Hồ sơ đảng viên là loại hồ sơ gì

Câu hỏi của bạn Lê Văn Thành được quy định tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.

Cụ thể, Điểm 8.2, Hướng dẫn số 01-HD/TW nêu rõ:

8.2- Yêu cầu quản lý hồ sơ đảng viên

  1. Hồ sơ đảng viên phải được tổ chức đảng quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật, không được tẩy xoá, tự ý sửa chữa. Khi có đủ căn cứ pháp lý, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy được giao quản lý hồ sơ mới được sửa chữa vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp ủy vào chỗ sửa chữa.
  1. Hồ sơ đảng viên do cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức quản lý, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Cấp ủy cơ sở không có điều kiện quản lý và bảo quản hồ sơ đảng viên thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp quản lý, bảo quản.
  1. Quản lý hồ sơ khi chuyển sinh hoạt đảng:

- Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cấp ủy nơi đảng viên chuyển đi làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với cấp ủy nơi đảng viên chuyển đến; trường hợp đặc biệt thì tổ chức đảng chuyển hồ sơ.

- Tổ chức đảng tiếp nhận đảng viên phải kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đảng viên theo danh mục các tài liệu có trong hồ sơ, vào sổ theo dõi, sắp xếp, quản lý; nếu chưa có xác nhận của cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên (nơi đảng viên chuyển đi) trong danh mục hồ sơ đảng viên thì chưa tiếp nhận sinh hoạt đảng.

  1. Quản lý hồ sơ đảng viên khi tổ chức đảng bị giải tán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách:

Hồ sơ của đảng viên ở những tổ chức đảng bị giải tán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách do cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó kiểm tra, thu nhận, quản lý và xử lý theo quy định.

đ) Hồ sơ của đảng viên từ trần hoặc bị đưa ra khỏi Đảng thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng quản lý.

  1. Nghiên cứu, khai thác hồ sơ đảng viên:

- Cán bộ, đảng viên muốn nghiên cứu hồ sơ đảng viên phải được sự đồng ý của cấp ủy quản lý hồ sơ và phải thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ quản lý hồ sơ đảng viên. Việc nghiên cứu hồ sơ đảng viên được tiến hành tại phòng hồ sơ. Trường hợp cần sao chụp hồ sơ đảng viên để nghiên cứu thì phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đồng ý.

- Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ đảng viên tuyệt đối không được tẩy xoá, sửa chữa, ghi thêm, đưa thêm hoặc rút bớt tài liệu trong hồ sơ.

- Khi đảng viên xem hồ sơ của mình, nếu thấy có vấn đề gì chưa đồng tình thì phải báo cáo với cấp ủy quản lý hồ sơ xem xét, giải quyết.

- Cán bộ được giao quản lý hồ sơ đảng viên phải lưu giấy giới thiệu, có sổ theo dõi, ghi rõ ngày tháng năm, họ tên, đơn vị của người đến nghiên cứu hồ sơ. Người được cấp ủy cho mượn hồ sơ để nghiên cứu phải ký mượn vào sổ theo dõi và trả lại hồ sơ đúng thời gian.

  1. Quản lý, sử dụng phiếu đảng viên:

- Phiếu đảng viên do cấp ủy huyện và tương đương quản lý (thay cho sơ yếu lý lịch đảng viên M2) theo thứ tự trong danh sách đảng viên của từng tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Sơ yếu lý lịch M2 được chuyển về lưu giữ cùng với hồ sơ đảng viên, không được thanh lý.

- Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra khỏi đảng bộ huyện và tương đương thì không phải khai lại phiếu đảng viên, mà phiếu đảng viên được chuyển giao cùng với hồ sơ đảng viên đến đảng bộ mới để quản lý.

  1. Tổ chức quản lý hồ sơ đảng viên:

- Hệ thống sổ theo dõi, quản lý hồ sơ đảng viên gồm: sổ danh sách đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ (cả đảng viên chính thức và dự bị); sổ đảng viên đã ra khỏi Đảng (xin ra, xóa tên, khai trừ); sổ đảng viên đã từ trần; sổ theo dõi giao nhận hồ sơ đảng viên và mượn đọc hồ sơ đảng viên.

