Hình thức đấu tranh cơ bản của cách mạng tháng 8

Phương pháp đấu tranh trong cách mạng tháng tám 1945 là gì?

Mục lục nội dung
  • 1. Câu hỏi
  • 2. Trả lời

Câu hỏi

Phương pháp đấu tranh trong cách mạng tháng tám 1945 là gì?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh bạo lực cách mạng.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh ngoại giao.

Trả lời

Phương pháp đấu tranh trong cách mạng tháng tám 1945 là đấu tranh bạo lực cách mạng.

Đáp án: B

Ghi nhớ:

...Ở Việt Nam, từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Đảng ta đều khẳng định, bạo lực cách mạng là phương thức cơ bản để đạt mục đích của cách mạng Việt Nam, là phương thức để xoá bỏ các mâu thuẫn đối kháng trong xã hội nước ta. Sức mạnh bạo lực là sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Con đường giành chính quyền được tiến hành bằng khởi nghĩa vũ trang

Trên đây là đáp án và giải thích chi tiết cho câu hỏiPhương pháp đấu tranh trong cách mạng tháng tám 1945 là gì? giúp các em ôn tập kiến thức. Để luyện tập thêm, các em có thể tham gia làm bài tập trắc nghiệm sử 9 với các câu hỏi hay đã được ĐọcTàiLiệu biên soạn hoặc có thể tham khảo thêm một số câu hỏi tiếp theo:

Các câu hỏi liên quan

  • Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?
  • Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng tám đối với nhân dân ta là gì?

Chúc các em học tập tốt và đạt được những kết quả cao.

Cập nhật ngày 04/06/2020 - Tác giả: Thanh Long
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy
Gửi

Thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là không thể phủ nhận

(ĐCSVN) - Hằng năm, vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, các thế lực thù địch, phản động bằng mọi âm mưu, thủ đoạn, với nhiều hình thức đã bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc.
Nhân dân Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai , Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
tại Hà Nội tháng 8/1945. (Ảnh tư liệu)

Các thế lực đó cho rằng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công không phải là do sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, không phải là sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc đứng lên làm cách mạng mà là nhờ một sự “may mắn” của hoàn cảnh lịch sử. Thậm chí, còn trắng trợn vu cáo, xuyên tạc lịch sử rằng “dù không có Đảng Cộng sản, nhiều thuộc địa vẫn giành được độc lập mà ít tốn xương máu. Sự hao tổn xương máu là do Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra”.

Những luận điệu thiếu khách quan, sai sự thật, xuyên tạc lịch sử đó của là nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hạ thấp, coi nhẹ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xem nhẹ vai trò và giá trị thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, từ đó làm cho nhân dân ta mất niềm tin vào Đảng và chế độ. Do đó, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện, nâng cao tinh thần cảnh giác, sức đề kháng để tăng cường đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là kỳ tích vĩ đại có một không hai trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, không phải là một cuộc cách mạng vội vàng, ngẫu nhiên, “ăn may” như các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, bóp méo. Để có được thành quả đó, toàn dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kể cả sự hy sinh, mất mát cho việc chuẩn bị mọi mặt trong suốt 15 năm kể từ khi Đảng ta ra đời. Đó là sự chuẩn bị về chủ trương, đường lối; về xây dựng lực lượng chính trị; về xây dựng lực lượng vũ trang; về xây dựng căn cứ địa cách mạng; về xác định, lựa chọn thời cơ khởi nghĩa…

Về chủ trương, đường lối: Để có thành quả cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã có sự điều chỉnh về đường lối chiến lược và sách lược phù hợp. Từ việc tiến hành song song hai nhiệm vụ cách mạng là phản đế và phản phong, đến việc xác định nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc. Thực hiện chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa với phương pháp đấu tranh phù hợp, chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp… Các quan điểm này được thể hiện nhất quán, xuyên suốt qua các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945, mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945.

Về xây dựng lực lượng chính trị: Đảng ta xác định lực lượng chính trị quần chúng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng đông đảo, mạnh mẽ, cần có đội ngũ cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo để liên kết các phong trào đấu tranh. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã chú trọng xây dựng lực lượng chính trị. Đảng đã cử nhiều thanh niên ưu tú đi học tập, đào tạo tại các trường của Quốc tế Cộng sản để sau này về nước nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, trong các tổ chức cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, trang bị lý luận cách mạng cho các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, Đảng đã thành lập một số tổ chức quần chúng để lập nên khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên làm cách mạng cứu nước.

