Hướng dẫn cuộc sống là một trò chơi

Thị trường trò chơi trên điện thoại tại Hàn Quốc đã trở thành một nét văn hóa quan trọng và thu hút các nguồn đầu tư khổng lồ cho lĩnh vực này.

10:56 7/5/2019

Tác phẩm “Thủ lĩnh tương lai” của nhóm GTEAM, giải Nhất cuộc thi Sáng tạo ý tưởng trò chơi về bảo vệ trẻ em sẽ được Công ty GOSU hỗ trợ hoàn thiện và phát triển ý tưởng thành sản phẩm game hoàn chỉnh, có thể đưa ra thị trường.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác”.

2. Theo đoạn trích, cuộc sống được hiểu là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc.

3. Tồn tại là trạng thái sống sinh học của phần lớn những con người không có lý tưởng, hoặc không có hoài bão, mục đích sống rõ ràng, họ thường chỉ biết sử dụng quỹ thời gian của mình vào những việc vô bổ, họ chọn đi bên lề xã hội, chỉ ích kỉ và nghĩ riêng cho bản thân mình. Khi găp phải thất bại, dù đã rơi xuống vực sâu mà họ vẫn không biết đứng lên làm lại từ đầu. Nhìn thấy sai trái bất công mà chọn cách bất lực buông xuôi hèn nhát. 

Sống, là khi thấy sự tồn tại của mình có ý nghĩa với những người xung quanh, được trải nghiệm cuộc đời mình bằng cách sẵn sàng đối mặt và vượt qua những cạm bẫy khó khăn trước mắt, được thể hiện sự đam mê cống hiến, dám đối mặt, vượt qua sự sợ hãi, là biết đấu tranh cho chân lý, cho chính nghĩa mà tiền bạc và quyền lực đã lỡ làm che mờ mắt của một số người, biết nhận thức và sửa sai lầm của mình thay vì đẩy trách nhiệm cho người khác, còn là học cách chấp nhận thất bại để dũng cảm làm lại từ đầu.

Chắc hẳn ai cũng biết, trò chơi cuộc sống thường là rất khó khăn. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều thử thách bất ngờ và những điều khó chịu liên miên. Bạn sẽ liên tục hoài nghi chính mình, cảm thấy vô vọng và mất mát, và đôi khi cảm thấy như phải vào WC trong khi biết chắc đã hết giấy vệ sinh.

Hướng dẫn cuộc sống là một trò chơi

Làm thế nào để giành phần thắng trong trò chơi cuộc sống

Mục đích của cuộc sống khá đơn giản: Đó là lên level càng nhiều càng tốt, hay hoàn thành càng nhiều level càng tốt. Vào cuối cuộc chơi, người đạt level cao nhất sẽ có được đám tang viên mãn nhất.

Có 5 level trong cuộc sống:

• Level 1 – Tìm đủ thức ăn, chỗ ngủ mỗi đêm

• Level 2 – An tâm rằng mình sẽ không chết

• Level 3 – Tìm được những người đáng tin cậy

• Level 4 – Làm gì đó quan trọng và đáng giá cho bản thân và người khác

• Level 5 – Tạo ra di sản cho đời sau

Level 1 nghĩa là bạn không phải vô gia cư và không chết đói. Nếu bạn còn tắc ở level 1, có lẽ bạn không cần đọc nữa.

Level 2 hơi phức tạp hơn một chút, vì nhiều người có chỗ để ngủ, nhưng họ không thể ngủ được vì tiếng súng hay bom đạn nổ khắp nơi trong thành phố, hay bố của họ là kẻ nghiện rượu và luôn tìm cách đốt nhà.

Level 3 là về các mối quan hệ, tìm đúng người để yêu và đúng người sẽ yêu quý bạn.

Level 4 nghĩa là rèn luyện một số kỹ năng, kiến thức hoặc năng lực mang lại giá trị cho thế giới xung quanh và cũng khiến bạn cảm thấy tự hào về mình.

Level 5 chỉ đơn giản là đảm bảo cuộc sống của bạn có ý nghĩa khi chết đi.

Hướng dẫn cuộc sống là một trò chơi

Thiết kế của trò chơi cuộc sống

Thiết kế của trò chơi này thực ra khá đơn giản. Nó gồm một vài nguyên tắc cơ bản được tạo ra để giúp người chơi có được trải nghiệm về vô vàn những sự ngẫu nhiên.

1. Cuộc sống được thiết kế để khiến bạn liên tục gặp các khó khăn và vấn đề bất ngờ

Cuộc sống là một chuỗi vô tận những vấn đề cần phải đối mặt và giải quyết. Vấn đề chính là những thứ khiến chúng ta bận rộn và làm cho cuộc sống của ta trở nên có ý nghĩa. Và vì thế, chúng là yếu tố cần thiết để chinh phục level 4 và 5 (tạo ra giá trị và để lại di sản).

2. Người chơi có thể phản ứng lại với các vấn đề bằng giải pháp hoặc sự xao lãng

Mọi người chơi đều phải đưa ra phản ứng khi gặp các vấn đề (ngay cả khi chọn cách không phản ứng với một vấn đề, thì đó cũng là một cách phản ứng).

