Hay đau thắt lưng là bệnh gì năm 2024

SKĐS - Người cao tuổi (NCT) rất dễ mắc chứng đau thắt lưng. Đau thắt lưng có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân cần chữa trị nếu không sẽ gây biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Nguyên nhân

Đau thắt lưng ở NCT phổ biến nhất là do thoái hóa xương khớp bởi sự lão hóa vì tuổi tác hoặc NCT trước đây đã từng bị chấn thương (do nghề nghiệp, chơi thể thao, tai nạn...), hoặc NCT đã và đang có bệnh lý ở hệ tiết niệu (sỏi, u, lao thận…), bệnh lý của dạ dày (viêm, loét, u…). Trong đó, nguyên nhân do thoái hóa cột sống thắt lưng bởi tuổi tác hoặc do thoát vị đĩa đệm (hoặc là đơn thuần hoặc là kết hợp cả hai) là quan trọng hơn cả.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vùng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm có thể do cấu tạo của ống sống. Hầu hết người trưởng thành có ống sống dạng tròn nhưng có một tỉ lệ thấp ống sống dạng hình lá dễ dàng bị thoát vị đĩa đệm hơn khi có các tác động cơ học (bưng bê vật nặng sai tư thế). Tỉ lệ nam giới bị thoát vị đĩa đệm cao hơn tỉ lệ nữ giới (nam khoảng trên 80%) và đặc biệt ở những đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, ngồi, đứng lâu. NCT thoát vị đĩa đệm còn có thể do bị loãng xương hoặc đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa đĩa đệm hoặc cả hai (vừa thoái hóa cột sống thắt lưng vừa thoái hóa đĩa đệm). Thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa đệm chiếm đa số là do thoái hóa sinh lý (theo năm tháng, càng nhiều tuổi, tỉ lệ thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa đệm càng cao).

Ngoài ra, các cơn đau của sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản), bệnh của thận (viêm, u, lao, ứ nước, ứ mủ…) thể hiện ngay ở vùng thắt lưng. Cơn đau của dạ dày hoặc âm ỉ, kéo dài hoặc cơn đau cấp đôi khi lan xuống vùng thắt lưng gây đau mỏi thắt lưng, nhất là người cao tuổi.

Thoát vị đĩa đệm cấp tính xảy ra gây đau dữ dội

Biểu hiện Đau thắt lưng có thể là cấp tính hoặc đau ê ẩm kéo dài (mạn tính). Đau thắt lưng thường xảy ra ở vị trí 1/3 dưới lưng nằm giữa 2 gai mào chậu. Vị trí đau có thể ở chính giữa cột sống thắt lưng hay hai bên cột sống thắt lưng. Tùy theo mức độ của bệnh mà có sự lan tỏa khác nhau.

Đau thắt lưng cấp tính, xảy ra đột ngột do tác động cơ học ngay tức thì như bưng bê vật nặng sai tư thế (bê chậu cảnh, xách xô nước, mang vác vật nặng sai tư thế hoặc vấp ngã…) gây co cơ thắt lưng cấp tính hoặc thoát vị đĩa đệm cấp hoặc lao động nặng quá mức hoặc cơn đau quặn thận do sỏi, viêm cấp, thận ứ nước, ứ mủ... Thoát vị đĩa đệm cấp tính xảy ra gây đau dữ dội, rất khó cử động hoặc thậm chí không cử động được phải nằm yên ở một vị trí. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra khi ngồi làm việc quá lâu do sai tư thế hoặc cúi lom khom một thời gian quá lâu (mặc dù cúi lom khom để làm việc không quá nặng). Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm, có nguy cơ chuyển thành mạn tính. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mạn tính có thể có những đợt cấp tính tái phát do một điều kiện thuận lợi nào đó, nhất là tác động cơ học.

Thoái hóa cột sống thắt lưng bởi tuổi tác

Đối với cơn đau thắt lưng cấp hay mạn tính do các bệnh khác gây nên (thận, dạ dày, túi mật…) khi giải quyết hết nguyên nhân, bệnh hết đau, đau thắt lưng cũng chấm dứt.