Về xây dựng lực lượng vũ trang: Để giành chính quyền cách mạng, Đảng chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và xác định đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu, có vị trí vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của cách mạng.

Hà Nội giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua tài liệu ảnh tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

Từ thực tiễn tình hình đầu những năm 1930, lực lượng vũ trang phát triển còn nhỏ lẻ, chưa có tổ chức, Đảng ta đã từng bước thành lập các đội du kích. Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) đã ra nghị quyết thành lập các đội tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu làm cơ sở cho đấu tranh ở địa phương cũng như Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Tháng 12 năm 1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đội vũ trang Cao Bằng. Đây là quá trình thúc đẩy việc xây dựng lực lượng quân sự, bước đầu xác định những nguyên tắc cơ bản để tiến tới thành lập lực lượng vũ trang tập trung, làm nòng cốt cho toàn dân khởi nghĩa. Khi phong trào cách mạng phát triển, với chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhằm đẩy mạnh hình thức đấu tranh quân sự, tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng nòng cốt cho các tổ chức vũ trang đánh giặc. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu bước khởi đầu công cuộc xây dựng và phát triển quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Về xây dựng căn cứ địa cách mạng: từ so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, từ kinh nghiệm truyền thống của ông cha ta trong lịch sử giữ nước, Đảng ta đã tổ chức xây dựng các căn cứ địa cách mạng để tập hợp, xây dựng các tổ chức, lực lượng cách mạng và huấn luyện lực lượng này để chuẩn bị cho khởi nghĩa. Trên thực tế, các căn cứ địa cách mạng của ta đã phát huy tốt vai trò là nơi tổ chức, giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng và đảm bảo yếu tố thông tin liên lạc dễ dàng với cách mạng thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Từ năm 1940 đến năm 1945, Đảng ta đã tích cực chỉ đạo xây dựng và củng cố các căn cứ địa cách mạng. Hội nghị Trung ương 7 của Đảng (tháng 11/1940) chủ trương thành lập các căn cứ du kích, lấy Bắc Sơn – Võ Nhai làm trung tâm. Cuối năm 1940, Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh lựa chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đến Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) quyết định duy trì và phát triển các căn cứ du kích Bắc Sơn, Võ Nhai, đồng thời mở rộng căn cứ địa Cao Bằng. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã xây dựng được một vùng căn cứ địa Việt Bắc rộng lớn cùng nhiều chiến khu và căn cứ vũ trang khác. Đây thực sự là những nơi trọng yếu chỉ đạo quá trình xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, là những trung tâm đầu não lãnh đạo lực lượng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc.

Về xác định, lựa chọn thời cơ khởi nghĩa: Sự chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã nhạy bén nắm bắt sự biến đổi nhanh chóng và mau lẹ của tình hình thế giới để chờ cơ hội chín muồi tiến hành tổng khởi nghĩa. Việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” tháng 3 năm 1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, bản Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13/8/1945. Với sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi yếu tố cho khởi nghĩa trong thời gian lâu dài và biết chọn đúng thời cơ khởi nghĩa mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 của dân tộc đã thắng lợi to lớn, triệt để, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Từ những vấn đề trên, một lần nữa khẳng định, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Ngoài bối cảnh thế giới có những chuyển biến mau lẹ, thuận lợi thì yếu tố chủ quan vẫn là cơ bản, quyết định. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách mạng Tháng Tám nổ ra và thành công là minh chứng hùng hồn khẳng định, Đảng ta đã nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tình thế cách mạng để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, lựa chọn phương pháp cách mạng phù hợp. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi hoàn toàn không phải là một sự “ăn may” mà là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc cách mạng vĩ đại đó là một biểu tượng của tinh thần quật cường “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, đó là sự kết tinh và toả sáng của sức mạnh nội lực Việt Nam.

Bên cạnh đó, Cách mạng Tháng Tám diễn ra dưới hình thức tổng khởi nghĩa nhưng hầu như không có đổ máu. Đó là do Đảng ta đã lãnh đạo sử dụng bạo lực cách mạng một cách hợp lý, bao gồm cả bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị của toàn dân tộc và lực lượng vũ trang cách mạng, giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu, làm nền cho đấu tranh vũ trang. Đến lượt mình, đấu tranh vũ trang làm chỗ dựa vững chắc và thúc đẩy đấu tranh chính trị đến cao trào, tiến tới một cuộc tổng khởi nghĩa toàn diện. Chính lực lượng chính trị của quần chúng, của toàn dân kết hợp với lực lượng vũ trang cách mạng, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định chủ yếu đã tạo nên sức mạnh to lớn của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, làm nên cuộc cách mạng ít đổ máu. Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng thành quả trọng đại đó.

