Hướng dẫn chi tiền chăm sóc bán trú mầm non

13. Hóa đơn Việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện theo quy định hiện hành về hóa đơn chứng từ. Căn cứ vào thực tế để áp dụng đúng hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Mục 2.4 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sungThông tưsố 78/2014/TT-BTC.

Các khoản thu và mức thu dịch vụ phục vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập Hà Tĩnh năm học 2023 - 2024 được căn cứ theo Nghị quyết số 107/2023/NQ-HĐND tỉnh.

Hướng dẫn chi tiền chăm sóc bán trú mầm non
Việc dạy thêm, học thêm đối với học sinh THPT không chuyên và giáo dục thường xuyên mỗi tiết tối đa 9.000 đồng.

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành Hướng dẫn chi tiết các khoản thu trong năm học 2023 - 2024. Theo đó, các khoản thu và mức thu dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục của các cơ sở công lập như sau:

Các khoản thu dạy môn tự chọn (môn ngoại ngữ) ở lớp 1, 2 mức tối đa 7.000 đồng/1 tiết (mỗi năm học 70 tiết); bậc THPT và giáo dục thường xuyên, mức tối đa 8.500 đồng/tiết (mỗi năm học 105 tiết).

Về dạy thêm, học thêm: Học sinh THCS mỗi tiết tối đa 7.000 đồng (mỗi tuần không quá 3 buổi, mỗi buổi không quá 3 tiết); bậc THPT không chuyên và giáo dục thường xuyên, mỗi tiết tối đa 9.000 đồng, THPT chuyên tối đa mỗi tiết 12.000 đồng (mỗi tuần không quá 5 buổi, mỗi buổi không quá 3 tiết).

Khoản thu thi thử tuyển sinh vào lớp 10 và thi thử tốt nghiệp THPT mỗi học sinh 50.000 đồng/1 môn thi.

Hướng dẫn cũng nói rõ về việc tổ chức thực hiện bán trú tại các nhà trường. Cụ thể: nấu ăn và chăm sóc buổi trưa trẻ bán trú bậc mầm non 220.000 đồng/trẻ/tháng; bậc tiểu học 230.000/trẻ/tháng. Mua sắm dụng cụ bán trú ở bậc mầm non và tiểu học 230.000/cháu/năm.

Hướng dẫn chi tiền chăm sóc bán trú mầm non
Việc nấu ăn và chăm sóc buổi trưa trẻ bán trú bậc mầm non tối đa 220.000 đồng/trẻ/tháng.

Thu để thực hiện dạy ngoại ngữ tăng cường không quá 2 tiết/tuần đối với trẻ mầm non, tiểu học và không quá 3 tiết/tuần đối với THCS, THPT. Trong đó, giáo viên là người Việt Nam, mức thu tối đa ở các bậc học (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) là: 10.000 đồng /học sinh/tiết dạy; giáo viên là người nước ngoài, mức thu tối đa bậc mầm non, tiểu học là: 20.000 đồng/học sinh/tiết dạy; bậc THCS, THPT là 25.000 đồng/học sinh/ tiết dạy.

Đối với giấy kiểm tra, phiếu học tập: lớp 1, 2 tối đa 30.000 đồng/học sinh/năm học; lớp 3 là 40.000 đồng; lớp 4, 5 là 50.000 đồng; học sinh THCS 100.000 đồng; THPT 120.000 đồng/học sinh/năm học.

Ngoài ra, các khoản thu dịch vụ phục vụ học sinh như: nước uống 8.000 đồng/ học sinh/ tháng; sổ liên lạc điện tử, sổ theo dõi (trẻ mầm non 40.000 đồng/học sinh/năm học; học sinh phổ thông 60.000 đồng/học sinh/năm học).

Hướng dẫn chi tiền chăm sóc bán trú mầm non
Việc thu, chi phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch theo quy định.

Hướng dẫn của Sở GD&ĐT cũng nói rõ: Các dịch vụ quy định là dịch vụ trực tiếp phục vụ học sinh, tự nguyện theo nhu cầu học sinh và phụ huynh, học sinh không có nhu cầu không cần tham gia. Mức thu quy định nói trên là mức thu tối đa, mức thu cụ thể tại các trường do cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh thỏa thuận trên cơ sở chất lượng dịch vụ, dự toán chi phí hợp lý thực hiện dịch vụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và từng cấp học.

