Hướng dẫn của oecd về chuyển giá năm 2024

(TBTCVN) - “Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng khi đã áp dụng những nguyên lý của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về chuyển giá. Nghị định 20 đã được triển khai trong vòng 1 năm qua và Chính phủ sẽ có những hướng đi phù hợp hơn đối với vấn đề này”.

Hướng dẫn của oecd về chuyển giá năm 2024

Việc áp dụng thỏa thuận trước về giá tính thuế là rất quan trọng.

Ông Wayne Barford - cố vấn cấp cao của Trung tâm Thuế và Đầu tư quốc tế, Cựu trợ lý Ủy viên Sở Thuế vụ Australia, một chuyên gia có rất nhiều kinh nghiệm quốc tế về các vấn đề thuế đã cho biết như vậy, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN xung quanh câu chuyện chuyển giá.

PV: Trước hết, ông quan niệm thế nào về chuyển giá?

Ông Wayne Barford: Chuyển giá là một hoạt động rất bình thường của các doanh nghiệp (DN), cho dù đó là DN Việt Nam hay các DN đa quốc gia. Đó là xu hướng kinh doanh của thế kỷ 21. Hoạt động này diễn ra thường ngày, có thể là giữa các công ty trong nước hoặc trong nước với nước ngoài. Việc chuyển giá bình thường sẽ không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, nếu chuyển giá không đúng với giá trị thực và không theo nguyên tắc chung của kinh doanh, đặc biệt giữa các công ty đa quốc gia thì đó là hoạt động không đúng. Chuyển giá về bản chất không phải là một hoạt động bất hợp pháp. Chỉ có gian lận về giá hay lạm dụng chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế mới là bất hợp pháp.

Hướng dẫn của oecd về chuyển giá năm 2024
Ông Wayne Barford

PV: Hành động trốn thuế ngày càng phức tạp hơn. Nhiều tài liệu, giấy tờ có thể được giả mạo. Việc chuyển giá để trốn thuế có chủ yếu ở việc làm giả giấy tờ không, thưa ông?

Ông Wayne Barford: Tôi đã có khoảng 40 năm làm việc ở các cơ quan thuế tại Australia. Tôi nhận thấy các công ty lớn thường không giả mạo tài liệu. Họ nhìn vào những quy định về thuế, chính sách đầu tư của quốc gia sở tại cũng như hoạt động của các DN khác để thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. Việc các công ty đa quốc gia giả mạo giấy tờ là rất hiếm. Cổ đông cũng như ban quản trị của DN không chấp nhận điều đó.

Ở những công ty có quy mô nhỏ hơn, điều này có thể xảy ra. Tuy nhiên, các cơ quan thuế có những nghiệp vụ kế toán và có thể xác định được đó có phải là hành động giả mạo giấy tờ hay không. Việc chuyển giá thường hướng tới việc nâng giá trị thay vì làm giả giấy tờ.

PV: Nhiều người thường nhắc đến việc công ty mẹ, công ty con chuyển giá, nhưng để đánh giá chính xác vấn đề này là rất khó, vì việc chuyển giá được thực hiện trong một hệ thống khép kín. Hơn nữa, để xác định giá trong nước, giá nước ngoài như thế nào là việc không hề đơn giản. Ông có kinh nghiệm gì trong vấn đề này?

Ông Wayne Barford: Đó là một thách thức lớn đối với bất kỳ cơ quan tư pháp nào. Trong quá trình đánh giá việc chuyển giá, chúng ta khó có thể xác định được một mức giá chính xác, mà nó được đưa ra như là một con số ước lệ. Chúng ta dựa vào những kinh nghiệm, tình hình thực tế để đưa ra ước lượng phù hợp. Việt Nam cũng như nhiều nước khác hiện nay đang áp dụng các nguyên lý của OECD trong vấn đề này và cũng gặp phải những thách thức nhất định. Tuy nhiên, mô hình này hoạt động khá hiệu quả.

