Hướng dẫn báo giảm nghỉ không lương

Công ty em có mấy chú bảo vệ xin nghỉ không lương tháng 4. Em đã báo giảm BHXH tháng 4, giờ sang tháng 5 lại tiếp tục xin nghỉ không lương thì em báo tăng trở lại, sau đó mới báo giảm? Hay là em báo giảm luôn của tháng 5?

Theo quy định tại Điều 10 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 hướng dẫn thời gian thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định:

10. Thời hạn khai báo hồ sơ

10.1. Đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần.

Ví dụ: Hồ sơ tháng 8/2017 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 01/08 đến ngày 31/08/2017.

10.2. Khi có phát sinh tăng lao động đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.

10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.

Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ không lương tháng 4, tháng 5 nếu đã báo giảm BHXH từ tháng 4 (chưa báo tăng trở lại) thì không cần thiết phải tiếp tục báo giảm nữa, có nghĩa là đợi đến khi người lao động đi làm trở lại thì sẽ báo tăng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 10 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 hướng dẫn thời gian thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định:

10. Thời hạn khai báo hồ sơ

10.1. Đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần.

Ví dụ: Hồ sơ tháng 8/2017 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 01/08 đến ngày 31/08/2017.

10.2. Khi có phát sinh tăng lao động đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.

10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.

Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ không lương tháng 4, tháng 5 nếu đã báo giảm BHXH từ tháng 4 (chưa báo tăng trở lại) thì không cần thiết phải tiếp tục báo giảm nữa, có nghĩa là đợi đến khi người lao động đi làm trở lại thì sẽ báo tăng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 98 Luật BHXH năm 2014; hướng dẫn tại Điều 23, Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 32 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam thì người sử dụng lao động phải thông báo với cơ quan BHXH khi có thay đổi thông tin tham gia BHXH; đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng cho người lao động theo quy định.

Vì vậy, công ty bà lập báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của BHXH Việt Nam) để báo dừng tham gia BHXH, kể từ tháng người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và báo giảm lao động tham gia BHXH kể từ tháng chấm dứt hợp đồng lao động.

Cho e hỏi là NLĐ trong tháng đi làm 9 buổi, còn lại xin nghỉ không lương thì cty báo giảm bảo hiểm xã hội theo phương án nào ạ

Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp của chị, khi người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp mới thực hiện thủ tục báo giảm lao động.

Do đó, chị cần xác định chính xác số ngày làm việc mà người lao động không làm và không hưởng lương trong tháng để biết có phải thực hiện thủ tục báo giảm hay không? Cụ thể:

- Trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương chưa đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng: Doanh nghiệp không thực hiện thủ tục báo giảm lao động.

- Trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương từ đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục báo giảm lao động theo quy định.

Trường hợp phải báo giảm lao động thì chị sẽ thực hiện báo giảm theo phương án "Giảm do nghỉ không lương" - mã phương án là "KL" nếu thực hiện việc báo giảm trên phần mềm hỗ trợ kê khai thông tin bảo hiểm xã hội.

Chị có thể tham khảo chi tiết tại công việc: Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Ngoài ra, chị có thể tham khảo thêm một số bài viết:

- 04 điều doanh nghiệp phải biết về báo tăng/giảm lao động.

- Báo tăng/giảm lao động muộn, DN bị xử lý như thế nào?

Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.

Trân trọng!

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của Pháp luật doanh nghiệp. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email khoinghiep@thuvienphapluat.vn.

Chủ đề