Mọi phản ứng được chia ra làm 2 loại: giải pháp và sự xao lãng.

Giải pháp là hành động giải quyết một vấn đề, ngăn chặn không cho nó xảy ra hoặc lặp lại trong tương lai.

Sự xao lãng được tạo ra để khiến người chơi không chú ý đến sự hiện hữu của vấn đề hoặc để xoa dịu bớt tổn hại mà vấn đề gây ra.

3. Phản ứng càng được sử dụng nhiều thì sau này càng trở nên dễ dàng và tự động hơn

Bạn càng sử dụng một giải pháp hay sự xao lãng nhiều, thì nó càng có khả năng được sử dụng tiếp, đến một điểm mà nó trở thành vô thức và tự động. Và khi đạt đến điểm đó, nó sẽ trở thành thói quen và bản chất.

4. Giải pháp giúp chúng ta tiến đến level tiếp theo, sự xao lãng khiến ta dậm chân tại chỗ

Nếu sự xao lãng trở thành thói quen, chúng ta sẽ mãi ở một level và thậm chí không nhận ra điều đó. Nếu bạn tự hỏi tại sao mọi mối quan hệ của mình đều dần dần trở nên tồi tệ, thì nhiều khả năng là các thói quen xuất phát từ sự xao lãng đang ngăn cản bạn đạt được điều kiện cần thiết để vượt qua level 3.

5. Công thức để giành chiến thắng trong trò chơi cuộc sống vì thế khá đơn giản:

1. Nhận diện đúng các giải pháp và sự xao lãng của mình

2. Loại bỏ những sự xao lãng không cần thiết

3. Làm tất cả những gì có thể làm

4. Thụ hưởng lợi ích

Hướng dẫn cuộc sống là một trò chơi

Dưới đây là những gợi ý để giúp bạn tiến bước trong cuộc sống và đến được cái đích cuối cùng một cách viên mãn.

Gợi ý #1: Tôi chịu trách nhiệm cho vấn đề này

Cách phổ biến nhất mà mọi người tìm đến thất bại là tự cho rằng họ không thể làm gì trước những vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống.

Thực ra bạn luôn làm được gì đó. Khi bạn quyết định rằng không thể giải quyết được một vấn đề, bạn đã thu gọn mọi phản ứng chỉ còn lại sự xao lãng mà thôi. Và nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ sớm tạo ra một cuộc sống chỉ gồm toàn những thói quen chạy trốn và chối bỏ.

Gợi ý #2: Viết ra vấn đề của mình

Đó có thể là một cuốn nhật ký, blog trên mạng hay gửi thư/email cho bạn bè và người thân.

Điều quan trọng là bạn đang chủ động mổ xẻ vấn đề trong cuộc sống của mình và xem xét hành động của mình từ góc nhìn của một người thứ 3.

Gợi ý #3: Ngừng than vãn

Than vãn chẳng giải quyết được vấn đề gì mà còn làm cho nó dài thêm.

Người ta kêu ca không phải vì điều gì đó không hay. Nhiều khi họ than phiền là bởi họ cần có sự đồng cảm và muốn cảm thấy mình được kết nối với những người xung quanh. Thật không may, than vãn có thể là cách ít hữu dụng nhất để kết nối với người khác.

Gợi ý #4: Ngừng mơ mộng

Trí tưởng tượng của con người rất mạnh mẽ. Nhưng khi vận dụng vào chính mình, trí tưởng tượng có thể trở thành một dạng xao lãng khác. Đó có thể là một cách để né tránh những gì đúng đắn cho chúng ta trong lúc này, một cách để sống qua hình ảnh và ý nghĩ mà người khác ném về phía chúng ta. Đó là một cách để cảm thấy mình đạt được điều gì đó.

Những điều mơ mộng hão huyền cũng giống như những sự xao lãng khác – chúng được sử dụng không gì khác ngoài mục đích “tự sướng”. Đó là khi chúng bắt đầu kìm hãm cảm giác về bản thân mình của bạn, về mong muốn nâng tầm quan trọng của mình trong thế giới này, và chúng sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình sẽ gặp phải rủi ro rất lớn nếu thử những cái mới, và bạn sẽ không bao giờ lên level được trong cuộc sống của mình.

Gợi ý #5: Chia sẻ sự hổ thẹn của mình

Cách tốt nhất để loại bỏ sự xao lãng và đối mặt với những vấn đề vẫn đeo đẳng chúng ta là bộc lộ chúng ra, chia sẻ chúng với mọi người. Khi đó bạn sẽ nhận ra rằng a) Bạn không phải là một kẻ điên rồ, vì nhiều người cũng phải đối mặt với những vấn đề như thế, và b) sự xao lãng của bạn chỉ là một cách không hay để bù trừ cho những gì tồi tệ mà bạn nghĩ về mình.

Như bạn biết đấy, cách tốt nhất để loại bỏ những phần tăm tối nhất của bạn là chiếu ánh sáng về phía chúng.