Hiến trứng là gì

Với việc làm này của mình trong 5 năm, cô không những mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn một món quà vô giá mà cô còn kiếm được khoản tiền kha khá.

  • 4 thói quen nhỏ nhặt âm thầm gây hại cho đường ruột, làm hỏng mạch máu và rút ngắn tuổi thọ mà nhiều người không biết
  • Nếu xuất hiện 4 biểu hiện này, nên đi khám và kiểm tra kịp thời vì rất có thể bạn đang mắc chứng nhồi máu não mà không hề biết
  • Trường thọ cần phải "tu luyện" mới có: Bất luận nam hay nữ sau cần duy trì 5 thói quen này để khỏe mạnh sống lâu

Chia sẻ trên podcast Pregnantish, Michelle, 33 tuổi cho biết, hiện tại cô đang phải đối mặt với chứng vô sinh và nguyên nhân rất có thể do việc mà cô đã làm từ cách đây cả chục năm.

Khi còn là sinh viên đại học, vì thiếu tiền, Michelle đã quyết định hiến trứng của mình để giúp các cặp vợ chồng đang hiếm muộn và mong mỏi có con. Với việc làm này của mình, Michelle không những mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn một món quà vô giá mà cô còn kiếm được khoản tiền kha khá.

Trong khoảng 5 năm, Michelle đã hiến tặng trứng 6 lần trước khi "nghỉ hưu" ở tuổi 26. Michelle cho biết, lần hiến tặng trứng đầu tiên cô nhận được 5.500 USD (khoảng 127 triệu đồng). Những lần sau đó số tiền cô kiếm được còn nhiều hơn và lần cuối cùng hiến trứng, cô đã nhận được khoảng 10.000 đô la (hơn 231 triệu).

Hiến trứng là gì

10 năm sau, khi cô và chồng quyết định có con thì mọi chuyện lại không suôn sẻ.

Thế nhưng, 10 năm sau, khi cô và chồng quyết định có con thì mọi chuyện lại không suôn sẻ. Tháng 5 năm ngoái, vợ chồng cô bắt đầu cố gắng mang thai nhưng đã sảy thai 2 lần liên tiếp. Bác sĩ nói rằng, có thể cô sẽ cần một người khác hiến trứng để có con. Điều này khiến cô vô cùng thất vọng. "Tôi nghĩ rằng đây là lỗi của tôi. Lý do tôi không thể có một gia đình hoàn thiện là vì tôi đã sử dụng hết số trứng tốt của mình, tất cả đều biến mất.Tôi cứ tự trách mình nhưng điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì", Michelle chia sẻ.

Sau khi có thời gian để cân nhắc các lựa chọn của mình, Michelle cho biết cô sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để có thể có con.

Hiến trứng là gì?

Hiến trứng là quá trình người phụ nữ hiến trứng trong cơ thể mình để cho phép người phụ nữ khác gặp vấn đề về sinh đẻ có khả năng thụ thai. Một số trường hợp trứng đã hiến chưa được thụ tinh có thể được trữ đông lạnh và lưu trữ để sử dụng sau.

Hiến trứng được xem là một phần của phương pháp điều trị vô sinh đối với các cặp vợ chồng không thể có con. Năm 1984, em bé đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng trứng hiến tại Australia.

Hiến tặng trứng không ảnh hưởng đến khả năng có thai về sau

Từ câu chuyện của Michelle, nhiều người lo lắng chuyện hiến tặng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng có con sau này vì "hết trứng". Tuy nhiên, thực tế, tình trạng này không xảy ra.

Mỗi người phụ nữ có khoảng 2 triệu nang trứng từ lúc sinh ra, đến lúc dậy thì thì còn khoảng 300.000 đến 400.000 trứng, do sự thoái hóa tự nhiên của các nang trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh, sẽ có khoảng 50-100 nang trứng đi vào quá trình chọn lọc và phát triển, tuy nhiên, cuối cùng chỉ có duy nhất 1 trứng rụng, những trứng còn lại sẽ thoái hóa. Nguyên nhân là vì sự phát triển của nang trứng được quyết định bởi một nội tiết tố gọi là FSH. Trong điều kiện bình thường, lượng FSH trong cơ thể chỉ đủ để cho 1 nang trứng phát triển và rụng trứng trong một chu kỳ kinh.