- Hồ sơ đảng viên được sắp xếp theo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy và dễ bảo quản theo từng loại hồ sơ đảng viên ở mỗi cấp quản lý.

- Nơi lưu giữ hồ sơ đảng viên phải có phương tiện chống mối mọt, ẩm ướt, phòng hỏa, lũ lụt; thực hiện đúng chế độ bảo mật.

Định kỳ 6 tháng phải đối chiếu danh sách đảng viên với số lượng hồ sơ đảng viên, kịp thời phát hiện những tài liệu trong hồ sơ đảng viên bị hư hỏng để xử lý ngay. Khi thay đổi cán bộ quản lý phải có biên bản giao nhận chặt chẽ, đúng quy định./.

Trở thành một Đảng viên luôn là một vinh dự, mong muốn của một công dân Việt Nam. Để được trở thành Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị phải trải qua thời gian thử thách và được xét duyệt để chính thức trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi là quần chúng được giới thiệu vào Đảng đến khi trở thành Đảng viên chính thức. Đảng viên cần có hồ sơ, giấy tờ trong từng giai đoạn khác nhau. Vậy hồ sơ Đảng viên gồm những gì?

\>>> Xem thêm: Công chứng là gì? 06 điều lưu ý về công chứng bạn nên biết?

1. Hồ sơ Đảng viên gồm những gì?

Quy định Đảng viên là một chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của các giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam.

+ Đảng viên phải cố gắng suốt đời phấn đấu cho lý tưởng, mục đích của Đảng.

+ Đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh về Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, các nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước.

+ Đảng viên có đạo đức, lối sống lành mạnh.

Căn cứ điểm 6.2.4 khoản 6.2 Điều 6 Quy định 24-QĐ/TW, hồ sơ Đảng viên là tài liệu mật của Đảng. Bất cứ ai cũng không được tự ý sửa chữa, thêm, bớt tài liệu vào hồ sơ. Nếu căn cứ pháp lý, đã được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản và phải đóng dấu của cấp ủy vào chỗ sửa chữa.

Đồng thời, theo Hướng dẫn 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2022 và Hướng dẫn 01-HD/TW. Hồ sơ Đảng viên trong từng giai đoạn khác nhau sẽ gồm những loại giấy tờ khác nhau. Vậy cụ thể, hồ sơ Đảng viên gồm những gì?

1.1 Khi xem xét kết nạp Đảng

Khi quần chúng được xem xét kết nạp Đảng thì cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ dưới đây:

Giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp bồi dưỡng nhận thức Đảng. Để được kết nạp, quần chúng phải hoàn thành lớp học này và được cấp giấy chứng nhận.

Đơn xin vào Đảng. Đơn này do bản thân quần chúng tự viết.

Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra. Trước khi được xem xét kết nạp Đảng, Đảng viên phải khai lý lịch Đảng và cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm tra.

Giấy giới thiệu của Đảng viên chính thức.

Tổng hợp ý kiến nhận xét về người vào Đảng của đoàn thể chính trị, xã hội

Ngoài ra, nếu có thì người vào Đảng có thể nộp thêm Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc công đoàn cơ sở vào Đảng.

\>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ nhanh, uy tín, trọn gói từ A-Z tại Hà Nội

1.2 Khi đã được kết nạp Đảng, trở thành Đảng viên dự bị

Sau khi đã có quyết định kết nạp vào Đảng, Đảng viên dự bị trong thời gian 12 tháng để tiếp tục rèn luyện. Trong thời gian đó, Đảng viên dự bị phải nộp hồ sơ, giấy tờ dưới đây:

Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp Đảng viên của chi bộ, của Đảng ủy cơ sở

Quyết định kết nạp Đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền

Lý lịch Đảng viên và Phiếu Đảng viên

Báo cáo thẩm định nếu có của Đảng ủy bộ phận

1.3 Khi được công nhận Đảng viên chính thức

Sau khi trải qua 12 tháng dự bị với sự giúp đỡ của Đảng viên chính thức.Đảng viên dự bị sẽ được xem xét và quyết định công nhận Đảng viên chính thức. Khi đó, Đảng viên phải nộp kèm theo hồ sơ dưới đây:

Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng dành cho Đảng viên mới

Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị trong đó nêu rõ ưu, nhược điểm, khó khăn, thuận lợi…

Bản nhận xét của Đảng viên chính thức được cấp ủy phân công giúp đỡ. Bởi trong thời gian dự bị, Đảng viên dự bị sẽ được giúp đỡ. Khi đó, Đảng viên chính thức phải viết một bản nhận xét ưu điểm,...

Bản nhận xét của chi ủy nơi cư trú, nơi làm việc của Đảng viên

Nghị quyết và quyết định công nhận Đảng viên chính thức với Đảng viên dự bị cùng với quyết định phát thẻ Đảng viên.

Báo cáo thẩm định (nếu có) của Đảng ủy bộ phận.

Ngoài ra, trong quá trình là Đảng viên chính thức, một số loại giấy tờ mà Đảng viên cần có gồm: Quyết định tặng huy hiệu Đảng; các bản bổ sung hồ sơ hằng năm; các bản thẩm tra,…

1.4 Hồ sơ bổ sung hằng năm

Trong quá trình sinh hoạt, Đảng viên cần nộp phiếu bổ sung hồ sơ khi có sự thay đổi về trình độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình…

1.5 Khi chuyển sinh hoạt Đảng

Trong trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng, Đảng viên phải nộp cùng các loại giấy tờ dưới đây:

Chuyển sinh hoạt Đảng trong nước

Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng chính thức

Phiếu Đảng viên

Thẻ Đảng viên

Hồ sơ Đảng viên

Bản tự kiểm điểm Đảng viên, trong đó có nhận xét của chi bộ và cấp ủy cơ sở tại nơi trước khi Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng Chuyển sinh hoạt Đảng trong cùng Đảng bộ

Khi chuyển sinh hoạt Đảng từ chi bộ này đến chi bộ khác thì sử dụng giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng nội bộ.

Chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài và ngược lại

Thẻ Đảng viên hoặc quyết định kết nạp nếu đang là Đảng viên dự bị

Bản tự kiểm điểm Đảng viên khi chuyển sinh hoạt Đảng

Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng ra nước ngoài nếu ra nước ngoài để đi học…

2. Bị mất, phải khôi phục lại hồ sơ Đảng viên gồm những gì?

Các loại hồ sơ Đảng viên cần khôi phục lại khi bị mất gồm:

Hồ sơ Đảng viên gồm: Lý lịch Đảng viên, phiếu Đảng viên,...

Bản tường trình về việc mất hồ sơ Đảng có xác nhận của cấp ủy quản lý hồ sơ.

Bản kiểm điểm việc làm mất hồ sơ Đảng viên.

\>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả chi tiết, đơn giản tại nhà trong vòng 1 phút

3. Đảng viên cần có giấy tờ gì để xin sao lại hồ sơ?

Trong nhiều trường hợp, nếu có nhu cầu cần sao lại hồ sơ Đảng viên. Đảng viên cần phải nhận được sự đồng ý của cấp ủy đang thực hiện việc quản lý hồ sơ và chỉ được thực hiện nghiên cứu, khai thác hồ sơ Đảng viên trong phòng hồ sơ.

Theo đó, hồ sơ cần có để xin sao chụp hồ sơ Đảng viên gồm: Giấy giới thiệu trong đó có sự đồng ý của cơ quan quản lý hồ sơ. Nếu mượn hồ sơ thì phải ký mượn vào sổ theo dõi và trả lại đúng thời hạn.

Trong quá trình thực hiện sao chụp hồ sơ, tuyệt đối không được tẩy xóa, sửa chữa vào trong hồ sơ.

\>>> Xem thêm: Di chúc miệng có được coi là hợp pháp không? Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Đây là bài viết Hồ sơ Đảng viên gồm những gì? [mới nhất 2023] theo quy định mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Chủ đề