Hướng dẫn 975 hd bnv năm 2024

Từ hoạt động thực tiễn của chính quyền địa phương, chúng tôi xin tham gia một số ý kiến về quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của HĐND, UBND các cấp.

Hướng dẫn 975 hd bnv năm 2024
Các đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai bỏ phiếu miễn nhiệm và bầu chức danh HĐND, UBND. Ảnh: C.internet

Nên quy định trong cùng một văn bản

Hiện, Bộ Nội vụ đang soạn thảo Dự thảo Nghị định về Quy định số lượng Phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND các cấp. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định chỉ quy định quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh của UBND các cấp. Vậy, quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của HĐND các cấp sẽ thực hiện như thế nào? Thời gian qua, chỉ có Văn bản số 975/HD-BNV ngày 4/5/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn bầu thành viên UBND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009. Đến nay, văn bản này vẫn áp dụng cho nhiệm kỳ 2011 - 2016; chưa có văn bản nào của Chính phủ hoặc Bộ Nội vụ hướng dẫn về quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của HĐND. Do vậy, việc thực hiện của các địa phương khi bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của HĐND cũng khác nhau, không thống nhất về quy trình, thủ tục.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, huyện, xã về xây dựng chính quyền. Tại Điểm a Khoản 2 Điều 19, Điểm d Khoản 1 Điều 26, Khoản 3 Điều 33 đã quy định việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó trưởng ban HĐND, Chánh văn phòng HĐND tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND thuộc thẩm quyền của HĐND các cấp. Vì vậy, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn và thuận lợi khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong xây dựng chính quyền địa phương các cấp, đề nghị Chính phủ ban hành trong cùng một nghị định về quy định việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của HĐND, UBND các cấp.

Một số nội dung cần quan tâm

Khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2016, việc kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện Luật là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm cho việc tổ chức triển khai được đồng bộ, thống nhất, thuận lợi cho chính quyền địa phương các cấp.

Về quy định việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của HĐND, UBND các cấp, trước hết không thực hiện thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các trường hợp thành viên Thường trực HĐND, thành viên các ban HĐND, thành viên UBND được cơ quan có thẩm quyền luân chuyển, điều động sang vị trí công việc khác; được nghỉ chế độ hưu.

Theo quy định, HĐND họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, hoặc có thể tổ chức kỳ họp chuyên đề, kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Nghĩa là, việc tổ chức kỳ họp HĐND phải tuân thủ theo quy định và thủ tục rất chặt chẽ. Trong thực tế, có những trường hợp đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền luân chuyển, điều động, nghỉ chế độ hưu đối với một số chức danh của HĐND, UBND từ khoảng đầu năm nhưng phải vài tháng sau (khoảng tháng 6, tháng 7) thì HĐND mới tổ chức kỳ họp, nên việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thường được thực hiện rất lâu sau khi quyết định luân chuyển, điều động, nghỉ hưu đã có hiệu lực thi hành. Vì vậy, để giảm bớt thủ tục và tránh hình thức, nên quy định chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ của các chức danh HĐND, UBND kể từ khi quyết định luân chuyển, điều động, nghỉ chế độ hưu có hiệu lực và không thực hiện thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm tại HĐND.

Không thực hiện thủ tục miễn nhiệm đối với các trường hợp thành viên Thường trực HĐND, thành viên các ban HĐND nếu được đề nghị bầu giữ chức vụ cao hơn thuộc các chức danh của HĐND; Phó chủ tịch UBND, Ủy viên UBND nếu được đề nghị bầu giữ chức vụ cao hơn thuộc chức danh UBND. Trong thực tế thực hiện công tác kiện toàn cán bộ, trong nhiệm kỳ có những trường hợp thành viên Thường trực HĐND, thành viên các ban HĐND được đề nghị bầu giữ chức vụ cao hơn thuộc các chức danh của HĐND (ví dụ: Phó chủ tịch HĐND; Trưởng, phó, thành viên các ban HĐND được đề nghị bầu giữ chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch, Trưởng hoặc Phó ban HĐND); Phó chủ tịch UBND, Ủy viên UBND được đề nghị bầu giữ chức vụ cao hơn thuộc chức danh UBND (ví dụ: Phó chủ tịch UBND, Ủy viên UBND được đề nghị bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND). Đối với các trường hợp này, nên quy định không thực hiện thủ tục miễn nhiệm, vì việc miễn nhiệm khá hình thức.

Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể quy trình, thủ tục điều động, luân chuyển Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của UBND mà chức vụ mới theo quy định vẫn là Ủy viên UBND cùng cấp.

Hôm nay, ngày 30/5/ 2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã ký Công văn số 1840/BNV-CQĐP về việc thực hiện các quy định về thành viên UBND các cấp NK 2011 - 2016 gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nội dung Công văn số 1840/BNV-CQĐP như sau:

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã diễn ra ngày 22/5/2011, hiện nay các địa phương đang chuẩn bị tiến hành kỳ họp thứ nhất, nhiệm kỳ hoạt động 2011 - 2016 của Hội đồng nhân dân các cấp.

Để kịp thời triển khai thực hiện việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND tại kỳ họp thứ nhất và trong nhiệm kỳ hoạt động 2011 - 2016 của HĐND các cấp, Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuẩn bị các phương án nhân sự, ấn định số lượng, cơ cấu thành viên UBND các cấp và tiến hành trình tự, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND các cấp theo quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003), Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp, Hướng dẫn số 975/HD-BNV ngày 04/5/2004 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn bầu cử thành viên UBND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 và các văn bản hiện hành có liên quan.