Những luận điệu xuyên tạc mà các thế lực thù địch, phản động nêu ra đối với cách mạng tháng Tám không gì khác vẫn là nhằm phủ nhận những thành quả, ý nghĩa lịch sử, giá trị thời đại, sức sống mãnh liệt của cuộc cách mạng và xa hơn là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, từ đó phủ nhận toàn bộ sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta dưới dự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ nhận. Vì vậy, mọi mưu toan chống phá, sự suy diễn chủ quan, xuyên tạc, vu cáo về cuộc cách mạng này đều không có giá trị./.

TS Tống Thị Nga, Học viện Chính trị CAND

HÌNH THÁI VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 Ở ĐÔNG HÀ

Hàng năm, cứ vào mùa Thu, cả nước lại tưng bừng kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Đó là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước, cũng là dịp nhớ lại khí thế hào hùng, thiêng liêng của một cuộc cách mạng mang tính chất mở đường cho một thời đại mới - mà ý nghĩa dân tộc và quốc tế của Cách mạng tháng Tám đã được Hồ Chí Minh nêu rõ “Chẳng những giai cấp lao động và Nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và các dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Để làm nên thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các địa phương đã vận dụng các hình thái cách mạng khác nhau phù hợp để giành chính quyền về tay Nhân dân.
Ngày đăng : 24/08/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in

Trong cách mạng tháng 8/1945, quá trình giành chính quyền ở Đông Hà cũng nằm trong quy luật vận động chung từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, nhưng với sự vận động phong phú và có những nét riêng biệt, Đông Hà là địa phương giành chính quyền mang một hình thái riêng, chính điều đó biểu hiện sự phong phú và cụ thể của cách mạng tháng Tám.

Phát huy những thắng lợi đạt được trong các thời kỳ cách mạng vào những năm 30, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Đông Hà thời kỳ 1939-1945 được chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn vận động khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, sau đó Tỉnh uỷ Quảng Trị tổ chức Hội nghị nghiên cứu quán triệt và thực hiện chỉ thị. Sau hội nghị này, phong trào cách mạng ở Đông Hà được đẩy mạnh, mở rộng đội tuyên truyền xung phong, tổ chức dân quân tự vệ, chuẩn bị vũ khí để khởi nghĩa vũ trang. Từ đó phong trào cách mạng quần chúng dấy lên mạnh mẽ, nhất tề xông lên cướp chính quyền.

Trước khí thế cách mạng sôi sục, ngày 15/8/1945 tại thôn Thượng Nghĩa (Phường Đông Giang) dưới sự lãnh đạo của các đảng viên Đảng Cộng sản, quần chúng kéo đến nhà Chánh tổng đề nghị cấp dao găm để dùng vào việc cần thiết và đã được nhận công khai, sự kiện này làm tăng thêm khí thế đấu tranh cho lực lượng tự vệ chiến đấu ở địa phương. Từ đó chính quyền địch ở đây ngày càng rệu rã và ảnh hưởng ra toàn tổng An Lạc.

Ở Lập Thạch (Phường Đông Lễ), các đảng viên sau những năm tháng hoạt động khó khăn trong sự khống chế của địch, nay trước tình hình mới đã nhanh chóng cũng cố lại các chi bộ Đảng. Ngày 15/8/1945, sau khi tổ chức tế Lễ tiền khai khẩn tại Đình làng, một số đảng viên và quần chúng tích cực đã đứng lên vạch mặt bọn quan lại, hào lý và được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ. Ngày 16/8, Chi bộ Đảng đã chủ động lập hội đồng đến nhà lý trưởng buộc y phải giao nộp sổ sách, mõ, triện đồng. Cùng ngày, chính quyền cách mạng ở Lập Thạch được thành lập. Chi bộ Đảng công khai hoạt động, chính quyền cách mạng được cũng cố, đội tự vệ thường xuyên luyện tập và làm nhiệm vụ trấn áp bọn phản động. Cả Lập Thạch tưng bừng khí thế cách mạng để cùng hợp với các địa phương khác ở Đông Lễ, Đông Lương chuẩn bị khẩn trương tham gia cướp chính quyền ở các địa phương khác.

