Hướng dẫn backup website bằng cpanel

Hướng dẫn cách sao lưu (Backup) và khôi phuc (Restore) website WordPress, bạn có thể tạo file backup và di chuyển web sang hosting khác. sau khi tạo file backup thì bạn download bản backup về máy tính sau đó upload và khôi phục (restore) lại vị trí ban đầu. Việc này giúp chúng ta làm chủ dữ liệu và không rơi vào tình trạng mất website. Trong bài viết này sẽ dùng hosting cPanel. Nếu bạn muốn cài website từ Source của IMTA bạn hãy mua hosting cPanel và 1 tên miền, sau đó trỏ tên miền (domain) về hosting sẵn nhé.

Trọng tâm bài viết này sẽ hướng dẫn bạn Backup (sao lưu) và Restore (khôi phục) dữ liệu website WordPressbằng phương pháp thủ công. Tức là bạn có 2 file: 1 file là source code (dạng .zip), và file thứ 2 là file database (dạng .sql).

Vì sao cần sao lưu (backup) dữ liệu website?

Website dùng WordPress nói riêng và mọi website nói chung đều cần được backup dữ liệu. Mục đích của backup website là tạo ra một bản sao lưu của website để sử dụng khi cần thiết. Và chi tiết về 02 trường hợp cần sử dụng file backup thì như mình nêu bên dưới:

Sử dụng file backup để khôi phục dữ liệu website

Nhằm dự phòng khi xảy ra sự cố kỹ thuật nhưng không thể khắc phục. Khi đó bạn có thể khôi phục (restore) lại mọi thứ trên website từ cái file backup đã tạo. Và lúc này, website được quay trở lại thời điểm mà nó đang hoạt động bình thường.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Sao lưu và backup dữ liệu website

Nói về sự cố kỹ thuật của website thì nhiều, tuy nhiên ở đây mình đưa ra 03 nhóm nguyên nhân:

  • Do lỗi kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ hosting: Vì một lý do nào đó máy chủ chứa website của bạn bị hỏng, toàn bộ dữ liệu trên máy chủ bị mất, trong đó bao gồm website của bạn.
  • Website bị nhiễm virus, mã độc, bị hack: cái này rất thường gặp đối với website WordPress (dùng code không có bản quyền, các bản lậu). Khi đó website của bạn có thể bị chiếm quyền kiểm soát để thực hiện cho các mục đích xấu. Nhẹ hơn thì dữ liệu website bị phá hoại, trở thành một mớ hỗn độn.
  • Một nguyên dẫn đến hỏng website là do chính người quản trị gây ra. Thực ra là do “vô ý làm hỏng” chứ không phải là cố tình. Điển hình là những bạn hay vọc vạch mã nguồn website như: chỉnh sửa, thêm bớt tính năng này kia. Và tỉ lệ phát sinh lỗi là 100% nếu tìm ra được cách khắc phục thì không sao, nếu không khắc phục được thì coi như bỏ, làm lại web khác hoặc thuê người khắc phục hộ. Một trường hợp phổ biến khác, là khi bạn nâng cấp mã nguồn, theme, plugin. Nếu nâng cấp lên mà phiên bản mới mà nó không tương thích thì cũng dẫn đến xung đột gây ra lỗi.
  • Khi bạn chạy quảng cáo Google Ads bạn có nhu cầu sao chép website ra nhiều domain khác nhau bởi vì đôi khi bạn bị banned website.

Sử dụng file backup để chuyển nơi lưu trữ website

Chuyển nơi lưu trữ website hay cách gọi quen thuộc là “chuyển hosting“. Bạn sẽ thực hiện việc này khi cần thay đổi nơi lưu trữ website. Ví dụ: trước đó bạn dùng hosting của nhà cung cấp A, nhưng sau khi dùng một thời gian, thấy không đảm bảo chất lượng. Vì thế bạn thuê một gói hosting của nhà cung cấp B. Và lúc này, bạn cần chuyển toàn bộ dữ liệu website sang hosting mới.

Sử dụng file backup để nhân bản website

Restore cũng là một phương pháp để bạn sao chép (nhân bản website) hoặc chuyển đồng thời website sang tên miền và hosting khác.

Những đơn vị thiết kế website WordPress sẽ thường dùng file backup với mục đích này. Họ sẽ tạo ra nhiều website mẫu và file backup tương ứng. Khi khách hàng chọn một mẫu bất kỳ, thì họ sẽ đưa file backup lên hosting của khách hàng với giao diện giống y hệt website mẫu đã chọn, không cần phải thiết kế, làm lại từ đầu. Giải pháp này cực kỳ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.