  • Kỹ thuật mới điều trị vô sinh giúp phụ nữ có thể mang thai tự nhiên thay vì phải thụ tinh trong ống nghiệm

Khi kích thích buồng trứng, người cho trứng sẽ được sử dụng thuốc có tác động tương tự FSH, khiến cho lượng FSH trong cơ thể nhiều hơn, từ đó dẫn đến số trứng của chu kỳ kinh đó phát triển nhiều hơn và số trứng bị thoái hóa ít hơn. Nói cách khác, kích thích buồng trứng chỉ tác động đến số nang trứng đáng lẽ sẽ thoái hóa của chu kỳ đó, chứ không tác động đến những nang trứng của chu kỳ sau.

Nếu không cho trứng, số lượng trứng của chu kỳ đó cũng mất đi. Vì vậy kích thích buồng trứng không làm giảm số trứng cũng như giảm khả năng có thai sau này của người cho trứng.

Hiến trứng là gì

Một người phụ nữ có thể sử dụng trứng được hiến từ người khác cho những trường hợp sau

- Không có buồng trứng

- Có buồng trứng nhưng buồng trứng bất thường: tai nạn, ung thư, cắt buồng trứng

- Đã kích trứng vài lần nhưng chất lượng trứng thu được không tốt

- Có bệnh về di truyền

Nếu không may mắn rơi vào những trường hợp trên, bạn nên nghĩ ngay đến giải pháp xin trứng.

Các xét nghiệm cần làm đối với người cho trứng

- Khai thác kĩ tiền sử bản thân, tiền sử gia đình

- Khám lâm sàng

- Xét nghiệm sàng lọc giống với người mẹ vì người này cũng trải qua quá trình kích trứng

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể

- Xét nghiệm nhóm máu: Nên chọn người nhóm máu giống cha hoặc mẹ vì khi trẻ lớn lên, sẽ có những thắc mắc nghi ngờ nếu không cùng nhóm máu với bố mẹ

Chất lượng trứng của người hiến trứng quyết định một phần lớn đến sự thành công hay thất bại của một ca thụ tinh ống nghiệm. Do vậy, tìm người hiến trứng phù hợp là hết sức cần thiết.

Theo Insider

1. "… Học dở dang lớp 9, vì hoàn cảnh gia đình nghèo quá, em nghỉ ngang rồi phụ giúp ba má những việc lặt vặt…", Mận, công nhân thuộc một cơ sở chuyên sản xuất hàng nhựa tại khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM, kể: "Ba năm sau, em lấy chồng. Lúc con em được 2 tuổi thì tụi em ly dị. Buồn chán, em gửi con cho ba má rồi theo mấy người bạn trong xóm lên thành phố, xin vào công ty này".

Với mức lương gần 3 triệu, cuộc sống của Mận khá chật vật. Hằng tháng, ngoài tiền nhà, tiền điện, nước, góp chung với 3 người bạn khác, cộng thêm những khoản chi tiêu lặt vặt, Mận chỉ còn dư 1 triệu đồng gửi về nuôi con. Một bữa, Mận tình cờ gặp lại Oanh, người bạn làm chung với cô nhưng đã nghỉ việc. Chuyện trò thăm hỏi đôi câu, Oanh rủ Mận đi… bán trứng!

Mận kể tiếp: "Hồi đầu, em cứ nghĩ nếu bán trứng thì người ta sẽ rạch bụng mình ra, lấy trứng nhưng chị Oanh nói rất đơn giản, bác sĩ chỉ chọc cây kim vào bụng là xong. Nếu đồng ý, em sẽ được 15 triệu đồng, còn người mua trứng của em làm gì thì đó là chuyện của họ. Thấy em lo lắng, chị Oanh cho biết là chị đã bán… 4 lần rồi mà vẫn khỏe re!".

15 triệu là số tiền lớn với Mận. Sau mấy ngày suy nghĩ, cô nhận lời: "Sáng chủ nhật, chị Oanh đến đón em, đưa em tới một quán cà phê. Tại đây, đã có một đôi vợ chồng ngồi chờ sẵn". Sau khi quan sát tướng mạo, hình thể Mận, người chồng vào đề: "Tụi tôi lấy nhau mấy năm mà không có con. Bác sĩ nói phải làm thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng của người khác rồi cho thụ thai với tinh trùng của tôi. Sau khi thai "đậu", nó sẽ được cấy vào tử cung của vợ tôi nên cô không phải lo. Nếu cô đồng ý, vợ chồng tôi sẽ gửi cô tiền thù lao nhưng lúc đến bệnh viện để lấy trứng, cô phải nói là cô tự nguyện hiến tặng chứ không mua bán gì".