Việc thu, chi phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch theo quy định.

Theo BHT

Link: https://baohatinh.vn/giao-duc/huong-dan-chi-tiet-cac-khoan-thu-nam-hoc-2023-2024-o-ha-tinh/255615.htm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Yên Lạc, ngày tháng 8 năm 2022 HƯỚNG DẪN

VỀ CÁC KHOẢN THU, CHI TRONG TRƯỜNG HỌC Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Căn cứ Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Căn cứ Thông tư số 16/2018/TT – BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Căn cứ Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; Thông tư số 36/2017/TT-BGDDT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 của bộ tài chính hướng dẫn việc quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc công tác chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông; Căn cứ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh qui định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh; Căn cứ Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc qui định các khoản thu dịch vụ, phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc quy định nội dung, mức chi chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị;

2

Căn cứ Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc thông qua cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định giá một số dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Vĩnh phúc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Văn bản số 7634/UBND-VX2 ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Văn bản số 13374/BTC-QLG ngày 23/9/2016 của Bộ Tài chính về việc triển khai Luật phí, lệ phí đối với các dịch vụ chuyển từ phí sang cơ chế giá thị trường mà nhà nước không định giá; Căn cứ Văn bản số 1501/STC-QLG ngày 07/10/2016 của Sở Tài Chính về việc triển khai Luật phí, lệ phí đối với các dịch vụ chuyển từ phí sang cơ chế giá thị trường mà nhà nước không định giá; Căn cứ Văn bản số 1390/SGDĐT-KHTC ngày 08/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc; Văn bản số 1466/SGDĐT-KHTC ngày 15/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc về việc hướng dẫn các khoản thu trong trường học. Ủy ban nhân dân huyện Yên Lạc hướng dẫn các khoản thu, chi trong trường học như sau:

  1. QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Các khoản thu, chi theo quy định: (Học phí, trông giữ xe), các trường căn cứ các hướng dẫn của các cấp để thu, chi, quản lý theo qui định đảm bảo công khai, minh bạch. Thực hiện miễn, giảm cho con gia đình chính sách, con hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác theo đúng qui định. 2. Các khoản thu, chi dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục: Các trường thực hiện thu chi đảm bảo theo nguyên tắc và quy trình sau: 2.1. Nguyên tắc: - Tự nguyện, không ép buộc, có sự thống nhất giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, thu đủ chi, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của người dân trên địa bàn xã, thị trấn. - Dân chủ, công khai, minh bạch: Trong quá trình tổ chức thu thực hiện đúng qui định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Khi thực hiện thu các trường cần quan tâm miễn, giảm cho con gia đình chính sách, con hộ nghèo, cận nghèo...

3

2.2. Quy trình thực hiện: - Các trường xây dựng dự toán thu, chi cho từng khoản thu, từng nội dung công việc, thống nhất trong Chi bộ, Ban giám hiệu, tập thể hội đồng nhà trường về: Mức thu, mức chi, đối tượng thu và đối tượng hưởng lợi, hình thức tổ chức huy động đóng góp. - Tổ chức hội nghị với ban đại diện cha mẹ học sinh sau đó tổ chức hội nghị phụ huynh toàn trường, lấy ý kiến của phụ huynh học sinh (từng lớp), thống nhất với phụ huynh học sinh từng khoản thu, mức thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục, lập biên bản có đầy đủ chữ ký thống nhất của các thành phần tham dự hội nghị. - Căn cứ ý kiến đồng thuận của phụ huynh học sinh, nhà trường báo cáo xin ý kiến phê duyệt của UBND xã, thị trấn về từng khoản thu, mức thu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của người dân trên địa bàn. - Sau khi được UBND xã, thị trấn phê duyệt từng khoản thu, mức thu; các trường báo cáo về Phòng GD&ĐT huyện kế hoạch thực hiện các khoản thu gồm: Dự toán thu, chi tiết dự toán chi các khoản thu dịch vụ, phục vụ giáo dục. Phòng GD&ĐT có trách nhiệm thẩm định kế hoạch của các trường. - Sau khi phòng GD&ĐT huyện phê duyệt xong kế hoạch thu, chi năm học, nhà trường mới được tổ chức thu; trước khi thu phải công khai các khoản thu, mức thu của từng khoản theo mức thu đã được duyệt trước tập thể Hội đồng nhà trường, Phụ huynh học sinh theo quy định. - Các khoản thu phải thực hiện theo tháng, theo kỳ; không thu gộp vào đầu năm học gây khó khăn cho gia đình học sinh. 2.3. Quản lý, sử dụng: - Các trường tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu theo đúng dự toán thu, chi của từng khoản thu chi được duyệt, phải đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của trường; công khai, dân chủ, minh bạch; đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Hạch toán các khoản thu vào sổ sách kế toán (trừ quỹ hội phụ huynh, quỹ đoàn đội, quỹ khuyến học), tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu chi hàng năm của nhà trường; không dùng khoản thu này để điều chuyển hoặc chi cho nội dung, mục đích khác. Thu phải viết hóa đơn, biên lai trả cho học sinh hoặc phụ huynh học sinh theo qui định. - Kết thúc công việc, cuối mỗi năm học và cuối năm ngân sách phải thực hiện tổng hợp báo cáo quyết toán công khai trước Hội đồng giáo dục, Hội phụ huynh học sinh theo quy định. - Quá trình tổ chức thu, sử dụng các khoản thu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên và của HĐND, UBND xã, thị trấn. - Thực hiện nộp các khoản thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành. - Các trường không thu bất kỳ các khoản thu khác ngoài các khoản thu theo quy định tại hướng dẫn này.

