Hướng dẫn cách rửa ảnh trong phòng kín năm 2024

1. Phòng tối: là một căn phòng tối thiểu khoảng 10m2 để đặt được máy phóng loại nhỏ, tuyệt đối kín sáng. Một số tiêu chuẩn cơ bản của phòng tối gồm:

  • Như tên gọi, nó phải ‘tối’ tuyệt đối, không có ánh sáng từ bên ngoài lọt vào,
  • Có thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ, để đảm bảo an toàn không khí khi tiếp xúc hóa chất và giữ nhiệt độ của phòng ở mức gần tiêu chuẩn (20°C),
  • Có đường điện và đường nước sạch.

Phòng rọi ảnh được chia làm 2 khu: khu khô và khu ướt. Phải được bố trí thuận tiện để đi lại, tránh va đụng phải các đồ đạc khác.

Hướng dẫn cách rửa ảnh trong phòng kín năm 2024
Khu khô: là nơi rọi ảnh, là nơi khô ráo, cao phù hợp để làm việc khi đứng. Có đường điện phù hợp gắn bóng đèn trong máy rọi và các thiết bị điện khác. Một số dụng cụ của khu khô gồm có:

  • Máy rọi ảnh
  • Giấy rọi ảnh và dụng cụ bảo quản giấy rọi chống lộ sáng (tủ, hộp đen, túi đen…)
  • Bàn kẹp giấy ảnh (easel)
  • Đồng hồ bấm giờ
  • Đèn đỏ: nói cụ thể ở mục 2

Khu ướt: là nơi pha hóa chất, hiện-hãm-rửa ảnh sau khi rọi, và phơi ảnh. Điều kiện cơ bản là phải có đường nước sạch (cần kiểm tra chất lượng nước trước khi làm phòng tối) và đường thoát nước. Một số dụng cụ đặt ở khu ướt gồm:

  • Khay đựng thuốc: đọc mục 4.
  • Kẹp gắp giấy: mỗi khay thuốc cần 1 kẹp giấy riêng, bằng nhựa để tránh bị ăn mòn bởi thuố, và có các màu an toàn với giấy (xanh lá cây, trắng, đỏ)
  • Dây phơi, kẹp giấy ảnh…

Hướng dẫn cách rửa ảnh trong phòng kín năm 2024

Lưu ý phòng tối chỉ cần cho rọi ảnh, tráng film hoàn toàn không cần phòng tối như mọi người tưởng, có thể ra ngồi bờ hồ tráng film cho mát cũng được, nhưng rọi ảnh buộc phải có phòng tối. Cách sắp đặt phòng tối sẽ nói rõ trong phần 4.

2. Đèn đỏ:

Nguyên tắc là giấy ảnh đen trắng không tương tác với đèn đỏ. Trước khi dùng nhớ kiểm tra thật kỹ bóng đèn vì không phải loại bóng đèn đỏ nào cũng không tương tác với giấy.

Công suất đèn đỏ tham khảo thêm hướng dẫn của loại giấy ảnh sẽ dùng, thông thường bóng đèn đỏ công suất tầm 15W với bóng dây tóc, đặt cách giấy ảnh từ 1-2m, không để chiếu vào giấy ảnh quá 2h.

Hướng dẫn cách rửa ảnh trong phòng kín năm 2024

3. Máy phóng: cái này bắt buộc rồi, ở phần 3 mình sẽ mô tả chi tiết máy phóng ảnh, nhưng nó là máy giúp đảo ngược quy trình chụp ảnh để rọi ảnh (lúc này tấm giấy ảnh đóng vai trò là cảm biến/bản film khi chụp ảnh). Máy hay đi kèm với lens phóng và bóng đèn rọi. Giá máy phóng thì cũng vô biên nhưng không đắt. Nếu gặp may mua được các loại máy rọi nhỏ nghiệp dư, chỉ có các tính năng cơ bản giá chỉ từ 1-2tr. Các loại máy chuyên nghiệp rọi được khổ giấy to thì giá cũng từ 300-1000+$

4. Khay thuốc: khay này để đựng thuốc hiện, ngưng và hãm. Thường ngưng dùng nước lã cũng được nhưng mình khuyên sử dụng dấm pha loãng, mục đích là để bảo vệ thuốc fix không bị hòa tan bởi thuốc hiện còn dính lại trên giấy.

Khay phải to hơn 1 chút so với kích thước loại giấy sắp sử dụng, sâu lòng tầm 5cm và có mép rót được, ngoài ra ở đáy khay phải có sống để tránh giấy ảnh bị dính đáy. Khay phải có màu xanh green, trắng, hoặc đỏ.

Hướng dẫn cách rửa ảnh trong phòng kín năm 2024

5. Giấy ảnh: Chia theo chất liệu giấy thì có2 loại: RC (resin coated) và FB (fiber), chia theo loại tương phản thì có 2 loại Graded và Variable Contrast (VC).

Giấy RC: có lớp tráng phủ, hơi bóng, dễ rửa và bảo quản. Nhờ có lớp tráng phủ mà quy trình hiện giấy diễn ra nhanh hơn, giấy nhanh khô hơn, khi khô khá phẳng, giá thành rẻ, độ chi tiết và tương phản cao. Độ bền không cao bằng giấy FB.

Gồm có các loại bề mặt: Glossy, Matte, Pear, Satin…

  • Glossy: Giấy cho tone màu khá ‘rich’, màu đen rất đen và trắng rất trắng. Tương phản cao, độ sharp cao. Dễ bị xước, dính dấu vân tay, bị lóa khi xem ảnh (nhất là khi đặt sau tấm kính.
  • Matte: Giấy cho tương phản thấp hơn Glossy, phù hợp với fine art hơn. Màu đen ở mức trung bình và màu trắng hơi đục nhẹ. Bề mặt giấy hơi sần nhẹ, không bị bóng. Có thể che một số khuyết điểm về ảnh chụp do độ chi tiết không cao. Ít bị dính vân tay hơn.
  • Pearl: Là sự kết hợp ưu điểm của Glossy và Matte. Giấy này cho tương phản cao, chi tiết tốt nhưng khó ăn dấu vân tay và khó xước hơn. Với người mới chơi mình recommend loại Pearl.

Giấy FB: đây là loại giấy ưa thích của dân chuyên nghiệp, nhất là đối với việc trưng bày, triển lãm. Giấy có hạt tinh thể bạc mịn hơn RC, chống xước tốt, chống loang. Có nhiều tone màu để lựa chọn như nâu, xanh, sepia… Vấn đề lớn nhất của giấy FB là quá trình hiện và hãm lâu hơn, và khi khô nó rất cong, buộc phải có cách để giữ nó phẳng trong suốt quá trình chờ khô. Ông bạn Manfred của mình sau khi rửa giấy xong là ép kính luôn cho tới lúc khô.

Giấy Variable Contrast: đấy là giấy nhiều mức tương phản, và mức tương phản được điều khiển bởi filter lúc rọi. Nhiều mức tương phản có thể được thể hiện trên cùng 1 loại giấy. Mình recommend loại này cho những người có filter rọi ảnh. Thường giấy này để rọi nháp tìm mức tương phản phù hợp trước khi rọi bản cuối cùng trên giấy có mức tương phản cố định (graded contrast)

Giấy Graded contrast: Giấy có mức tương phản cố định, được đánh số từ 0- 5. Giấy số 0 có mức tương phản thấp nhất và giấy số 5 có mức tương phản cao nhất. Nếu đã biết trước mức tương phản phù hợp với bản phim có thể mua thẳng giấy có grade tương ứng để rọi.