Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Bài viết này đã được cùng viết bởi . Claire Wentzel là nghệ sĩ từng đoạt giải thưởng và nhà tư vấn chiến lược sáng tạo. Bà điều hành doanh nghiệp Red Rose Studios tại Las Vegas, Nevada - và cũng tại đây, bà công tác tại Hội đồng Nghệ thuật công tại quận Clark. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, bà có chuyên môn về nghệ thuật kết hợp truyền thông, truyền tải thông điệp thương hiệu và xây dựng văn hóa tổ chức. Bà có bằng cử nhân Mỹ thuật loại giỏi của Đại học Colorado-Boulder và hoàn thành chương trình thực tập hội họa tại Trường Mỹ thuật và Điêu khắc Quốc tế. Tác phẩm đường phố bằng phấn của bà đã được giới thiệu trên EdHat và quảng cáo Lễ hội Mỹ thuật Đường phố Ý I Madonnari.

Bài viết này đã được xem 97.910 lần.

Từ thời xa xưa, người ta đã dành ra rất nhiều thời gian để nắm bắt thần thái trên gương mặt con người qua những bức chân dung. Thật thú vị khi thưởng thức những tác phẩm như vậy, nhưng nếu bạn biết vẽ thì còn thú vị hơn. Trong khi thân người diễn tả phần động trong bức vẽ thì gương mặt lại thể hiện biểu cảm – là phần hồn trong mỗi chúng ta. Bạn có thể học cách lột tả điều này bằng cách học vẽ gương mặt người cơ bản, và bước tiếp theo là vẽ bằng chì than – hoặc màu vẽ.

  • Vẽ phác nhẹ một đường dọc ở giữa, sau đó vẽ một đường ngang cắt giữa hình oval. Đôi mắt sẽ được vẽ trên đường kẻ này. Chia không gian bên dưới thành hai phần và kẻ một đường ở giữa. Đây sẽ là vị trí của chiếc mũi có chiều dài trung bình. Chia không gian bên dưới thành 3 phần. Miệng sẽ ở một phần ba trên cùng, và phần còn lại sẽ là cằm.
  • Trên phương diện giải phẫu của một khuôn mặt đúng tỷ lệ, chiều ngang khuôn mặt sẽ bằng năm con mắt xếp nối nhau, mỗi mắt có độ dài bằng với khoảng cách giữa hai mắt mà bạn sẽ vẽ. Bắt đầu từ bên trái, hai con mắt sẽ vẽ là con mắt thứ hai và con mắt thứ tư. Thông thường, góc trong mắt sẽ hướng xuống; góc ngoài mắt có thể hướng lên hoặc hướng xuống tùy từng gương mặt. Với hướng dẫn này, góc ngoài của mắt nên vẽ xếch lên một chút sao cho đường vẽ mí mắt dưới có hình dạng như chữ "s" rất nhẹ nằm ngang.
  • Chiếc mũi sẽ hẹp nhất ở giữa hai mắt và rộng nhất ở cánh mũi. Chú ý hình dạng của chóp mũi bên dưới. Mũi của mỗi người mỗi khác, và nếu bạn vẽ chân dung thì việc nắm bắt được chính xác hình dạng mũi sẽ giúp cho bức vẽ của bạn giống thật hơn.
  • Vẽ hai tai ở hai bên đường kẻ này. Lưu ý rằng phần trên của tai sẽ nhô ra ngoài nhiều hơn và thu vào trong khi gần xuống dái tai. Một số người có dái tai dính liền, một số lại có dái tai tách ra. Tai là phần tương đối phức tạp khi vẽ – đầu tiên bạn nên vẽ đơn giản cho đến khi bạn biết cách vẽ hình dạng tai.
  • Vẽ một hình chữ "V" dẹp và tròn, hơi vòng xuống dưới đường kẻ thấp nhất. Đây sẽ là đường viền môi dưới. Nối đường vẽ môi dưới với một hình chữ "M" rộng và mềm mại làm viền môi trên. Vẽ một hình chữ "m" rất nhẹ giữa hai môi để tách môi trên và môi dưới, đồng thời xác định tỷ lệ giữa hai môi. Bạn có thể dịch chuyển miệng lên vị trí cao hoặc thấp hơn và vẽ tỷ lệ khác nhau giữa môi trên và môi dưới để tạo sự khác biệt cho khuôn mặt.
  • Tóc là phần khá khó vẽ, nhưng bạn hãy bắt đầu bằng các nét vẽ khuôn cho mái tóc. Bạn muốn nhân vật có mái tóc thẳng? Hãy vẽ các đường song song lượn quanh trán. Nếu là tóc quăn? Bạn có thể vẽ các nét cong. Chú ý, tóc quăn sẽ tách ra từng cụm với các sợi tóc vẽ song song.
  • Phần cổ sẽ dày hơn là chúng ta thường nghĩ. Hai cạnh của cổ sẽ xuất phát từ trên đường viền hàm và vẽ hơi cong xuống.

