Hóa trị với xạ trị cái nào nặng hơn năm 2024

Xạ trị và hóa trị là hai phương pháp điều trị hiệu quả được áp dụng trong hầu hết các loại ung thư. Một số người bệnh thường thắc mắc là hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn? Sự khác nhau giữa chúng và cách phân biệt, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Xem nhanh

Hóa trị với xạ trị cái nào nặng hơn năm 2024
Xạ trị và hóa trị

1. Khái niệm xạ trị và hóa trị ung thư

Hóa trị ung thư là phương pháp sử dụng các thuốc hóa học gây độc tế bào để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Hóa trị tác dụng tới khắp cơ thể nên gây ra nhiều tác dụng phụ.

Xạ trị lại sử dụng các bức xạ ion hóa năng lượng cao như tia X, tia gamma, proton,… để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tia xạ khi chiếu tới tế bào ung thư gây ra những tổn thương không hồi phục ADN của tế bào, gây ra các đột biến và tiêu diệt tế bào.

Hóa trị và xạ trị có thể áp dụng độc lập hoặc phối hợp với nhau nhằm mục đích:

  • Điều trị triệt căn: Tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hoàn toàn
  • Điều trị hỗ trợ: Giảm kích thước khối u, ngăn chặn khối u xâm lấn, nhờ đó hỗ trợ cho các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật,…
  • Điều trị dự phòng: Ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn sau điều trị
  • Điều trị giảm nhẹ: Giảm các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn muộn như giảm đau, cầm máu,…

2. Sự khác nhau giữa xạ trị và hóa trị

Xạ trị và hóa trị đều được áp dụng với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư, về cơ bản chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt nhau. Cùng tìm hiểu những điểm khác nhau này và trả lời cho câu hỏi hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn?

Hóa trị với xạ trị cái nào nặng hơn năm 2024
Hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn? Hóa trị Xạ trị Cơ chếCác thuốc gây độc tế bào được đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư Dùng các tia bức xạ ion năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thưĐường dùng

  • Đường uống
  • Đường tiêm: Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm động mạch,… Xạ trị từ bên ngoài hoặc cho vào các hốc tự nhiên trong cơ thể, một số ít được dùng bằng đường uống/tiêmPhạm vi tác dụngTác động tới toàn bộ cơ thể, có tác dụng tiêu diệt cả những tế bào ung thư đã di căn đến vị trí, cơ quan ở xa khối u nguyên phát.

Để giảm nhẹ tác dụng không mong muốn trên toàn cơ thể có thể tiêm trực tiếp hóa chất vào khối u

Tia xạ chỉ tiêu diệt khối u ở vùng hoặc cơ quan được chiếu xạChỉ địnhChỉ định trong hầu hết các bệnh ung thư, đặc biệt sử dụng nhiều cho ung thư có tính chất toàn thân bao gồm cả khối u đã di căn, leukemia, lymphoma,… Chủ yếu chỉ định cho các khối u đặc như:

  • Ung thư não
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư trực tràng
  • …. Mục đích sử dụng
  • Chỉ định chính trong các loại ung thư toàn thân, giai đoạn muộn và di căn.
  • Kết hợp cùng phẫu thuật và xạ trị để hỗ trợ điều trị
  • Phòng ngừa tái phát ung thư
  • Phối hợp hỗ trợ cho phẫu thuật và hóa trị
  • Phòng ngừa tái phát ung thư
  • Xạ trị triệt căn trong trường hợp khối u nhỏ, đơn giản hoặc ung thư nhạy cảm với tia xạ Tác dụng không mong muốnCác tác dụng phụ xuất hiện trên toàn thân, thường gặp:
  • Rụng tóc
  • Thiếu máu
  • Sạm da
  • Suy giảm miễn dịch
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Biến chứng trên thần kinh
  • Tổn thương chức năng gan, thận Ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh tại vùng chiếu xạ, ít các tác dụng phụ hơn hóa trị.

Thường gặp các tác dụng không mong muốn như:

  • Tác dụng phụ cấp tính: Viêm phổi (xạ trị tại ngực), viêm da tại vùng chiếu xạ, rụng tóc (xạ trị vùng đầu cổ), đau bụng (xạ trị vùng bụng,…
  • Tác dụng phụ muộn: Hoại tử da, teo da tại vùng xạ, xơ phổi, dính ruột, viêm ruột, ức chế tủy xương,…

3. Hiệu quả khi kết hợp hóa trị và xạ trị

Hóa trị với xạ trị cái nào nặng hơn năm 2024
Hiệu quả khi kết hợp đồng thời xạ trị và hóa trị

Bên cạnh các phương pháp truyền thống áp dụng từ lâu đời, hiện nay có nhiều “vũ khí” mới trong điều trị ung thư như liệu pháp miễn dịch hay liệu pháp điều trị đích,… Việc kết hợp các phương pháp điều trị cùng nhau sẽ mang lại nhiều loại ích, tăng khả năng kiểm soát bệnh.

Thông thường xạ trị thường được phối hợp cùng hóa trị để tăng hiệu quả điều trị. Hóa trị có thể được tiến hành trước xạ trị với mục đích gây đáp ứng bướu, thu nhỏ kích thước khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho xạ trị tiếp theo.