4

II. HƯỚNG DẪN THU: 1. Thu tiền học phí: - Mức thu học phí theo quy định tại Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND ngày 12/11/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Hướng dẫn số 1172/HD-UBND ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND ngày 12/11/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc + Mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo bán trú và không bán trú) mức thu 100.000 đồng/học sinh/tháng. + Trung học cơ sở: mức thu 100.000 đồng/học sinh/tháng. + Trường hợp học trực tuyến mức thu bằng 60% mức thu quy định trên. 2. Thu tiền trông giữ xe: Thu tiền trông giữ xe thực hiện theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể: - Mức thu tiền trông giữ xe đạp ban ngày (kể cả xe đạp điện) + Thu theo ngày: 500 đồng/lượt. + Thu theo tháng: 15.000 đồng/tháng - Mức thu tiền trông giữ xe máy ban ngày (kể cả xe máy điện) + Thu theo ngày: 1.000 đồng/lượt + Thu theo tháng: 30.000 đồng/tháng Nếu mức thu tính theo buổi nhỏ hơn mức thu theo tháng thì thực hiện mức thu theo buổi; nếu mức thu tính theo buổi lớn hơn hoặc bằng mức thu theo tháng thì thực hiện mức thu theo tháng. 3. Thu tiền dạy thêm học thêm: - Thực hiện theo Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày l6/7/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể: Mức thu tiền học thêm do phụ huynh học sinh và nhà trường thỏa thuận nhưng không vượt quá 18.000 đồng/1buổi (3 tiết học,135 phút)/1 học sinh đối với chương trình THCS. Các lớp học tin học được thu thêm tiền điện, với mức thu không quá 5.000 đồng/1 máy/1 buổi. 4. Thu tiền dịch vụ tuyển sinh đầu cấp: Thực hiện theo Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Mức thu được xác định dựa trên chi phí phục vụ công tác tuyển sinh đảm bảo theo lộ trình tính đúng, tính đủ, thu đủ chi, đúng quy chế tuyển sinh, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hướng dẫn mức thu chung cho từng cấp học, đủ bù đắp chi phí, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương theo từng năm.