Biến chứng của đau thắt lưng ở NCT, nếu nhẹ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (đứng lên, ngồi xuống, xoay mình khó khăn…), nếu do thoát vị đĩa đệm có thể gây đau dây thần kinh tọa, lâu dần gây teo cơ đùi, cẳng chân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (rối loạn đại tiểu tiện), để lại di chứng nặng nề (liệt).

Hội chứng đau thắt lưng là tình trạng nhiều người đang phải đối mặt, đây là nguyên nhân khiến khả năng vận động của chúng ta bị hạn chế. Nếu bỏ qua việc điều trị, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vậy hội chứng kể trên được điều trị như thế nào?

1. Hội chứng đau thắt lưng là gì?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh, chúng ta cần nắm được hội chứng đau thắt lưng là gì? Hiện tượng này thường xảy ra ở từ đốt sống L1 tới nếp lằn mông, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là đau lưng vùng thấp. Đây là vấn đề sức khỏe khá phổ biến, trong đó đa phần bệnh nhân đối mặt với tình trạng đau thắt lưng vùng thấp dạng cấp tính. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh mãn tính và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Hội chứng đau thắt lưng thường xảy ra ở dạng cấp tính

Trên thực tế, tình trạng đau cột sống thắt lưng xảy ra phổ biến hơn so với đau lưng, tuy nhiên chúng ta thường nhầm lẫn và cho rằng mình đang bị đau lưng. Chính vì thế bạn điều trị theo phương pháp không phù hợp, tình trạng đau nhức không được cải thiện rõ rệt. Tốt nhất mọi người nên chủ động tìm hiểu và biết được nguyên nhân cũng như triệu chứng đặc trưng của tình trạng đau lưng vùng thấp.

2. “Thủ phạm” gây ra hội chứng đau thắt lưng

Trên thực tế, hội chứng đau thắt lưng xảy ra là do cột sống hoặc các cơ quan cạnh cột sống bị tổn thương, đau nhức. Cụ thể, nhiều bệnh nhân căng giãn cơ hoặc dây chằng gần cột sống do vận động mạnh, hậu quả họ phải đối mặt với những cơn đau cột sống thắt lưng cực kỳ khó chịu. Ngoài ra, người có tiền sử thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, loãng xương nguyên phát nên cẩn trọng, họ là đối tượng có nguy cơ bị đau thắt lưng vùng thấp.

Nhìn chung, những tổn thương xảy ra ở cột sống tiềm ẩn khả năng gây bệnh và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chính vì thế, chúng ta nên điều trị tích cực khi gặp chấn thương, chú ý trong quá trình vận động hàng ngày.

Bệnh xảy ra vì nhiều lý do khác nhau

Các bác sĩ cũng cho biết hiện tượng đau thắt lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó có thể kể tới vấn đề liên quan tới đường tiết niệu, hoặc sự xuất hiện của khối u ở ổ bụng,… Chúng là nguyên nhân khiến cột sống chịu nhiều tổn thương và gây ra cơn đau nhức ở thắt lưng vùng thấp.

Để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải hội chứng đau thắt lưng, mọi người nên theo dõi và điều trị các vấn đề sức khỏe kể trên. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sinh hoạt hàng ngày diễn ra bình thường.

3. Chẩn đoán chính xác tình trạng đau cột sống thắt lưng

Như đã phân tích ở trên, nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa tình trạng đau lưng và cơn đau thắt lưng vùng thấp. Nếu muốn kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, tăng hiệu quả điều trị thì chúng ta cần chẩn đoán chính xác vị trí cột sống tổn thương. Vậy hội chứng đau thắt lưng thường được phát hiện nhờ các kỹ thuật y tế nào?

Mọi người nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe

Để phát hiện cơn đau thắt lưng, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra phản xạ của bệnh nhân. Đây là những thông tin cực kỳ quan trọng, giúp bác sĩ biết được cơn đau có tác động xấu tới dây thần kinh của người bệnh hay không. Trong trường hợp bệnh nhân mệt mỏi thường xuyên, sụt cân không rõ lý do và hay bị sốt, không thể kiểm soát ruột, bác sĩ yêu cầu họ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu. Bởi vì các triệu chứng kể trên là tín hiệu thông báo bệnh đau thắt lưng.