Bạn có thể vẽ cổ áo sơ mi, cổ áo khoác hoặc cổ lọ - thậm chí không vẽ cổ áo. Kiểu áo mà bạn thêm vào sẽ gợi ý cho người xem về thời gian và địa điểm trong bức vẽ.

Các chi tiết như mắt, mũi, miệng luôn đóng vai trò quan trọng nói lên cái hồn của nhân vật. Trạng thái của nhân vật bao gồm: vui, buồn, giận dữ… được thể hiện rất rõ qua các chi tiết. Mỗi nhân vật đều có những đặc điểm riêng khác biệt. Có người có khuôn mặt ngắn, mắt to, mũi nhỏ hoặc mặt dài, mũi dài, miệng rộng…

  1. MIỆNG

1. Sau đây là một số đặc điểm chung của Miệng (môi)

– Môi bình thường: Môi trên mỏng hơn môi dưới, khóe miệng cân bằng, chiều rộng của miệng rộng hơn cánh mũi một chút.

– Môi dày: Môi trên và môi dưới dày như nhau và tổng độ dày của 2 môi lớn hơn tổng độ dày của dáng môi bình thường.

– Môi mỏng: Môi trên và môi dưới mỏng như nhau và tổng độ dày của 2 môi nhỏ hơn tổng độ dày của dáng môi bình thường.

2. Yếu tố chi phối đến đặc điểm của miệng (môi)

– Nhân trung: Nhân trung rộng, dài hoặc hẹp sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ của môi trên, tuy nhiên ta có thể thấy một số yếu tố đi kèm như: nhân trung rộng, sâu thường đi với đôi môi dày còn nhân trung dài,mỏng thường đi với đôi môi mỏng.

– Cấu tạo hàm răng: Khi hàm răng đều thì môi sẽ ở trạng thái bình thường, trường hợp răng đều nhưng hơi nhô ra sẽ khiến môi bị đẩy ra phía trước. ở hàm răng bị hô thì môi bị thay đổi rất lớn thậm chí không thể khép kín phá vỡ hình dáng cấu trúc của môi.

– Hình dáng môi trên: Ở một số khuân mặt môi trên nơi tiếp xúc với môi dưới có các đặc điểm như:

+ Giữa môi gấp khúc, 2 bên khóe môi thẳng

+ Giữa môi gấp khúc, 2 bên khóe môi cong xuống ( hình chữ M )

+ Giữa môi thẳng, 2 khóe môi cong lên trên

+ Giữa môi thẳng, 2 khóe môi cong xuống dưới.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

3. Khi vẽ miệng:

Nên chú ý đến hình dáng tổng thể, hướng của miệng.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Để diễn tả được trạng thái của miệng cần chú ý đến đường giữa 2 môi, cong lên trên hay xuống dưới, buồn hay vui…

Có thể theo các bước hướng dẫn vẽ bên dưới cho 3 góc: chính diện, nghiêng 3/4 và góc nghiêng 1/2.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Giai đoạn hoàn thiện cần chú ý đến sắc độ của môi, cụ thể: Môi trên đậm hơn môi dưới, nhấn đậm vào đường giữa môi, khóe môi, gầm môi bên dưới.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

II. TAI

1. Đặc điểm chung của tai:

– Vành tai trên mỏng hơn vành tai dưới.