Hóa trị cũng có thể thực hiện đồng thời, song song cùng xạ trị để tăng tính nhạy xạ của tế bào ung thư, kiểm soát và giảm nguy cơ di căn sau điều trị. Nếu kết hợp cả 2 phương pháp này điều trị bổ túc sau phẫu thuật giúp tăng khả năng kiểm soát tại chỗ, giảm tỷ lệ ung thư tái phát và di căn.

Việc kết hợp này dùng để điều trị triệt để đầu tiên trong một số bệnh lý ung thư thực quản, ung thư trực tràng, cổ tử cung hay ung thư đầu cổ. Một số trường hợp giúp bệnh nhân điều trị bảo tồn các cơ quan và chức năng của chúng.

Hóa trị và xạ trị kết hợp làm hiệu quả điều trị tốt hơn, kèm theo đó là độc tính điều trị cũng nhiều và nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ bàn bạc và cân nhắc với bệnh nhân về lợi ích và độc tính của phác đồ hóa xạ trị, từ đó lựa chọn phác đồ phù hợp với từng đối tượng người bệnh, chẩn đoán và giai đoạn bệnh.

4. Tác dụng phụ khi kết hợp đồng thời hóa xạ trị

Xạ trị hay hóa trị đều không tránh khỏi gây ra các tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Khi kết hợp chúng với nhau, các tác dụng phụ này càng nhiều và nghiêm trọng hơn, cụ thể:

Hóa trị với xạ trị cái nào nặng hơn năm 2024
Phản ứng trên da và niêm mạc

  • Phản ứng trên da và niêm mạc: Khi xạ trị, người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ trên da và niêm mạc. Xạ trị cùng hóa trị, độc tính tăng nặng hơn và xảy ra sớm hơn, dư âm cũng lâu hơn. Thường gặp nhất là sạm da, bong tróc vảy, nặng hơn là chảy máu hoặc chảy dịch, gây đau đớn cho người bệnh
  • Tác dụng phụ trên hệ tạo máu: Phần lớn là do hóa trị gây ra vì độc tính của các hóa chất giết chết tế bào và ức chế tủy xương
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy thường xảy ra khi chiếu tia xạ vào vùng chậu hoặc vùng bụng
  • Viêm đường tiết niệu: Các dấu hiệu như tiểu rát, tiểu nhắt, tiểu buốt,…
  • Tác dụng phụ trên toàn thân: Rụng tóc, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn,…

5. Khắc phục tác dụng phụ của hóa xạ trị

Để đối phó với các tác dụng phụ của hóa xạ trị, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
  • Dùng kem dưỡng ẩm và làm mềm da khi gặp những tổn thương trên da
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị buồn nôn, nôn
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn nhiều thực phẩm chứa chất dinh dưỡng và protein.
  • Rửa tay thường xuyên, bảo vệ cơ thể tránh nhiễm trùng.

Bệnh nhân có thể giảm các tác dụng không mong muốn bằng cách sử dụng sản phẩm KIBOU FUCOIDAN. Đây là sản phẩm thế hệ mới với Fucoidan kết hợp với nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa, tạo ra tác dụng hiệp đồng “3 trong 1” tăng hiệu quả điều trị.

Các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của Fucoidan trong tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa di căn, đồng thời giảm các tác dụng phụ trong điều trị. Chi phí để sử dụng Kibou Fucoidan không cao vì thế thích hợp cho nhiều đối tượng.

Xạ trị và hóa trị là hai trong số các phương pháp điều trị ung thư phổ biến, đặc biệt là khi kết hợp chúng với nhau. Bạn cũng nên lưu ý về tác dụng không mong muốn để biết cách hạn chế chúng. Nếu bạn cần biết thêm thông tin về bệnh lý ung bướu, liên hệ 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

Hóa trị và xạ trị có gì khác nhau?

Sự khác biệt chính giữa hóa trị và xạ trị là cách chúng được đưa vào cơ thể. Với phương pháp hóa trị, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, đưa vào cơ thể qua đường uống bằng miệng hoặc truyền qua tĩnh mạch... Xạ trị tức là đưa các chùm tia phóng xạ liều cao trực tiếp vào khối u.

Xạ trị và hóa trị là như thế nào?

Hóa trị được áp dụng như phương pháp điều trị cho nhiều bệnh ung thư như với mục đích chữa khỏi, kéo dài, cải thiện thời gian sống cho người bệnh. Điều trị tia xạ là việc sử dụng bức xạ ion hóa có năng lượng cao, đó là sóng điện từ hoặc các hạt nguyên tử để điều trị bệnh.

Hóa xạ trị đồng thời là gì?

Có thể sử dụng hoá trị cùng với phóng xạ để tăng hiệu quả điều trị phóng xạ. Trong một số trường hợp, hoá trị được sử dụng cùng với phóng xạ để tăng hiệu quả điều trị phóng xạ. Phương pháp này được gọi là liệu pháp hóa-xạ trị đồng thời.

Hóa trị ung thư là gì?

Hóa trị là cách điều trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển và di căn sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Hóa trị được sử dụng bằng cách tiêm truyền hoặc thuốc uống. Bệnh nhân thường được tiêm truyền thông qua tĩnh mạch tại phòng khám hoặc bệnh viện.