5

5. Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục: Thực hiện theo Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc; Văn bản số 7634/UBND-VX2 ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể: 5.1. Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục quy định khung mức thu: - Tiền trông trẻ ngoài giờ (thứ 7, chủ nhật; trông trẻ trong hè; đón sớm, trả muộn; trông trưa bán trú): Mức thu không quá 4.000 đồng/1 giờ/trẻ (học sinh). - Tiền vệ sinh phòng học: Mức thu không quá 10.000 đồng/hs/tháng - Tiền phục vụ nhà vệ sinh chung cho học sinh: Mức thu không quá 15.000 đồng/hs/tháng. 5.2. Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục không quy định mức thu: Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện có sự thống nhất giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, thu đủ chi, sử dụng đúng mục đích phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân trên địa bàn; chứng từ thu, chi phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, hợp pháp, hợp lệ, quyết toán chi tiết, công khai minh bạch trước Hội phụ huynh học sinh. Mức thu do cha mẹ học sinh thỏa thuận thống nhất với nhà trường, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau: -Tiền ăn bán trú: Các trường tính thu theo suất ăn (Bao gồm bữa chính, bữa phụ; chi phí chất đốt, tiền điện nước, thuê người nấu ăn, phục vụ các bữa ăn) đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ; thu đủ chi, học sinh ăn buổi nào tính tiền buổi đó. - Tiền học 2 buổi/ngày đối với các lớp không bắt buộc: Các trường căn cứ vào quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Nếu tỷ lệ giáo viên không đủ theo quy định để dạy 2 buổi/ngày các trường tính toán xác định số giờ dạy thực tế theo tỷ lệ lương bình quân của trường để xác định mức thu đảm bảo phù hợp theo nguyên tắc thu bù chi đảm bảo ngày công lao động của giáo viên tham gia dạy 2 buổi/ngày đối với các lớp không bắt buộc. -Tiền may quần áo đồng phục: Nhà trường thống nhất mẫu, thông báo cho phụ huynh học sinh tự mua hoặc đăng ký với nhà trường để may chung; chỉ tổ chức may đồng phục khi được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. -Tiền thuê thêm bảo vệ: Các trường có diện tích rộng cần phải có 2 bảo vệ để đảm bảo an ninh an toàn tài sản nhà trường, nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn ngân sách hỗ trợ không đủ chi, nhà trường báo cáo với UBND xã, thị trấn để xin chủ trương và xin hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo vệ, trường hợp không được UBND xã, thị trấn hỗ trợ, phải thu từ học sinh các trường báo cáo

6

UBND xã, thị trấn, nếu được UBND xã, thị trấn đồng ý, nhà trường lập dự toán họp thỏa thuận với cha mẹ học sinh về mức thu, công khai mức thu, nội dung chi, thực hiện theo nguyên tắc thu bù chi. 6. Thu quỹ khuyến khọc: Nhà trường không tổ chức thu, quỹ này do Hội khuyến học trực tiếp vận động từ các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và các hội viên đóng góp theo Điều lệ Hội khuyến học và hướng dẫn của Hội Khuyến học tỉnh Vĩnh Phúc. Hội khuyến học trực tiếp quản lý, sử dụng theo quy định của Hội. III. HƯỚNG DẪN CHI 1. Chi tiền học phí: Sử dụng học phí theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính. 2. Chi tiền trông giữ xe: - Nội dung chi + Chi trả tiền hợp đồng lao động trông giữ xe. + Chi sửa chữa lán xe. + Nộp thuế 10% tổng thu, trong đó: 5% thuế giá trị gia tăng, 5% thuế thu nhập doanh nghiệp. + Chi cho người trực tiếp thu tiền, in vé xe, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ trông giữ xe: 2% tổng thu. - Chênh lệch (tổng thu trừ tổng chi) trong năm được trích lập 40% nguồn CCTL và 60% trích lập các quỹ theo quy định. 3. Chi tiền dạy thêm học thêm: - Nội dung chi + Chi tối thiểu 70% cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. + Chi công tác quản lý dạy thêm học thêm tại đơn vị tối đa 15% trong đó: 3% chi cho kế toán, thủ quỹ; 8% chi cho Ban giám hiệu nhưng không vượt quá mức tiền công giáo viên trực tiếp giảng dạy có mức cao nhất tại đơn vị; 4% chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ, vật tư, ấn chỉ … cho công tác quản lý dạy thêm học thêm. + Chi tiền điện, nước, cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm học thêm, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có). - Chênh lệch (tổng thu trừ tổng chi) trong năm thực hiện trích 40% tạo nguồn cải cách tiền lương và 60% trích lập các quỹ theo qui định của pháp luật.