Thấy rõ khó khăn và vị trí chiến lược của Đông Hà nên Tỉnh uỷ Quảng Trị đã trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh ở đây. Ban khởi nghĩa ở Đông Hà được bổ sung, tăng cường. Chiều ngày 24/8/1945 đoàn biểu tình khoảng một nghìn người có cả đội tự vệ công nhân Đông Hà đã mang cờ, khẩu hiệu tập trung ở Ngã tư Sòng tuần hành vào trung tâm Đông Hà nhằm biểu dương lực lượng, thị uy đối phương để chuẩn bị cướp chính quyền vào sáng hôm sau.

Sáng sớm ngày 25/8/1945 đoàn biểu tình xuất phát từ chợ Đông Hà được đông đảo quần chúng từ các ngõ phố, hẻm đường nô nức tham gia và kéo đến các nơi đồn trú của quân Nhật và trại Bảo an binh. Đoàn biểu tình đến sân vận động là địa điểm mít tin tuyên bố giành chính quyến ở Đông Hà. Lúc đầu bọn Nhật còn hung hăng chống cự, chúng chĩa lưỡi lê vào đoàn biểu tình đe doạ. Nhưng đoàn biểu tình đã khéo léo dùng lý lẽ thuyết phục quân Nhật. Trước khí thế áp đảo của quần chúng, bọn bảo an binh phải nộp vũ khí, tên Bang Tá giao nộp con dấu, viên sĩ quan Nhật phải chấp nhận ký chuyển giao vũ khí và đạn dược. Cuộc khởi nghĩa đảm bảo an toàn, Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào tiền đồ cách mạng. Đông Hà cướp chính quyền nhanh chóng và trọn vẹn. Hình thái đấu tranh giành chính quyền thành công ở Đông Hà thật đặc sắc và sáng tạo hiếm có trong một tình thế vô cùng khó khăn.

Tuy nằm trong hình thái vận động chung của cách mạng tháng Tám, nhưng khởi nghĩa ở Đông Hà có những nét độc đáo, riêng biệt của địa phương. Khó khăn nguy hiểm nhất trong việc giành chính quyền ở Đông Hà là lực lượng nồng cốt mỏng, cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa nhiều, kinh nghiệm còn thiếu nhưng Đảng bộ đã có sáng kiến là không thương lượng trước với địch để tạo khí thế quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa. Khi địch đã suy sụp tinh thần, trước sự áp đảo của cách mạng, chúng đành phải nhượng bộ. Việc đảng viên trong chi bộ Lập Thạch tổ chức giành chính quyền sớm vào ngày 16/8 biểu hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, nắm thời cơ của các đảng viên cộng sản ở địa phương. Sự kiện này giúp Tỉnh uỷ Quảng Trị đánh giá rõ thêm tương quan lực lượng giữa ta và địch để chỉ đạo giành chính quyền trong toàn tỉnh. Có thể nói, khởi nghĩa giành chính quyền ở Đông Hà biểu hiện một cách phong phú và linh hoạt các hình thức vận động của cách mạng tháng Tám toàn quốc.

Thắng lợi cách mạng tháng Tám ở Đông Hà là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng, mà trực tiếp là cấp uỷ đảng địa phương và Tỉnh uỷ Quảng Trị. Quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng của Trung ương Đảng, Đông Hà đã vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể của địa phương, tích cực vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, đặc biệt là giáo dục, vận động nông dân tham gia phong trào cách mạng, dựa vào nông thôn xây dựng căn cứ địa, củng cố lực lượng cách mạng.

Do có sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, công tác binh vận, địch vận làm tốt đã góp phần làm cho hàng ngũ kẻ thù bị phân hoá, lực lượng của chúng ngày càng suy yếu, hoang mang, tan rã. Ta lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để phân hoá và cô lập chúng. Lực lượng cách mạng ở Đông Hà có sách lược mềm dẽo với kẻ thù để tiến tới giành chính quyền về tay Nhân dân.

Một trong những nguyên nhân chủ quan cơ bản quyết định để cách mạng tháng Tám ở Đông Hà có hình thái vận động phong phú và độc đáo là sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân trong quá trình khởi nghĩa. Phát huy sức mạnh đoàn kết và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân, kết hợp giữa xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng quần chúng với xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của phong trào cách mạng.

Thắng lợi cách mạng tháng Tám ở Đông Hà thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng, tinh thần cách mạng, trí sáng tạo của quần chúng nhân dân. Với thắng lợi này, Đảng bộ và Nhân dân Đông Hà đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở Quảng Trị, làm phong phú thêm đường lối cách mạng của Đảng ta.Mai Chiếm Trung

Lê Thùy Trang
Lần xem: 5811
Go top

Video liên quan

Chủ đề