Hai bữa sau, Mận lấy cớ bị ốm, xin nghỉ việc để Oanh đưa đi làm xét nghiệm. Theo lời Mận, tất cả chi phí này vợ chồng kia chịu hết. Nếu kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu thì thôi. Mận nói: "Về sau em mới biết tiền mua trứng của em là 20 triệu, nhưng chị Oanh lấy tiền "cò" 5 triệu, chưa kể xét nghiệm xong, anh chị đó còn đưa cho em 2 triệu - thông qua chị Oanh - để em ăn uống tẩm bổ nhưng chị ấy "chặt" 1,5 triệu, chỉ đưa em 500 nghìn".

Thế rồi sau nhiều lần siêu âm, tiêm thuốc mà Mận hiểu lơ mơ là kích thích cho trứng rụng, thì cái ngày định mệnh đã đến. Khi kết quả xét nghiệm sau cùng xác định thời điểm trứng rụng, Mận được Oanh đưa tới một cơ sở y tế ở quận Gò Vấp.

Mận kể: "Bác sĩ kêu em lên bàn nằm rồi gây mê cho em. Lúc em tỉnh dậy thì mọi việc đã xong nhưng em vẫn phải nằm lại thêm 2 tiếng. Về tới nhà, em không thấy đau, chỉ hơi ê ê trong bụng. Đưa em 15 triệu, chị Oanh nói mai mốt nếu muốn bán nữa thì chị sẽ giúp".

Hiến trứng là gì
Tiêm tinh trùng vào trứng.

2. Mận chỉ là một trong những cô gái bán trứng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn tại TP HCM thông qua một số "cò". Sau khi "xem mặt đặt tên", cò hét giá với "thân chủ" từ 20 đến 30 triệu đồng 1 "trứng" - chưa kể tiền xét nghiệm, tiền ăn uống bồi dươ­äng - với lời cam kết: "Trẻ khỏe, xinh đẹp, không bệnh tật, tính tình hiền lành, đã đẻ 1 lần (hoặc 2 lần), đẻ bình thường chứ không đẻ mổ, con rất khỏe mạnh" nhưng người bán trứng chỉ nhận được 10 hoặc 15 triệu.

Theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ TP HCM, thì: "Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người vô sinh khá cao. Trong lúc người cho trứng lại rất ít. Trung bình 1 tháng có hơn 100 trường hợp đến khám thì chỉ khoảng 10 người tìm được người đồng ý cho trứng bởi lẽ khi đồng ý cho trứng, người cho phải nằm trong độ tuổi từ 18 đến 35, đã có gia đình và có ít nhất một đứa con khỏe mạnh. Nếu có 2 hoặc 3 con thì đứa nhỏ nhất phải lớn hơn 12 tuổi. Bên cạnh đó, người cho chưa từng cho trứng lần nào, cũng như không mắc phải các bệnh lý nội khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh di truyền, bệnh HIV…

Về mặt kỹ thuật, yêu cầu đặt ra là "kết quả xét nghiệm nội tiết đánh giá chức năng buồng trứng của người cho trứng phải bình thường, chưa mổ buồng trứng, tử cung lần nào, không có khối u buồng trứng, không lạc nội mạc tử cung, không đang cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc ngừa thai, phải chịu tiêm thuốc kích thích rụng trứng liên tục mỗi ngày trong thời gian từ 2 đến 4 tuần" nên đã làm nản lòng nhiều người có thiện ý, đồng thời cũng tạo ra "khoảng hở" cho những người chuyên mua bán trứng.

Theo lời kể của vợ chồng anh Đạt, ở đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Bình, TP HCM, thì: "Lấy nhau từ năm 2007 nhưng đến năm 2011, chúng tôi vẫn không có con. Đi khám, bác sĩ nói vợ tôi bị dị tật ở cả 2 buồng trứng nên trứng không rụng được".