Cách 1: Hướng dẫn Backup Website bằng cPanel

Nếu bạn nào đang sử dụng hosting có trình quản lý cPanel thì bạn có thể backup nguyên 1 file bao gồm cả source code và database (sql) chỉ bằng vài click đơn giản.

Bước 1: Truy cập vào cPanel, tìm đến mục File => click chuột vào Backup Wizard

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Backup website bằng cPanel

Bước 2: Nhấn vào mục Backup để bắt đầu tiến hành

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Nhấn backup website

Bước 3: Chọn Fullbackup để có bản backup đầy đủ nhất: Bao gồm source code, Database (sql) và file email (có thể file email không cần)

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Full Backup cPanel

Bước 4: Nhấn vào Generate Backup để cPanel tiền hành backup cho bạn. Lúc này bạn có thể tùy chọn phương án là cho phép thông báo sau khi hoàn thành backup hay không. Bạn nên tích vào email thông báo sau khi quá trình backup hoàn tất.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Generate Backup

Như vậy là quá trình backup tới đã xong, sau khi backup bạn tải file về nhé. Trong file tìm mục source code là folder chứa website (website chính nằm ở publish_html), còn datase nằm trong folder sql.


Cách 2: Hướng dẫn backup (sao lưu) website WordPress

Ở đây mình có một website mẫu là imta.vn | Website này hiện tại là một bản demo với giao diện dạng shop (hoặc landing page). Và mình sẽ tiến hành thực hiện backup dữ liệu website này. Bạn dựa vào cách làm của mình để thực hiện với website của bạn nhé!

Phương pháp Backup kiểu này chỉ phù hợp với người mới hoặc người bắt đầu từ con số 0 đang tham gia khóa học Digital Marketing mà IMTA có nhắc đến, sử dụng để hiểu rõ cái nào là SQL và Source.

Các bạn mới làm website thì backup theo hướng này để dễ hiểu và phù hợp websie nhỏ, nhưng sau này chúng ta rành rồi thì sẽ dùng chức năng backup của cPanel sẽ tiện lợi hơn.

Các bạn học viên tại IMTA đã có source code rồi thì có thể lên forum hoặc tải file backup trên group của IMTA để lấy 2 file: Databse(sql) và source code (.zip)

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Demo website cần backup

Việc backup một website có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách backup website bằng phương pháp thủ công. Và cụ thể hơn là backup website WordPress trên hosting dùng cPanel.

Việc backup website bằng phương pháp thủ công trên cPanel sẽ cần thực hiện 02 công đoạn. Đó là tạo file backup cơ sở dữ liệu website (database) và dữ liệu website (web data: mã nguồn, theme, plugin, file media,..).

Công đoạn một – tạo file backup dữ liệu website

Bước 01: Trong bảng điều kiển cPanel, bạn mở mục File Manager như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Mở mục File Manager

Bước 02: Mở thư mục public_html

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Chọn thư mục public_htm

Bước 03: Tick vào Select All để chọn tất cả các tập tin và thư mục có trong public_html. Tiếp theo là nhấn chuộc phải >> chọn vào Compress.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Nén tất cả tập tin trong public_html

Bước 04: Khi cửa sổ nén file được mở lên, tại mục Compression Type, bạn chọn định dạng file backup là Zip Archive. Cuộn chuột xuống dưới trong cửa sổ này, tại mục Enter the name of the compressed archive bạn sửa lại tên file backup là tên website của bạn cần backup. Ví dụ như hình bên dưới, tên miền của mình là imta.vn >> đặt tên file là imta-backup.zip

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Đặt tên cho file backup

Sau khi đặt tên file xong thì nhấn vào Compress File(s) để thực hiện nén. Quá trình sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào website bạn có dung lượng lớn hay nhỏ.

