Hướng dẫn cách làm tiền giả

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của người dân đối với dự thảo nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

NHNN cho biết, trong các năm qua, khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên phù hợp quy mô phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ in, sao chụp, xử lý hình ảnh và internet, việc làm tiền giả dễ dàng thực hiện hơn, kỹ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi hơn.

Trước thực trạng tội phạm tiền giả vẫn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam bổ sung thêm lực lượng phòng, chống tiền giả, quy định điều kiện khi sao chụp tiền.

Hướng dẫn cách làm tiền giả
Kỹ thuật làm tiền giả ngày càng tinh vi hơn (Ảnh: Zing)

Theo đó, để hạn chế các hành vi vi phạm quy định về sao chụp, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ tiền Việt Nam, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả đối với mẫu thiết kế các loại tiền Việt Nam, cần thiết quy định các điều kiện, tiêu chuẩn sao chụp, sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam trong văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, thông tin đầy đủ thủ tục hành chính về sao chụp, sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam, tạo điều kiện thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân sao chụp tiền Việt Nam đúng pháp luật.

Dự thảo Nghị định cũng quy định một số điều kiện về việc sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam như phải nộp hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị được sao chụp tiền, Ngân hàng Nhà nước sẽ có công văn trả lời; việc sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam không nhằm mục đích thương mại, không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào trừ trường hợp dùng để viết báo...

Ở nước ta, tình trạng tội phạm lưu hành, vận chuyển, tiêu thụ tiền giả đã xảy ra tại một số địa phương với thủ đoạn, phương thức ngày càng phức tạp. Tiền Việt Nam bị làm giả làm giảm giá trị của đồng tiền do NHNN phát hành, tác động đến an ninh tiền tệ quốc gia, giảm lòng tin của người dân vào chính sách, công tác quản lý, điều hành tiền tệ của Nhà nước.

Theo các cơ quan chức năng, trước đây, tiền giả chủ yếu sản xuất ở nước ngoài, được vận chuyển, đưa vào trong nước tiêu thụ. Song những năm gần đây, đã xuất hiện tội phạm làm tiền giả tại một số địa bàn như: Đắk Nông, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định…

Trong những năm qua, lực lượng công an, bộ đội biên phòng đã phát hiện, triệt phá hàng nghìn vụ liên quan đến tiền giả, thu giữ nhiều tang vật liên quan. Lượng tiền giả thu giữ qua cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng lên đến hàng chục tỷ đồng tiền giả.

Đáng chú ý, kỹ thuật làm tiền giả cũng ngày càng tinh vi hơn. Trước đây, tiền giả chủ yếu được in ở nước ngoài trên chất liệu nilon. Những năm gần đây, đã xuất hiện tiền giả được in trong nước, chủ yếu trên giấy. Nhìn chung, các loại tiền giả tiền polymer có kỹ thuật làm giả đơn giản, dễ kiểm tra nhận biết bằng tay và mắt thường. Song, theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình hoạt động của tội phạm tiền giả trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp.

Do vậy, để công tác phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam đạt hiệu quả và toàn diện, cần thiết bổ sung thêm lực lượng chức năng tham gia và tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

Gia Hưng

Hướng dẫn cách làm tiền giả

Rao bán tiền giả tràn lan

Hiện nay, trên mạng xã hội nhiều tài khoản rao bán tràn lan các loại tiền polymer giả với mệnh giá từ 50.000 đến 500.000 đồng.

Cửa sổ nhỏ chỉ có ở 4 mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ và 50.000đ, là chi tiết nền nhựa trong suốt và đặt tại phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền. Khi đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng phù hợp (có thể là ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt, đèn đường, đèn flash điện thoại) sẽ nhìn thấy hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng. Lưu ý đối với những tờ tiền cũ, cửa sổ nhỏ thường có nhiều vết xước nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Ở tiền giả, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.

Chiều 23-6, TAND TP Cần Thơ sau khi xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Văn Khiêm (28 tuổi) 13 năm tù về hai tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lê Minh Nhựt (22 tuổi) và Thái Dương Hoàng Bửu (25 tuổi) cùng bị tòa tuyên phạt năm năm tù về tội lưu hành tiền giả. Năm bị cáo còn lại bị phạt mức án 2-3 năm tù treo cùng về tội lưu hành tiền giả.

