Hcm ai ở đâu ở yên đó

Từ 0h ngày 23/8, TP.HCM sẽ tăng cường biện pháp chống dịch COVID-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch".

Thông tin trên được Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố công bố trưa ngày 20/8.

Theo đó, thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống COVID-19 nhưng dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả theo chỉ đạo Chính phủ, Thành ủy và UBND thành phố tiếp tục nâng cao, siết chặt các biện pháp phòng dịch với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch".

Người dân TP.HCM đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly với phường xã, thị trấn.

TP.HCM tiếp tục nâng cấp độ chống dịch, siết chặt giãn cách từ 0h ngày 23/8. Ảnh: Nguyễn Vũ Phước

Đồng thời tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tử vong; tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực nguy cơ rất cao; tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân.

Bên cạnh đó, TP.HCM đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trên địa bàn.

TP.HCM đề nghị và mong muốn người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện 5K + thuốc uống, không tập trung mua gom hàng hóa, thực phẩm. Thành phố đã chuẩn bị các phương án cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống dịch nêu trên.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cho biết, các giải pháp nêu trên sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 23/8. Vì vậy, các sở, ngành sẽ cần chuẩn bị kỹ, hoàn thiện các phương án trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời, ông cũng khẳng định việc thông tin phong tỏa, đóng cửa (lockdown) toàn thành phố lan truyền trên mạng là không chính xác.

TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Từ 24/7, thành phố này siết chặt hơn nhiều quy định trong giai đoạn giãn cách, thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động.

Từ ngày 26/7, trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h mỗi ngày, người dân TP.HCM được yêu cầu hạn chế ra đường. Ngày 1/8, TP.HCM có công văn quyết định kéo dài Chỉ thị 16 cùng các biện pháp siết chặt thêm 2 tuần từ 0h ngày 2/8. Đến ngày 15/8, TP.HCM tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 đến 15/9.

Công tác dập dịch vẫn còn nhiều thách thức

Căn cứ theo số liệu của bản đồ Covid-19 TP.HCM do Sở TT-TT TP.HCM cập nhật, ngày 23.8 (thời điểm siết chặt giãn cách “ai ở đâu ở yên đó”), số ca nhiễm trong ngày là 4.251; đến 3.9, số ca nhiễm trong ngày là 8.499 (tăng gấp đôi). Số ca nhiễm này chủ yếu phát hiện qua test nhanh sàng lọc F0 trong cộng đồng, tập trung ở vùng đỏ và vùng cam (vùng nguy cơ cao về Covid-19).

Bản tin Covid-19 ngày 4.9: Cả nước 9.521 ca nhiễm mới | Thận trọng với bài toán “mở cửa” ở TP.HCM

Nhận định xu hướng ca nhiễm, theo Sở Y tế TP.HCM, giai đoạn 1 trong 7 ngày (từ 23 - 29.8) test nhanh Covid-19 ở vùng đỏ và vùng cam, số ca nhiễm tăng. Tín hiệu tích cực là trong giai đoạn 2 (từ 30.8 - 6.9), khi test nhanh Covid-19 ở vùng xanh (vùng được xem là an toàn), tỷ lệ mẫu dương tính/tổng số mẫu test nhanh đã giảm.

Căn cứ bản đồ Covid-19 TP.HCM đến hơn 0 giờ ngày 4.9, vẫn còn biểu hiện đậm đặc ca dương tính và khu vực có điểm phong tỏa trên địa bàn TP.HCM. Điều này cho thấy công tác dập dịch trong những ngày tới vẫn là vấn đề đối mặt rất nhiều thách thức.

Quảng cáo

Căn cứ tiêu chí để TP.HCM kiểm soát được dịch Covid-19 mà Bộ Y tế ban hành hướng dẫn vào ngày 18.8 vừa qua, thì cho đến ngày 3.9, hầu hết các quận, huyện ở TP.HCM chưa thể đáp ứng các tiêu chí. Vì thế, việc có điều chỉnh kịch bản giãn cách theo hướng “nới”, hay vẫn tiếp tục siết chặt như những ngày vừa qua, đều phụ thuộc then chốt vào tình hình thực tế đó.

Cập nhật tình hình ca nhiễm Covid-19 ở TP.HCM đến ngày 3.9

ICT

Vẫn tiếp tục “ai ở đâu ở yên đó”

Theo khảo sát ngày 3.9 của PV Thanh Niên, nhiều quận, huyện ở TP.HCM cho hay tinh thần hiện nay là vẫn tiếp tục “ai ở đâu ở yên đó”.

Q.Bình Tân là địa bàn có ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất ở TP.HCM. Theo ông Lê Văn Thinh, Bí thư Quận ủy Bình Tân, số ca nhiễm được công bố chính thức đến 3.9 với tổng 18.114 ca. Đáng chú ý, qua test nhanh, phát hiện thêm khoảng 14.000 mẫu dương tính.

“Nhờ tăng cường cơ sở cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng, F0 điều trị tại nhà được cấp thuốc kịp thời… nên số ca tử vong có xu hướng giảm. Quận đã có khoảng 330.000 người đã được tiêm vắc xin, tỷ lệ khoảng 70% tổng số người từ 18 tuổi trở lên. Song, qua mỗi ngày xét nghiệm vẫn có thêm ca nhiễm trong cộng đồng. Vì vậy, nhiệm vụ chính vẫn là chăm lo điều trị, an sinh, tiêm vắc xin và tiếp tục giãn cách”, ông Thinh nói.

