kê thêm các dự án, chương trình nghiên cứu, các khóa học nghiệp vụ, chuyên môn khác nhé.

4.4 Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là mục quan trọng trong CV, là phần mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá ứng cử viên có phù hợp với vị trí làm việc đó không. Thông thường, ở mục này nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến vị trí công việc trước đây của bạn, thời gian bạn làm việc ở các công ty đó.

Vì thế, bạn nên liệt kê các công việc mình đã từng làm, liệt kê theo thời gian ngược, thời gian làm việc ở công ty gần nhất trở về sau. Một điều cần lưu ý nữa là nếu bạn nhảy việc quá nhiều, thời gian gắn bó với mỗi doanh nghiệp ngắn cũng là “điểm trừ” trong mắt nhà tuyển dụng đó.

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Các nội dung tiêu chuẩn cần có trong một CV xin việc

4.5 Kỹ năng

Ngoài kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cũng là phần để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên của mình. Bạn nên liệt kê các kỹ năng liên quan đến vị trí mà mình tuyển dụng. Bao gồm: tin học văn phòng, kỹ năng mềm, photoshop,... Thông qua các kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ xem xét, đánh giá trình đồ và năng lực của ứng viên.

Xem thêm: TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG TRONG CV GIÚP CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG

4.6 Hoạt động

Một phần nữa không thể thiếu trong CV xin việc của bạn chính là các hoạt động khác. Dù là sinh viên mới ra trường hoặc người có nhiều kinh nghiệm thì đây vẫn là mục vô cùng cần thiết. Bạn nên liệt kê về các hoạt động ngoại khóa, dự án mà bạn tham gia. Nên trình bày chi tiết về các hoạt động, vị trí bạn đảm nhiệm, quy mô dự án,... Những hoạt động này sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy, bạn là một người năng động, nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng.

4.7 Chứng chỉ, giải thưởng (nếu có)

Trong quá trình học tập, làm việc bạn đạt được các chứng chỉ, giải thưởng liên quan đến vị trí mà mình ứng tuyển thì cũng hãy liệt kê vào CV xin việc nhé. Bởi nó không chỉ chứng tỏ về năng lực của bạn mà còn thể hiện bạn là một người ham học hỏi, luôn cố gắng nâng cao trình độ của bản thân. Đây sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng đó nhé.

4.8 Người tham chiếu

Người tham chiếu sẽ là quản lý dự án, trưởng phòng hoặc giám đốc của công ty cũ của bạn. Đây đều là người là việc trực tiếp với bạn, đánh giá được năng lực, kinh nghiệm của bạn. Vì thế, việc thêm thông tin người tham chiếu sẽ giúp cho chiếc CV của bạn được chuyên nghiệp, đáng tin cậy hơn.

Tuy nhiên, nếu không có người tham chiếu thì hoàn toàn có thể bỏ qua mục này, tuyệt đối không được “fake thông tin” bởi nhà tuyển dụng có thể liên lạc công ty cũ để kiểm tra độ chính xác. Nếu kiểm tra thông tin sai lệch, thì CV của bạn sẽ hoàn toàn bị loại, có thể bị cho vào danh sách blacklist của doanh nghiệp đó.

Xem thêm: NGƯỜI THAM CHIẾU TRONG CV LÀ GÌ? LƯU Ý KHI CHỌN NGƯỜI THAM CHIẾU

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Các nội dung tiêu chuẩn cần có trong một CV xin việc

4.9 Sở thích

Một mục nữa nên có trong CV của bạn chính là sở thích. Bạn nên liệt kê khoảng 1 - 3 sở thích, tuy nhiên chỉ nên liệt kê các sở thích liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp. Giúp CV của bạn nổi bật, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.

5. Hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường

Đối với sinh viên, các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì sẽ không biết viết gì trong CV để gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Vậy thì hãy cùng Langmaster tìm hiểu hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường ngay dưới đây nhé:

  • Ưu tiên liệt kê các hoạt động nổi bật: Thông thường, sinh viên mới ra trường sẽ không có kinh nghiệm làm việc. Vậy làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể ghi điểm bằng các hoạt động xã hội, các sự kiện mà bạn tham gia. Đây sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người năng động, làm việc nhóm hoặc nhiệt tình với công việc hay không?
  • Bổ sung các kỹ năng, khóa học chuyên môn: Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì đừng quên “nâng cấp” bản thân bằng những khóa học chuyên môn hoặc kỹ năng đa dạng như: tin học văn phòng, photoshop, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,... Để thu hút nhà tuyển dụng nhé.
  • Sở thích cá nhân: Đây có lẽ mà mục thông tin thêm nhưng cũng vô cùng quan trọng đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các sở thích nổi bật liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển, phù hợp với văn hóa công ty mà bạn ứng tuyển nhé.

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường

Với những người có kinh nghiệm làm việc thì sẽ dễ dàng viết khi CV hơn. Tuy nhiên, làm sao để tạo CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tạo điểm nhấn bằng kinh nghiệm làm việc, kỹ năng: Thông thường, những người đã đi làm, có kinh nghiệm thì đều có năng lực, kỹ năng chuyên môn nhất định. Vì thế, hãy tạo điểm nhấn cho chiếc CV của bạn với những kỹ năng nổi bật đó. Và một tips nho nhỏ là bạn nên liệt kê các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn nhé.
  • Liệt kê các thành tích đạt được: Đừng chỉ viết những kinh nghiệm mà hãy chứng minh năng lực của bạn qua các thành tích đạt được, những dự án cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn tự tin, chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.
  • Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, chuyên nghiệp: Thực tế, những người đã từng đi làm, có kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ đặt kỳ vọng khá nhiều ở mục tiêu, về định hướng trong nghề nghiệp. Vì thế, để chinh phục nhà tuyển dụng thì bạn cần đặt các mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn rõ ràng, thể hiện được mong muốn gắn bó của bạn. Tuy nhiên, mục tiêu cũng không nên quá cao lớn, viển vông so với thực tế nhé.

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Hướng dẫn viết CV cho người có kinh nghiệm

7. Những lưu ý cần tránh khi viết CV xin việc

Bên cạnh những hướng dẫn viết CV xin việc ở trên thì khi viết CV bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

7.1 Mắc các lỗi về chính tả

Mắc lỗi về chính tả là một lỗi cơ bản nhưng lại nhiều bạn mắc phải khi viết CV. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả hoặc không tôn trọng doanh nghiệp của họ. Vì thế, sau khi hoàn thành CV thì bạn nên kiểm tra lại CV thật kỹ trước khi nộp nhé.

7.2 Trình bày quá dài dòng, lan man

Thông thường, một bản CV sẽ tóm gọn trong khoảng 1 tờ A4. Do nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để đọc hết tất cả những gì bạn viết trong CV, là chỉ đọc lướt qua. Chính vì thế, khi trình bày thì bạn không nên quá lan man, dài dòng. Thay vào đó, chỉ nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng và tóm tắt được những thông tin quan trọng.

Nếu CV của bạn quá dài dòng thì sẽ dễ khiến bị rối mắt hoặc gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Những lưu ý cần tránh khi viết CV xin việc

7.3 Ảnh trong CV không phù hợp

Một điều vô cùng nhỏ nhưng cũng khiến cho chiếc CV của bạn thiếu chuyên nghiệp, đó chính là sử dụng hình ảnh không phù hợp trong CV. Có rất nhiều bạn sử dụng các hình ảnh selfie, hình ảnh chụp sống ảo hoặc các bình ảnh không rõ mặt. Gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Chính vì thế, bạn nên ưu tiên sử dụng các hình ảnh chân dung, hình ảnh rõ, cận mặt nhé.

7.4 Nói quá, phô trương về năng lực làm việc

Khi trình bày về kinh nghiệm, năng lực của bản thân thì bạn nên tránh việc nói quá, phô trương về mình. Mặc dù Cv được coi là bản “PR bản thân” nhưng bạn nên liệt kê đúng về những gì mình đạt được, những năng lực của mình. Tại sao ư? Vì nếu quá tự mãn, không có sự khiêm tốn sẽ khiến cho bạn không nhận được sự đánh giá cao của các nhà tuyển dụng.