– Vách ngăn tai.

– Lỗ tai.

– Chiều dài của tai bằng với chiều dài của mũi.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

2. Các yếu tố chi phối đến đặc điểm của tai:

– Tai quá ngắn hoặc dài.

– Vành tai quá rộng.

– Tai quá nhỏ hoặc to so với khuôn mặt.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

3. Khi vẽ tai :

Nên chú ý đến các chi tiết chính, có một số chi tiết có thể lược bỏ như vành tai bên trong. Nên chú ý đến sắc độ đậm nhạt vì nó quyết định sự thành công trong việc diễn tả chi tiết tai. So với các chi tiết trên khuôn mặt thì tai là chi tiết nên vẽ đơn giản, không cần quá chi tiết.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

III. MẮT

1. Đặc điểm chung của mắt:

– Cầu mắt trên, dưới.

– Mí mắt trên, dưới.

– Tròng mắt, con ngươi.

– Khoảng cách giữa 2 mắt là 1 con mắt, tổng độ rộng khuôn mặt là 5 con mắt.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

2. Các yếu tố chi phối đến đặc điểm của mắt:

– Mắt quá ngắn hoặc dài.

– Đuôi mắt cụp xuống hoặc xếch lên.

– Mí trên một hoặc hai mí.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

3. Khi vẽ mắt: .

Nên vẽ cấu tạo của toàn bộ mắt bên trong hốc mắt của xương sọ. Hướng nhìn quyết định vị trí con ngươi. Mắt nhìn lên hoặc xuống, độ đậm nhạt của 2 mí ( mí trên làm đậm hơn mí dưới ), đuôi mắt cụp hay xếch lên.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Vẽ mắt ở góc nghiêng 3/4 nên chú ý đến khoảng cách của mắt, hướng con ngươi nhìn để tránh tình trạng mắt bị lác, hay quá gần nhau.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

IV. MŨI

1. Đặc điểm chung của mũi:

– Ấn đường vừa phải.

– Sống mũi thẳng hoặc gãy.

– Đầu mũi to hoặc nhỏ.

– Cánh mũi – to – rộng – dày hoặc mỏng- nhỏ – hẹp.

– Cánh mũi khoằm xuống.

– Cánh mũi và đầu mũi hếch lên trên.

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

2. Các yếu tố chi phối đến đặc điểm của mũi:

– Mũi quá ngắn hoặc dài.

– Cánh mũi và đầu mũi cụp xuống hoặc xếch lên.

– Đầu mũi quá to.

– Cánh mũi quá to.

3. Cách vẽ mũi: .

Có thể theo các bước hướng dẫn vẽ bên dưới cho 3 góc: chính diện, nghiêng 3/4 và góc nghiêng 1/2

Hướng dẫn cách vẽ khuôn mặt giân dữ

Hướng sáng quyết định độ đậm nhạt của mũi. Thường sống mũi nhô lên vì vậy sắc độ sáng hơn 2 bên cánh mũi. Gầm mũi thường tối do gập xuống, sắc độ tối nhất là lỗ mũi.

Trên đây là một số đặc điểm và cách vẽ những chi tiết chính trên khuôn mặt. Ngoài ra, khi đã dựng xong các chi tiết chính, lúc lên bóng cần chú ý đến hướng sánh sáng tác động lên khuôn mặt. Bởi hướng sáng cũng sẽ tác động lên sắc độ các chi tiết trên khuôn mặt.