Bước 05: Kết quả sau khi nén là được một file có tên là imta-backup.zip như hình bên dưới. Bạn nhấn chuột phải vào file nó >> chọn Download để tải file backup này về máy tính.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Tải về file backup website

Thông thường file backup được tải về sẽ lưu trữ nó trong bộ nhớ máy tính của bạn. Hoặc bạn cũng có thể upload nó lên các dịch vụ lưu trữ khác như Google Drive, One Drive,…

Công đoạn hai – tạo file backup cơ sở dữ liệu website (database)

Bước 01: Trong bản điều khiển cPanel, bạn truy cập vào mục phpMyAdmin như hình bên dưới. Khi đó nó sẽ tự mở trang quản trị phpMyAdmin trong một tab trình duyệt mới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Truy cập phpMyAdmin trong cPanel

Bước 02: Chọn vào database cần backup như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Chọn vào Database cần backup

Bước 03: Nhấn vào nút Xuất (export) để mở công cụ xuất ra file database của website.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Nhấn vào xuất Database

Bước 04: Tại mục chọn phương thức trích xuất database, bạn chọn kiểu Nhanh – chỉ hiển thị các tùy chọn tối thiểu như hình bên dưới. Sau đó nhấn nút Thực hiện.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Chọn phương thức xuất Database

Kết quả sau khi xuất file database bạn được một tập tin có đuôi .sql | Đem file .sql này và file backup data website định dạng .zip ở trên cho vào trong cùng một thư mục như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Lưu file backup trong một folder

Khuyến nghị: Nếu bạn thường xuyên tạo các bản backup cho website, thì tên cho thư mục này cần thể hiện được bản backup này của website nào? có sự kiện gì tại thời điểm backup?. Ví dụ đặt tên folder là Backup imta.vn – truoc khi cap nhat wordpress 5.6 chẳng hạn. Điều này tưởng chừng như đơn giản, nhưng trong trường hợp bạn có một danh sách dài các bản backup, thì sẽ không biết bản nào có thể đưa website trở lại đúng thời điểm mong muốn. Với cách đặt tên rõ ràng bạn sẽ chọn đúng bản backup mình cần.


Restore (khôi phục) website WordPress từ bản backup

Thông thường, các bạn chỉ khi xảy ra sự cố với website mới thực hiện Restore. Tuy nhiên, ở đây bạn hãy thực hành luôn để khi cần thiết thì không phải bỡ ngỡ. Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn khôi phục website trên chính hosting đang dùng, xem như website vừa bị sự cố mất hết dữ liệu.

Bạn là học viên thì lên forum download bản source code và bắt đầu làm từ giai đoạn này.

Công đoạn một – chuẩn bị trước khi (Restore) khôi phục website

Để giả sử cho tình huống website bị mất hết dữ liệu bạn sẽ thực hiện xóa toàn bộ dữ liệu website đang có bằng cách chọn tất cả các file có trong thư mục public_html. >> nhấn chuột phải và chọn Delete >> nhần tiếp vào Confirm để xóa các file này đi.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Xóa toàn bộ website WordPress

Lưu ý: Trong trường hợp website bị nhiễm virus, mã độc thì bạn không nên tự xóa mà hãy liên hệ kỹ thuật của hosting nhờ họ “định dạng” lại gói hosting mà bạn đang sử dụng. Việc này chỉ có kỹ thuật  mới có thể làm sạch hosting đó hoàn toàn được. Và khi đó bạn cũng không cần tìm database và user cũ để xóa, vì hosting sau khi “định dạng” nó như mới, không có gì trong đó cả.

Xóa Database

Bước 01: Bạn chọn vào mục MySQL® Databases như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Chọn vào MySQL Database

Bước 02: Tại mục Current Databases, chọn Delete để xóa database của website như hình bên dưới. Tiếp theo, nó sẽ hỏi lại bạn có chắc chắn muốn xóa database này không, bạn nhấn vào nút Delete Databse để xác nhận nhé ! Sau đó nhấn Go back để quay lại.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Xóa Database của website

Xóa User

Trong mục Current Users bạn nhấn vào nút Delete để xóa tài khoản người dùng hiện tại của website tương tự như với Database ở trên.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Xóa User của website WordPress

Như vậy là bạn đã hoàn thành xóa thành công database, userwebsite data. Tức là website đã bị xóa hoàn toàn rồi đấy. Bây giờ có thể sẵn sàng đề Restore (khôi phục) website rồi.

Công đoạn hai – upload file backup website

Để upload file backup website rất đơn giản. Trong thư mục public_html, bạn chọn vào nút Upload file như hình bên dưới. Sau đó chọn file backup của website đã tải về trước đó. Kết quả được như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Upload file backup lên hosting

Tiếp theo bạn giải nén tập tin backup này ra bằng cách nhấn chuột phải vào file đó >> chọn vào nút Extract như hình bên dưới. Như vậy là hoàn tất công đoạn upload file backup lên hosting.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Giải nén file backup website

Công đoạn ba – tạo user và database mới

Trong trang quản trị phpMyAdmin không cho phép chúng ta upload trực tiếp file database đã backup trước đó. Vì thế, bạn cần phải tạo database và user mới như khi cài đặt website WordPress.