Thống kê tổng ca nhiễm đã công bố theo địa bàn quận, huyện ở TP.HCM đến ngày 3.9

ICT

Quảng cáo

Cũng là quận vùng đỏ Covid-19, ông Trần Thanh Tùng, Chủ tịch UBND Q.8 cho biết hiện chưa tính được cụ thể phương án giãn cách cho thời gian tới. Lý do là việc test nhanh sàng lọc trong cộng đồng vẫn đang tiếp tục, và thực tế là ngày nào test nhanh cũng ghi nhận thêm ca dương tính.

Ngày 4.9: Thông báo 347 ca Covid-19 tử vong tại 16 tỉnh thành

Một bài toán khó

Trả lời PVThanh Niên, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND Q.7 cho biết đến nay, quận đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thông qua việc khoanh vùng phong tỏa, xét nghiệm “thần tốc” để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.

Qua xét nghiệm cộng đồng, Q.7 phát hiện hơn 1.540 F0 ở những vùng nguy cơ cao. Các trường hợp F0 chăm sóc tại nhà được hướng dẫn cụ thể những việc cần làm, được thăm, khám, và cung cấp đầy đủ túi thuốc điều trị Covid-19 tại nhà, được gửi quà tăng cường dinh dưỡng, chăm lo lương thực cho trường hợp khó khăn. Tính đến 31.8, Q.7 đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 1 cho 223.846/238.290 người (đạt tỷ lệ gần 94%);

Về giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Q.7 cho hay sẽ tập trung đẩy mạnh tiêm vắc xin để hoàn tất mũi 1 và chuẩn bị kế hoạch để tiêm mũi 2; mục tiêu đến 15.9 có khoảng 15 - 20% người dân được tiêm mũi 2 và hoàn tất trên toàn quận vào cuối tháng 9. Đồng thời, khẩn trương xét nghiệm PCR hoàn tất vùng xanh, vùng vàng.

Quảng cáo

Bộ đội tiếp tục tham gia cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách

NGỌC DƯƠNG

Q.7 cũng hình thành Trung tâm nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, kết hợp với Trung tâm dữ liệu của quận để xây dựng các kịch bản phục hồi sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp sản xuất.

Ông Võ Khắc Thái, Bí thư Quận ủy Q.7 cho biết quận đang xây dựng phương án sản xuất, cố gắng đến hết tháng 9.2021 có thể tái sản xuất trong điều kiện an toàn về dịch bệnh. Để làm được điều này, yêu cầu tiên quyết là tiêm vắc xin mũi 2, rồi chờ thêm thời gian để vắc xin phát huy hiệu quả bảo vệ. Việc mở cửa kinh tế phải làm kỹ, thận trọng, trước khi người lao động đi làm trở lại sẽ xét nghiệm lại một lần nữa.

Q.7 có khu chế xuất Tân Thuận, khoảng 45.000 người lao động làm việc tại khu chế xuất này cư trú trên địa bàn Q.7, chủ yếu trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn. Bí thư Quận ủy Q.7 nhìn nhận đây là một bài toán khó và cần sự quyết tâm rất lớn, xây dựng phương án đảm bảo an toàn. Trong những ngày tới, Q.7 sẽ ưu tiên tiêm mũi 2 cho công nhân ở khu chế xuất Tân Thuận theo thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất.

TP.HCM vẫn đang tăng cường test nhanh sàng lọc Covid-19 trong cộng đồng

ĐÌNH PHÚ

Hiện nay, Q.7 cũng đang vận động người dân trên 65 tuổi, người có bệnh lý béo phì đang sinh sống ở khu nhà lụp xụp, nhà ven kênh rạch, nhà trong hẻm sâu dưới 2 m tại các “vùng đỏ” và “vùng cam” ra các khách sạn, nhà trọ do địa phương chuẩn bị. Tuy nhiên, số lượng người dân đồng ý chuyển ra ở tạm vẫn còn ít vì có những trường hợp chỉ đi một mình, người thân vẫn ở lại nơi ở cũ.

Ít nhất 1 tuần nữa mới tính chuyện “mở cửa”

Còn tại H.Củ Chi, ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy Củ Chi cho biết sau 15 ngày nỗ lực, tập trung đồng bộ các giải pháp, từ xã “xanh” đầu tiên là xã Thái Mỹ, đến nay toàn huyện có 17/21 xã bình thường mới (14 xã vùng xanh và 3 xã vùng cận xanh). Trong 1.907 tổ nhân dân, tổ dân phố đã có 1.794 tổ “xanh” (chiếm 94%), 75 tổ cận xanh (4%); các vùng đỏ, vùng cam và vùng vàng cơ bản được đẩy lùi.

Từ nay đến giữa tháng 9, H.Củ Chi đặt mục tiêu kiểm soát cho bằng được nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, giữ vững “vùng xanh” và chăm lo an sinh xã hội, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 cho người dân trên địa bàn.

TP.HCM tiếp tục tiêm phủ sóng vắc xin Covid-19

NGỌC DƯƠNG

Về việc nới rộng thêm một số loại hình sản xuất, dịch vụ hay không, Bí thư Huyện ủy Củ Chi cho biết sắp tới huyện vẫn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 như các quận, huyện khác, nhắc nhở người dân tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.

Ông Thắng nhìn nhận nếu bây giờ huyện mở cửa thì cũng chỉ nội huyện, các mối giao lưu kinh tế khác vẫn còn phụ thuộc vào tình hình chung của TP.HCM và vùng phụ cận. Do vậy, huyện phải giữ vững thành quả ít nhất một tuần nữa mới có thể tính đến chuyện mở cửa.

“Làm gì cũng phải chắc chắn chứ không thể vội vã. Huyện có muốn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 thì cũng phải được sự cho phép của thành phố, chứ bản thân huyện không thể quyết việc nới lỏng giãn cách. Hiện vẫn tiếp tục "ai ở đâu ở yên đó”, ông Thắng cho hay.

Video liên quan

Chủ đề