7 4. Chi tiền dịch vụ tuyển sinh đầu cấp: Toàn bộ số thu dịch vụ tuyển sinh được để lại chi cho các nội dung liên quan đến công tác tuyển sinh. Nội dung chi, mức chi tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 của bộ tài chính hướng dẫn việc quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc công tác chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 05/2022/NQ- HĐND ngày 20/7/2022 quy định nội dung, mức chi chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các quy định hiện hành. Trường hợp không sử dụng hết nguồn thu dịch vụ tuyển sinh thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi cho công tác tuyển sinh. Trường hợp nguồn thu dịch vụ tuyển sinh không đủ chi, cơ sở giáo dục sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ. 5. Các khoản chi dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục: 5.1. Các khoản chi dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục quy định khung mức thu: 5.1.1. Chi Tiền trông trẻ ngoài giờ (thứ 7, chủ nhật; trông trẻ trong hè; đón sớm, trả muộn; trông trưa bán trú): - Nội dung chi: + Chi tối thiểu 80% cho giáo viên trực tiếp trông thứ 7, chủ nhật; trông trẻ trong hè; đón sớm, trả muộn; trông trưa bán trú. + Chi tối đa 15% cho công tác quản lý (chi 3% cho kế toán, thủ quỹ; 8% chi cho bộ phận quản lý nhưng không vượt quá mức tiền công giáo viên trực tiếp trông trưa có mức cao nhất tại đơn vị; chi 4% chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ, vật tư, ấn phẩm … cho công tác quản lý trông trẻ ngoài giờ). + Số tiền còn lại chi cho điện, nước và các chi phí khác phục vụ trông trẻ ngoài giờ. - Chênh lệch (tổng thu trừ tổng chi) trong năm thực hiện trích 40% tạo nguồn cải cách tiền lương và 60% trích lập các quỹ theo qui định của pháp luật. 5.1.2. Chi Tiền vệ sinh phòng học: - Nội dung chi + Chi trả tiền hợp đồng lao động vệ sinh phòng học. + Chi mua dụng cụ phục vụ vệ sinh phòng học … - Chênh lệch (tổng thu trừ tổng chi) trong năm thực hiện trích 40% tạo nguồn cải cách tiền lương và 60% trích lập các quỹ theo qui định của pháp luật. 5.1.3. Chi tiền phục vụ nhà vệ sinh chung cho học sinh: - Nội dung chi + Chi trả tiền hợp đồng lao động phục vụ nhà vệ sinh chung cho học sinh.

8

+ Chi mua dụng cụ vệ sinh, mua giấy vệ sinh, mua chất tẩy rửa, … phục vụ nhà vệ sinh chung cho học sinh. - Chênh lệch (tổng thu trừ tổng chi) trong năm thực hiện trích 40% tạo nguồn cải cách tiền lương và 60% trích lập các quỹ theo qui định của pháp luật. 5.2. Các khoản chi dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục không quy định mức thu: Việc quản lý, sử dụng các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục không quy định mức thu của các đơn vị trường học thực hiện theo quy định hiện hành và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 16/2018/TT- BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Chênh lệch (tổng thu trừ tổng chi) trong năm thực hiện trích 40% tạo nguồn cải cách tiền lương và 60% trích lập các quỹ theo qui định của pháp luật. Đối với tiền học 2 buổi/ngày đối với các lớp không bắt buộc các trường chi như sau: - Nội dung chi + Chi tối thiểu 80% cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. + Chi tối đa 15% cho công tác quản lý (chi 3% cho kế toán, thủ quỹ; 8% chi cho bộ phận quản lý nhưng không vượt quá mức tiền công giáo viên trực tiếp trông trưa có mức cao nhất tại đơn vị; chi 4% chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ, vật tư, ấn phẩm … cho công tác quản lý học 2 buổi/ngày). + Số tiền còn lại chi cho điện, nước và các chi phí khác phục vụ dạy 2 buổi/ngày. - Chênh lệch (tổng thu trừ tổng chi) trong năm thực hiện trích 40% tạo nguồn cải cách tiền lương và 60% trích lập các quỹ theo qui định của pháp luật. IV. CÁC KHOẢN THU HỘ; HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH, LIÊN KẾT; VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ, TÀI TRỢ, CHO, TẶNG. 1. Tiền bảo hiểm y tế học sinh: Học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo qui định của luật bảo hiểm y tế. Các trường tổ chức thu, nộp tiền bảo hiểm y tế học sinh thực hiện đúng theo qui định của luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT và các văn bản quy định hiện hành. Mức đóng BHYT của học sinh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các đơn vị thu nộp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Lạc. 2. Các hoạt động liên doanh, liên kết: Các hoạt động liên doanh, liên kết của các cơ sở giáo dục công lập thu chi theo thỏa thuận thống nhất của các bên tham gia theo quy định của pháp luật hiện