Để tạo database mới, bạn mở phần MySQL® Databases trong bảng điều khiển cPanel. Tại mục Create New Database, bạn tạo một database mới cho website. Tên của database thì đặt đơn giản thôi, như hình bên dưới mình đặt tên là data2. Tức tên database đầy đủ của mình là imtavn_data2.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Tạo Database mới cho website

Kéo xuống dưới, tại mục Add New User, bạn đặt tên cho user mới là user2, tức tên đầy đủ của nó sẽ tương tự như của mình là imtavn_user2. Tiếp đến là đặt mật khẩu cho user và nhấn vào nút Create User để tạo.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Tạo mới User cho website

Tiếp đến, trong mục Add User To Database, bạn nhấn vào nút Add để thêm user vào database đã tạo.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Thêm User vào Database mới

Sau đó nhấn vào ALL PRIVILEGES để chọn tất cả các quyền cho user mới có thể thực hiện với database >> nhấn Make Changes để xác nhận.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Chọn quyền cho User với Database

Công đoạn bốn – import (nhập) file database backup

User và database mới mà bạn vừa tạo ở trên hoàn toàn trống rỗng, không có dữ liệu nào trong đó. Nhiệm vụ bây giờ là nhập (import) file database đã backup trước đó vào database vừa tạo ở trên.

Bước 01: Mở trang quản trị phpMyAdmin lên, chọn vào database mà bạn vừa tạo. Tiếp đó nhấn vào mục Nhập như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Chọn Database vừa tạo

Bước 02: Nhấn vào Chọn tệp như hình bên dưới, chọn tải lên file database backup mà trước đó bạn đã tải về. Của mình file tên là imtavn_data.sql|Tiếp theo là chọn vào nút Thực hiện ở phía dưới cùng.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Nhập file Database đã tải về

Nếu quá trình nhập thành công, không có lỗi lầm gì thì nó sẽ xuất hiện thông báo như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Nhập thành công Database

Công đoạn năm – đổi URL cho website

Trong trường hợp bạn sử dụng file backup của một website khác. Ví dụ như bản backup mà chúng tôi gửi cho bạn, thì sẽ phát sinh vấn đề là website của bạn sẽ tự động chuyển về URL của website gốc. Do đó, bạn hãy thực hiện đổi lại URL website bằng các bước dưới đây.

Bước 01: Trong database website mà bạn vừa khôi phục, bạn tìm và mở bản wp-options lên.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Chọn bản wp_options

Bước 02: Bây giờ bạn tiến hành sửa lại URL ở 02 mục siteurlhome như mình khoanh đỏ bên dưới. Thực hiện bằng cách nhấn vào nút Sửa >> đổi URL hiện tại http://imta.vn thành URL của bạn, ví dụ: http://vanblog.com >> Chọn nút Thực hiện để xác nhận. Bước này đặc biệt quan trọng với các bạn làm SEO website nhé, Bạn làm SEO website thì phải chú ý đến URL vì URL là thứ không đổi. Bạn nào đang học SEO tại IMTA bạn hãy chú ý vào Friendly URL và cấu trúc URL và kiểm tra thật kỹ mỗi khi website hoặc chuyển hosting bạn nhé.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Sửa thành URL website của bạn

Công đoạn sáu – kết nối database với mã nguồn WordPress

Để kết nối database vừa import ở trên, bạn sẽ mở file wp-config.php trong thưc mục public_html trong chế độ chỉnh sửa (Edit) như hình bên dưới.

Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Mở file wp-config.php trong chế độ chỉnh sửa

Sau khi file wp-config.php được mở ra, bạn tìm đến khu vực như mình khoanh đỏ bên dưới. Sửa lại tên user, database và mật khẩu mà bạn đã tạo lại ở trên. Sau đó nhấn vào Save Changes để lưu lại phần chỉnh sửa vừa thực hiện. Trong đó:

  • DB_NAME: là tên database;
  • DB_USER: là tên user;
  • DB_PASSWORD: mật khẩu của user mà bạn vừa tạo mới ở trên.
Hướng dẫn backup website bằng cpanel
Cấu hình lại User và Database

Như vậy là hoàn tất, bây giờ bạn mở website của bạn lên thử được chưa nhé. Nếu thực hiện tuần tự đúng từng bước như mình hướng dẫn từ trên xuống dưới là bạn đã khôi phục (restore) website thành công. Website trở lại trạng thái ban đầu, giống như chưa từng có gì xảy ra, mặc dù trước đó đã bị xóa sạch dữ liệu hết rồi.

Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi mà các bạn học viên tại IMTA hường xuyên thắc mắc khi cần sao lưu và restore website. Đây chỉ là những câu hỏi thường gặp, nếu bạn có câu hỏi nào hãy để vào mục comment bên dưới nhé.

Vì sao cần sao lưu (backup) dữ liệu website?

Website dùng WordPress nói riêng và mọi website nói chung đều cần được backup dữ liệu. Mục đích của backup website là tạo ra một bản sao lưu của website để sử dụng khi cần thiết. Như bạn gặp sự cố máy chủ, nếu còn file backup trong laptop thì bạn hoàn toàn có thể khôi phục website mình một cách nhanh chóng. Hoặc phổ biến nhất là trước khi nâng cấp website, đổi theme hoặc cài đặt plugin phức tạp. Bạn nên tạo 1 bản backup trước khi tiến hành thực hiện các thay đổi lớn. Ngoài ra, sao lưu dữ liệu rất cần thiết nếu website bạn bị dính mã độc hoặc muốn đổi nhà cung cấp hosting.

Có thể lưu trữ file backup về máy tính không?

Bạn hoàn toàn có thể lưu trữ website của bạn về máy tính hoặc với WordPress có rất nhiều plugin giúp bạn tự động backup dữ liệu và tự động lưu trữ file này lên Google Drive của bạn. Để hạn chế vấn đề mất dữ liệu.

Cần lưu ý điều gì sau khi đã restore website?

Sau khi đã thực hiện upload file source code và file SQL lên hosting mới. Bạn cần kiểm tra file wp-confi.php để kết nối Source code với file database, sau đó vào table wp-option của databse kiểm tra đúng đường dẫn website chưa.

Có mấy phương pháp Backup website WordPress?

Theo cách thức thực hiện, có thể chia ra làm 03 phương pháp backup:
Backup thủ công: Là bạn thực hiện từng công đoạn nén dữ liệu và tải về file database để lưu trữ.
Backup bán tự động: Là thực hiện backup thủ công, nhưng sử dụng plugin hỗ trợ.
Backup tự động: Là nhà cung cấp hosting họ tích hợp sẵn tính năng tự động backup website hàng ngày. Hoặc sử dụng các plugin hỗ trợ backup tự động (có thể mất phí).

Có thể dùng file backup của website này cho website khác được không?

Hoàn toàn được, bạn có thể đem file backup của website A để cài lên website B. Tất nhiên, sau đó website B sẽ giống hoàn toàn với website A. Tức là bạn đổi tên miền website. Hoặc bạn nhân bản từ 1 website ban đầu ra nhiều website giống nhau.


TỔNG KẾT

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cho bạn cách sao lưu (backup)khôi phục (restore) website rồi đấy. Mặc dù việc thực hiện không khó, nhưng hãy làm thật chắc từng bước để không bị lỗi nhé ! Bạn hãy lưu ý các quy trình để backup là bạn phải có 2 file.

File đầu tiên chưa Source code của website, file này là các file sẽ chạy trên máy chủ (back end). Thường file này ở định dạng nén .zip hoặc .gz. Các file này gần như không thay đổi dữ liệu nếu bạn không thay đổi theme hay plugin.

File thứ là là file chứa cơ sở dữ liệu SQL. File này rất quan trọng đối với 1 website. Hầu hết các thay đổi nội dung trên website wordpress sẽ được thay đổi trên file SQL. Bạn hãy lưu ý sau khi đã restore rồi thì cần phải kết nối file source code và file sql nhé.

Nếu bạn dùng dịch vụ thiết kế website hoặc khi mua hosting thì trong hợp đồng hãy thỏa thuận phương thức backup dữ liệu, đây là 1 trong những yếu tố cũng khá quan trọng để tránh tình trạng website bị mất dữ liệu nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại trong bài viết khác trên IMTA.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Chúc bạn sức khỏe và thành công

  • Khóa học Digital Marketing học cả Facebook & Google
  • Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp
  • Nhóm Digital Marketing - Chuyên sâu tặng Theme & Plugin bản quyền