Năm 2012, vợ chồng anh Đạt được một "cò" bán trứng là bà Ngọc, ở trong con hẻm trên đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, môi giới gặp người bán trứng. Anh Đạt kể: "Đó là một phụ nữ khoảng 30 tuổi, tên Giang, nhìn rất khỏe mạnh. Sau khi thảo luận, chị ta đồng ý bán trứng cho vợ chồng tôi với giá 20 triệu - trong lúc thực tế vợ chồng tôi phải đưa cho bà Ngọc 30 triệu, chưa kể hơn 10 triệu là tiền xét nghiệm, tiêm thuốc".

Tại Khoa Vô sinh hiếm muộn của bệnh viện Q - do đã bàn bạc từ trước - Giang ký vào bản cam kết là cô tình nguyện cho vợ chồng anh Đạt. Sau đó, việc chọc hút trứng được các bác sĩ bệnh viện Q tiến hành. Anh Đạt kể tiếp: "Hai tiếng sau khi việc chọc hút trứng hoàn tất, tôi lấy tinh trùng của tôi giao cho bác sĩ để thụ tinh".

Bác sĩ Nguyễn Giang Hồng, nguyên Trưởng khoa Sản, Bệnh viện quận 3 TP HCM, nói: "Trứng hiến tặng chỉ giữ được trong 24 tiếng chứ không bảo quản được lâu như tinh trùng nên chỉ có "ngân hàng tinh trùng" chứ  không có "ngân hàng trứng". Theo kỹ thuật cổ điển, trứng và tinh trùng được cho gặp nhau một cách "tự nhiên" để hình thành phôi. Nhưng để tránh những bất thường xảy ra khi thụ tinh tự nhiên - nghĩa là không thể hình thành phôi - các bác sĩ  thường áp dụng kỹ thuật ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương trứng).

Hiến trứng là gì
Tư vấn vô sinh tại bệnh viện Từ Dũ.

3. Mua trứng để làm thụ tinh nhân tạo, không phải ai cũng suôn sẻ. Chị Hoàng, ở cư xá Lữ Gia, quận 10, TP HCM, kể: "Tôi được một ông chạy xe ôm  trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, nghe kêu tên là Phong, giới thiệu cho tôi gặp người bán trứng - là một phụ nữ 29 tuổi, quê ở Sa Đéc, giá thỏa thuận 30 triệu. Nơi làm thụ tinh là một cơ sở y tế tư nhân ở quận 1. Thế nhưng sau đó, bác sĩ thông báo là thất bại vì tinh trùng không kết hợp được với trứng để tạo phôi. Tới lúc gặp ông Phong, ông đề nghị làm tiếp nhưng lần này, ông chỉ lấy "hữu nghị" 20 triệu!.

Trường hợp của chị Thuận ở Nhà Bè còn đáng buồn hơn. Thông qua "cò" Thảo cũng ở con hẻm trên đường Cống Quỳnh, chị Thuận tốn 20 triệu để mua trứng và hơn 60 triệu làm thụ tinh nhân tạo nhưng khi đứa bé sinh ra thì bộ phận sinh dục của nó lại "nửa đàn ông, nửa đàn bà" mà theo giải thích của bác sĩ, là: "Do gien di truyền của người cho trứng. Phải mất một thời gian nữa, khi xác định các chất nội tiết sinh dục trong cơ thể cháu, thì mới quyết định mổ để cháu trở thành con gái hay con trai".

Chị nói: "Hiện tại, tôi chỉ mong cho cháu lớn lên để làm phẫu thuật chỉnh hình cho cháu nhưng điều khiến tôi lo lắng nhất là cái "gien di truyền" ấy, có ảnh hưởng đến những bộ phận nào nữa không".

Không chỉ mua bán trứng ở trong nước, có "cò" còn môi giới bán trứng sang Thái Lan cho những cặp vợ chồng người Thái hiếm muộn. Theo giới thiệu của một bác sĩ, tôi đã gặp "cò" này. Đó là một phụ nữ khoảng 30 tuổi mà tôi tạm gọi tên là Phương, từng học ngành Y và từng làm trình dược viên cho một công ty dược phẩm nước ngoài. Phương khá sắc sảo, hoạt bát và đặc biệt là sau lưng cô lúc nào cũng kè kè chiếc ba lô du lịch, trong đó cơ man những bản hợp đồng "tình nguyện hiến trứng" bằng tiếng Anh.