9

hành. Số tiền thu từ các hoạt động dịch vụ liên doanh liên kết sau khi trừ chi phí cho hoạt động liên doanh liên kết, chênh lệch còn lại (tổng thu trừ tổng chi) thực hiện trích 40% vào nguồn cải cách tiền lương, 60% bổ sung các loại quỹ theo qui định của pháp luật. 3. Các khoản vận động, viện trợ, tài trợ, cho, tặng: - Quy trình thực hiện vận động, viện trợ, tài trợ theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó cần lưu ý một số nội dung sau: + Nhà trường lập dự toán chi tiết thống nhất trong Chi bộ, Ban giám hiệu, Hội đồng trường, xây dựng kế hoạch vận động tài trợ, viện trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ được vận động sau khi có sự đồng ý về chủ trương của UBND xã, thị trấn (đối với các trường Mầm non, tiểu học, THCS) và phê duyệt đồng ý của Phòng GD&ĐT. Thông báo niêm yết công khai gửi tới các nhà tài trợ là các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm (Nhà trường trực tiếp tổ chức vận động, không thông qua Hội phụ huynh học sinh) + Việc quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ phải được báo cáo công khai tới toàn thể Hội đồng nhà trường và các nhà tài trợ. - Các trường được phép tiếp nhận các nguồn viện trợ, tài trợ, cho, tặng (bằng tiền hoặc hiện vật) theo qui định của pháp luật. Đây là nguồn thu hợp pháp của các trường, được chi tiêu theo thỏa thuận với các nhà tài trợ (nếu nhận được bằng tiền), nếu nhận được bằng hiện vật phải đề nghị đơn vị viện trợ, tài trợ, cho, tặng biết giá trị tài sản viện trợ, tài trợ, cho, tặng; trường hợp đơn vị viện trợ, tài trợ, cho, tặng không cung cấp giá trị tài sản viện trợ, tài trợ, cho, tặng, nhà trường thành lập hội đồng định giá của nhà trường để định giá các tài sản nhận được từ nguồn viện trợ, tài trợ, tặng, cho và hạch toán theo dõi quản lý tài sản theo quy định. Nội dung tiếp nhận, quản lý nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường theo qui định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

  1. CÁC KHOẢN THU CỦA TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ LIÊN QUAN ĐẾN HỌC SINH: 1. Quỹ hội cha mẹ học sinh: Các nhà trường không thu quỹ hội cha mẹ học sinh. Kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện theo điều 10 của Thông tư 55/2011/TT- BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

10

2. Quỹ Đoàn, Đội: Nhà trường không tổ chức thu. Quỹ này do Ban chấp hành Đoàn, Đội nhà trường xây dựng kế hoạch thu, báo cáo lãnh đạo trường để xin chủ trương thu theo quy định của tổ chức Đoàn, Đội cấp trên. 3. Bảo hiểm thân thể học sinh: Bảo hiểm thân thể là khoản thu tự nguyện, cha mẹ học sinh có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm để tham gia cho con em mình với ý nghĩa nhân văn tương thân tương ái. Các đơn vị trường tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các tổ chức Bảo hiểm triển khai thực hiện công tác bảo hiểm thân thể học sinh, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để phụ huynh học sinh tự nguyện tham gia, góp phần tương thân tương ái, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, an toàn cho học sinh. Nhà trường chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp danh sách học sinh tham gia bảo hiểm, phối hợp với tổ chức Bảo hiểm để giải quyết chế độ bảo biểm đảm bảo quyền lợi của học sinh tham gia bảo hiểm thân thể khi có các rủi do xảy ra đối với học sinh và giải quyết các vướng mắc phát sinh liên quan đến quyền lộ của học sinh (nếu có). VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức chỉ đạo, quán triệt nội dung hướng dẫn này đến các đơn vị trường học trực thuộc, hướng dẫn các trường triển khai thực hiện các khoản thu, chi theo đúng các quy định hiện hành. Thẩm định kế hoạch thu, chi của các đơn vị trực thuộc. Định kỳ, đột xuất kiểm tra công tác thu chi, quản lý và sử dụng các khoản thu, chi, kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu, trái với quy định (nếu có) trong các đơn vị trường học; có hình thức xử lý nghiêm đối với người đứng đầu các đơn vị để xẩy ra vi phạm trong thu, chi. Tiếp nhận thông tin giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phản ánh của công dân (nếu có). Phối hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục có tối thiểu các thông tin sau để tạo thuận lợi đối với việc xử lý: Họ và tên người trả tiền; Họ và tên người thụ hưởng; lý do thanh toán; Mã/số hóa đơn thanh toán; Bố trí đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh, học sinh và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và các dịch vụ giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho người học và gia đình người học; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin để kết nối, tích hợp dữ liệu với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán, cung cấp cho