Hiện nay, dựa vào mô hình của OECD, chúng ta có 4 cách giải quyết vấn đề chuyển giá. Nguyên lý “cánh tay vươn dài” (ALP) cho phép chúng ta có cách nhìn tổng quan hơn về các giao dịch chuyển giá, từ đó có những cách đánh giá hiệu quả. Vấn đề là việc phải thu thập được thông tin từ các cơ quan tư pháp ở nước ngoài. Đó là thách thức rất lớn đối với bất kỳ chính phủ nào. Điều này phụ thuộc vào việc Việt Nam phối hợp với các chính phủ nước khác nhằm thu thập các thông tin cần thiết. Tôi nhận thấy Việt Nam đã có quan hệ rất tốt với nhiều nước trên thế giới và giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến chuyển giá. Ngược lại, Việt Nam cũng cung cấp những thông tin cần thiết cho các chính phủ khác trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến chuyển giá.

PV: Điều quan trọng nhất để xem xét việc chuyển giá có phải hành vi trốn thuế hay không phụ thuộc vào việc xác định giá chuyển nhượng phù hợp hay không. Vậy làm sao có thể xác định được giá chuyển nhượng phù hợp, thưa ông?

Ông Wayne Barford: Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC cung cấp những định hướng về vấn đề chuyển giá. Những quy định đó được đưa ra theo khuyến nghị của OECD và phù hợp với thông lệ quốc tế. Những quy định đó tập trung vào nguyên tắc so sánh giữa các công ty đa quốc gia với các công ty liên quan và các giao dịch độc lập. Cách làm này dựa vào những trường hợp có thể so sánh. Từ đó, chúng ta sẽ xem xét các trường hợp chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia và đưa ra quyết định liệu giá của giao dịch liên kết có tương đương với giá của các giao dịch độc lập hay không. Nếu đúng như vậy, việc chuyển giá không gây ra tác động tiêu cực. Nếu như quá trình chuyển giá đó có vấn đề, chúng ta cần đánh giá lại xem có sự không phù hợp hay không, để xem có phải DN lợi dụng chuyển giá để trốn thuế.

Để biết giá chuyển nhượng đó có phù hợp hay không thì cần xác định giá chuyển nhượng dựa trên phương pháp ước lượng, thỏa thuận trước về giá tính thuế (APA). Đó là việc các DN trao đổi với các cơ quan thuế và thỏa thuận với họ về những giao dịch mà họ sẽ thực hiện trong tương lai. Đây là cách làm mang lại lợi ích cho cả hai bên, các DN lớn minh bạch và công khai các tài liệu, còn cơ quan thuế sẽ phân tích và đánh giá xem giao dịch có phù hợp hay không.

PV: Ông có lời khuyên nào để những quy định về chống chuyển giá thực sự phát huy tác dụng?

Ông Wayne Barford: Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng khi đã áp dụng những nguyên lý của OECD. Nghị định 20 đã được triển khai trong vòng 1 năm qua và Chính phủ Việt Nam sẽ có những hướng đi phù hợp hơn đối với vấn đề chuyển giá. Tôi có khuyến nghị là Việt Nam hãy tiếp tục những nỗ lực vừa qua, đặc biệt là việc áp dụng Nghị định 20 và Thông tư 41 hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc của OECD.

Các công ty lớn thường muốn đầu tư vào những nước có chính sách ưu đãi thuế. Tôi đã làm việc cho nhiều công ty lớn và giúp họ vận hành hiệu quả tại nhiều nước. Tôi cũng đã hỗ trợ nhiều nước trong việc xây dựng chính sách thuế, giúp chính phủ các nước thu được nhiều thuế hơn. Các DN đều muốn được đối xử công bằng theo pháp luật. Vì vậy, việc áp dụng thỏa thuận trước về giá tính thuế là rất quan trọng. Nhiều công ty đa quốc gia đã áp dụng phương pháp này tại Việt Nam, mọi thứ diễn ra rất tốt đẹp và đã được Tổng cục Thuế phê duyệt.