Với sự giúp đỡ của một sinh viên Y khoa năm thứ 6, tên Ngân, trong vai một cô gái nhẹ dạ, lỡ có con, nay muốn bán trứng để kiếm tiền nuôi con, Phương đồng ý gặp Ngân tại một quán cà phê sân vườn ở quận 3.

Trong buổi gặp này, Phương đóng kịch: "Vợ chồng chị lấy nhau đã 5 năm mà không có con. Nay chị muốn mua trứng của em để làm thụ tinh nhân tạo. Nếu em đồng ý, chị sẽ gửi em 30 triệu đồng sau khi em đã làm xong một số xét nghiệm". Ngân kể: "Em hỏi bả là sao không làm ở Hùng Vương, Từ Dũ mà sang tuốt bên Thái Lan chi cho tốn kém thì bả trả lời: "Chị có người quen ở Thái Lan. Bên đó làm bảo đảm hơn".

Ra vẻ đồng ý, Ngân hỏi tiếp: "Đi Thái một mình em hơi lo. Em có thể dẫn ông anh em đi cùng được không? Chi phí đi về, ăn ở ổng chịu". Ngần ngừ một lát, Phương gật đầu: "Cũng được, nhưng lúc vào bệnh viện thì chỉ em với chị vào thôi. Mà chị nói trước cho em biết, các xét nghiệm ở Việt Nam chỉ mang tính tham khảo. Qua Thái, em phải làm thêm xét nghiệm nữa và căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt của em, em sẽ phải ở lại Thái khoảng 17 ngày. Nếu ok, em sẽ được chích thuốc kích thích rụng trứng rồi đến ngày trứng rụng, bác sĩ sẽ hút trứng ra và em có thể về, còn chuyện thụ tinh là chuyện của chị. Bây giờ em coi hợp đồng này, nếu đồng ý thì ký vào rồi sáng thứ tư, em nhịn đói để chị đưa đi làm xét nghiệm".

Bản hợp đồng của Phương đưa Ngân viết bằng tiếng Anh, nội dung gồm các điều khoản liên quan đến việc tình nguyện cho trứng. Tối, khi gặp Ngân, tôi hỏi cô có dám đi Thái để làm rõ chuyện "bán trứng" này không. Ngân lè lưỡi: "Không dám đâu bác. Với lại em đang thi tốt nghiệp, đi sao được!".

4. Cho đến nay, quy định của Bộ Y tế không cho phép bệnh viện đứng ra làm trung gian trong việc cho và nhận trứng nhưng lại không cấm bệnh viện thực hiện công đoạn thụ tinh nhân tạo cho những người có nhu cầu xin trứng và người tình nguyện cho trứng nên các "cò" bán trứng vẫn còn đất sống.

Theo các chuyên gia ngành sản phụ, một phụ nữ có thể hiến tối đa 6 trứng và khoảng cách an toàn cho mỗi lần hiến trứng là từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, điều nguy hại là cứ mỗi lần hiến trứng, người phụ nữ ấy lại phải chịu những mũi tiêm có chứa nội tiết tố để kích thích sự rụng trứng. Hậu quả là về sau, buồng trứng của họ phình to ra rồi đến một lúc nào đó, việc sản xuất trứng của vòi trứng "tịt" hẳn, chưa kể từ khả năng sinh đẻ bình thường, họ có thể trở thành vô sinh.

Mai, 32 tuổi, cư ngụ tại Thủ Đức, là một "chuyên gia bán trứng" vì đã 7 lần "chọc hút" cho biết, ngoài hiện tượng rong kinh kéo dài, cô còn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng. Bác sĩ Nguyễn Giang Hồng, cho biết: "Một biến chứng nguy hiểm của việc thường xuyên sử dụng thuốc kích thích buồng trứng là "quá kích buồng trứng". Đây là biến chứng nặng, gây nhiều rối loạn cực kỳ nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng như suy thận, vỡ hay xoắn các nang noãn, tắc mạch máu, phù phổi và tử vong".

Tuy nhiên, có thể nói tất cả những người bán trứng chẳng ai hiểu rõ điều này, và cũng chẳng ai được giải thích rõ ràng về điều này nên họ vẫn vô tư "Ai mua trứng tôi bán trứng cho. Trứng nằm yên trong buồng trứng đợi chờ…"

Vũ Cao