11

người học các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trên điện thoại di động. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, làm chủ dữ liệu và bảo mật thông tin riêng tư. 2. Đối với UBND các xã, thị trấn: Căn cứ hướng dẫn của UBND huyện, thống nhất bằng văn bản đối với các đơn vị trường về từng khoản thu, mức thu, chịu trách nhiệm về các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của các đơn vị trường; phối hợp cùng với phòng Giáo dục và đào tạo huyện trong công tác quản lý các khoản thu của các trường học thuộc địa bàn quản lý, không để tình trạng lạm thu trong trường học. Công khai các khoản thu trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, cha mẹ học sinh biết, thực hiện. Thực hiện quản lý dạy thêm học thêm ngoài nhà trường theo Điều 9 quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về việc quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; phê duyệt các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong trường học. 3. Đối với các trường mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, TH&THCS: Triển khai hướng dẫn này đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh của trường mình; nghiêm cấm các trường tự ý đặt ra các khoản thu bất hợp lý, trái với quy định. Thực hiện công khai đúng qui định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDDT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; công khai các khoản thu trong trường học trên trang Website của nhà trường. Trước khi thu, nhà trường phải thông báo bằng văn bản có chữ ký của Hiệu trưởng và dấu của nhà trường về các khoản thu trong trường học tới phụ huynh học sinh; các khoản thu khi thu phải cấp hóa đơn (biên lai) đầy đủ cho học sinh theo qui định. Các khoản thu học phí, dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục các đơn vị thu nộp về tài khoản tiền gửi của đơn vị tại kho bạc, ngân hàng theo quy định. Từ năm học 2022-2023 triển khai thu học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục không dùng tiền mặt. Ban thanh tra nhân dân các trường học có trách nhiệm giám sát chặt chẽ công tác thu, chi, quản lý và sử dụng các khoản thu, chi trong trường học. Hàng năm phải thực hiện độc lập thanh tra, giám sát các khoản thu, chi trong trường học tại đơn vị, báo cáo kết quả thanh tra, giám sát các khoản thu, chi trong trường học về phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (thời gian báo cáo vào ngày 20 tháng 5 hàng năm). Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và cơ quan quản lý cấp trên về thực hiện các khoản thu, chi của đơn vị trường.

12

Tổng hợp báo cáo các khoản thu, mức thu của năm học về phòng giáo dục và đào tạo vào ngày 15 tháng 10 hàng năm để phòng tổng hợp báo cáo UBND huyện và Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc. 4. Đối với Ban Đại diện Cha mẹ học sinh: Phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban Đại diện Cha mẹ học sinh. Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban Đại diện Cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện cho Hội cha mẹ học sinh theo qui định tại Điều 10 của Điều lệ Ban Đại diện Cha mẹ học sinh. Không tổ chức quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện, không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban Đại diện Cha mẹ học sinh theo điểm a, điểm b mục 4 Điều 10 của Điều lệ Ban Đại diện Cha mẹ học sinh. VII. HIỆU LỰC THI HÀNH: Hướng dẫn này áp dụng từ năm học 2022-2023, thay thế hướng dẫn số 7416/HD-UBND ngày 12/10/2021 của UBND huyện Yên Lạc. Khi các văn bản dẫn chiếu trong hướng dẫn này có văn bản điều chỉnh thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân huyện (qua phòng Giáo dục và Đào tạo) để được hướng dẫn giải đáp./. Nơi nhận: - Sở GDĐT Vĩnh Phúc (B/c); - CT, các PCT UBND huyện; - CPVP HĐND&UBND huyện; - Phòng TCKH huyện; - Thanh tra huyện; - UBND các xã, thị trấn; - Các trường MN, TH, THCS; - Lưu: VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Lê Huy