Đồng thời, nếu bạn phô trương quá về năng lực làm việc của mình thì đi phỏng vấn hoặc quá trình thử việc nhà tuyển dụng cũng có thể dễ dàng nhận ra. Và sớm muộn thì bạn cũng đều sẽ “bị loại” khỏi vị trí làm việc bạn mơ ước.

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Những lưu ý cần tránh khi viết CV xin việc

7.5 Đặt tên file CV không đúng

Trước khi gửi CV xin việc, ngoài những hướng dẫn viết CV ở trên thì bạn cũng cần lưu ý đặt tên file CV cho đúng nhé. Thông thường, khi đặt tên file CV sẽ là: CV _ Họ và tên _ Vị trí ứng tuyển. Ví dụ như: CV_TrinhVanLinh_NhanvienMarketing.

Việc đặt tên file đúng sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể phân biệt CV với các file tài liệu khác, và cũng để phân biệt CV của bạn với những ứng cử viên khác.

7.6 CV quá chung chung, copy của người khác

Rất nhiều bạn khi viết CV thường tham khảo thông tin trên mạng, sau đó copy nguyên nội dung của người khác. Đây là một sai lầm cực kỳ lớn, thể hiện sự cẩu thả, không tôn trọng nhà tuyển dụng của bạn. Bởi một ngày, nhà tuyển dụng có thể đọc đến vài chục chiếc CV khác nhau, nên họ sẽ rất dễ nhận ra việc bạn copy paste nội dung trên mạng.

Vì thế, bạn có thể tham khảo CV của người khác, nhưng cũng cần dùng chất xám để cá nhân hóa chiếc CV của bạn. Tạo nên điểm nhấn, điểm nổi bật riêng trong mắt nhà tuyển dụng.

7.7 Không nhất quán trong nội dung, cách trình bày

Khi viết CV thì bạn nên nhất quán trong nội dung và cách trình bày. Cụ thể như sử dụng một font chữ, chèn icon ở các cột mốc quan trọng hoặc sử dụng màu sắc đồng nhất. Điều này sẽ khiến cho chiếc CV của bạn được trình bày rõ ràng, mạch lạc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Những lưu ý cần tránh khi viết CV xin việc

7.8 CV không có số liệu, dẫn chứng

Khi viết CV, một lỗi sai lầm nữa mà các bạn hay mắc phải đó chính là chỉ liệt kê các chứng chỉ, giải thưởng hoặc thành quả mà bạn đạt được nhưng lại không có số liệu, dẫn chứng cụ thể. Điều này khiến cho nhà tuyển dụng không thể đánh giá được toàn bộ về năng lực của bạn.

Vì thế, khi viết CV hoặc gửi CV xin việc thì đừng quên đính kèm với những số liệu, dẫn chứng cụ thể nhất nhé.

7.9 Dùng font chữ không phù hợp

CV vốn là một văn bản yêu cầu sự chỉn chu, chuyên nghiệp để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của các ứng viên. Vì thế, khi tạo CV xin việc thì bạn cũng nên ưu tiên sử dụng các font chữ Việt hóa, phù hợp, tránh các font chữ quá nghệ thuật.

Xem thêm: TỔNG HỢP 999+ MẪU CV ĐẸP, CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ

8. Gợi ý một số mẫu CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp

Dưới đây là một số mẫu CV xin việc với mọi ngành nghề ấn tượng để bạn có thể tham khảo:

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Gợi ý một số mẫu CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Gợi ý một số mẫu CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Gợi ý một số mẫu CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Gợi ý một số mẫu CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp

Hướng dẫn cv xin việc năm 2024

Gợi ý một số mẫu CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp

Tóm lại, CV luôn là bản “PR” năng lực, kinh nghiệm của ứng cử viên, giúp bạn có được “tấm vé” vào vị trí làm việc mà mình mơ ước. Chính vì thế, hãy thật chỉn chu trong bước tạo CV, gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng ngay từ những bước đầu tiên. Hy vọng với những