Ngày nay, rất nhiều máy móc và kỹ thuật hiện đại ra đời giúp việc chẩn đoán chính xác hơn. Đó là lý do vì sao các phương pháp chẩn đoán hình ảnh luôn được ưu tiên sử dụng khi bác sĩ muốn chẩn đoán hội chứng đau thắt lưng. Một số kỹ thuật thường dùng có thể kể đến như: chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm. Kết quả kiểm tra giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng xương, đĩa đệm cũng như dây chằng ở khu vực lưng của bệnh nhân.

4. Hội chứng đau thắt lưng điều trị như thế nào?

Không thể phủ nhận rằng cơn đau thắt lưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Chính vì thế mọi người cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân nên kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe tại nhà.

4.1. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Như đã phân tích ở trên, hội chứng đau thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào tình trạng của mỗi người bác sĩ sẽ đưa lên kế hoạch điều trị thích hợp nhất. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc có tác dụng giãn cơ thường được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp

Tuy nhiên, chúng ta bắt buộc phải tuân thủ theo kê đơn, hướng dẫn từ bác sĩ, không được lạm dụng và tự ý dùng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và không tốt cho sức khỏe cũng như quá trình phục hồi tổn thương cột sống. Thậm chí, bệnh nhân có thể trở nên phụ thuộc vào thuốc quá mức.

Bên cạnh điều trị nội khoa, các bài tập vật lý trị liệu cũng hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân rất tốt. Mọi người nên tham khảo một số phương pháp massage và bài tập cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai của nhóm cơ,… Đồng thời việc kết hợp xoa bóp, châm cứu cũng đem lại hiệu quả bất ngờ đối với người bệnh.

4.2. Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Đối với bệnh nhân đau thắt lưng, chúng ta nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn khi cơn đau xuất hiện. Đặc biệt, trong khoảng 72 tiếng đầu, bạn có thể kết hợp chườm nóng, chườm lạnh ở thắt lưng để giảm đau tạm thời, thư giãn cơ.

Massage giúp bệnh nhân thư giãn hơn

Ngoài ra, mọi người nhớ lựa chọn tư thế nằm thật thoải mái. Đây là một bí quyết hay ho giúp người bị hội chứng đau thắt lưng cảm thấy dễ chịu hơn khi điều trị tại nhà.

Hy vọng rằng những gợi ý kể trên sẽ giúp mọi người giải quyết dứt điểm hội chứng đau thắt lưng. Điều quan trọng nhất trong quá trình chữa bệnh đó là chúng ta giữ được tinh thần thoải mái, kiên trì thực hiện theo phác đồ bác sĩ đưa ra.

Đau thắt lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Đau vùng thắt lưng có thể do các bệnh khớp khối u cột sống; viêm nhiễm như viêm đĩa đệm, viêm tủy xương, lao cột sống; bệnh mạch máu như phình động mạch chủ bụng, tụ máu ngoài màng cứng; bệnh về chuyển hóa như loãng xương, bệnh lý trong ổ bụng và các cơ quan nội tạng...

Tại sao đau cột sống lưng?

Đau cột sống lưng là một chứng bệnh phổ biến ở người có tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Đây là căn bệnh mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hoá, gai xương phát triển lên trên đốt của cột sống. Điều này dẫn đến các cơn đau và hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

Tại sao nằm ngửa lại đau lưng?

Nằm ngửa khi ngủ giúp giữ thẳng cột sống dễ dàng hơn, nhưng vẫn có thể dẫn đến đau lưng nếu không hỗ trợ độ cong tự nhiên của cột sống. Một nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ khi nằm ngửa lại tăng nguy cơ đau lưng dưới. Ngủ với tư thế nằm nghiêng được coi là tư thế tốt nhất để tránh đau lưng.

Bị giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?

Thông thường ở mức độ nhẹ, giãn dây chằng lưng có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khi áp dụng các chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp. Ở một số bệnh nhân bị tổn thương nặng, thì cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

Chủ đề