Ngoài ra, tòa còn tuyên trả tự do cho hai bị cáo tại tòa; Tuyên buộc các bị cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính.

Hướng dẫn cách làm tiền giả

7/8 bị cáo có mặt tại phiên tòa sơ thẩm, một bị cáo xin vắng mặt vì điều kiện dịch bệnh. Ảnh: NHẪN NAM

Trước đó, trong phiên xử ngày 22-6, tòa cho biết bị cáo PQT có đơn xin được xét xử vắng mặt do điều kiện dịch bệnh COVID-19 không thể tham dự phiên tòa. Bị cáo này đang tại ngoại, hiện cư trú tại tỉnh Hòa Bình.

Bào chữa cho bị cáo Khiêm, luật sư cho biết bị cáo đã tốt nghiệp đại học, mới ra trường nhưng chưa xin được việc làm. Bị cáo mới lập gia đình, chưa có tiền làm ăn, suy nghĩ thế nào đó lại đi đến hành vi phạm pháp này…

Theo cáo trạng, sau khi xem cách thức làm tiền giả trên mạng YouTube, khoảng đầu tháng 6-2020, Khiêm nảy sinh ý định làm tiền giả để bán. Khiêm mua một máy in phun màu, một laptop và trực tiếp thực hiện các công đoạn làm tiền giả.

Cụ thể, Khiêm dùng tờ tiền thật mệnh giá 500.000 đồng đưa vào máy scan rồi chuyển hình ảnh sang laptop để chỉnh sửa kích thước, màu sắc cho giống với tờ tiền thật.

Sau đó, Khiêm cho in hình ảnh tờ tiền này trên tờ giấy khổ A4 (mỗi tờ A4 in được bốn hình tờ tiền). Tiếp đến, Khiêm dùng miếng nilon mỏng bọc lấy tờ A4 rồi cho vào máy ép plastic để ép dính lại, dùng dao lam tách thành những tờ tiền riêng lẻ, hoàn chỉnh giống như tiền thật.

Tổng số tiền giả Khiêm làm ra được khoảng trên 150 triệu, loại có mệnh giá 500.000 đồng.

Hướng dẫn cách làm tiền giả

Bị cáo Nguyễn Văn Khiêm tại tòa. Ảnh: NHẪN NAM

Sau đó, thông qua mạng xã hội Facebook, Khiêm sử dụng Facebook có tên “Hàng Thật” để nhắn tin, trao đổi và rao bán tiền giả cho Bửu, Trân, Sơn, Nhật và PQT (học sinh lớp 12 ở Hòa Bình) trong tháng 6 và 7-2020, với tổng số tiền khoảng 88 triệu tiền giả để thu lợi 26,3 triệu tiền thật.

Ngoài ra, Khiêm còn khai thông qua Facebook “Phùng Ngọc Thể” (đã mua 30 triệu tiền giả của Khiêm), Khiêm bán tiền giả cho Võ Hoàng Trúc Vy 21 triệu tiền giả để lấy 3,5 triệu đồng tiền thật. Khi Vy chuyển tiền thật cho Khiêm thì Khiêm chiếm đoạt số tiền này và chặn liên lạc với Vy.

Ngoài số tiền giả 88 triệu Khiêm đã bán thì sau khi bị phát hiện, Khiêm đã giao nộp cho công an 24 triệu…

Theo kết luận giám định, tiền giả do Khiêm làm ra bằng phương pháp in phun màu.

Theo cáo trạng, đối với người sử dụng Facebook tên Phùng Ngọc Thể và Võ Hoàng Trúc Vy, do chưa xác định được nhân thân hai đối tượng nên cơ quan an ninh điều tra sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý sau.

Hướng dẫn cách làm tiền giả
Đi tù vì cầm tiền giả vào siêu thị mua hàng

(PLO)- Người đàn bà cầm 2 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng vào siêu thị mua hàng, bị phát hiện, lãnh án 3 năm tù giam.