Hàng từ việt nam sang anh sẽ đến cảng nào năm 2024

Ngày nay, với nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, Ấn Độ trở thành thị trường nhập khẩu tiềm năng. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng dần mở rộng thị trường xuất khẩu sang Ấn Độ. Theo đó, để đáp ứng được số lượng hàng hóa lớn, vận tải biển trở thành phương tiện vận chuyển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy quy trình xuất khẩu sang Ấn Độ được thực hiện như thế nào và thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là bao lâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ

Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ còn tùy thuộc đến việc hàng hóa cập bến ở cảng nào. Bởi tùy cảng sẽ có thời gian dao động khác nhau. Từ Việt Nam, khi xuất phát từ Hồ Chí Minh, thời gian vận tải biển đến Ấn Độ sẽ ngắn hơn so với các tỉnh phía Bắc. Dưới đây là thời gian cụ thể khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ:

1.1 Cảng Kolkata

Cảng Kolkata là cảng ven sông lâu đời nhất của Ấn Độ. Nơi đây chủ yếu xử lý hàng hóa đến từ Úc và các nước Đông Nam Á. Đây cũng là cảng có thời gian vận tải biển từ Việt Nam sang ngắn nhất. Theo đó, thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ TP.HCM đến cảng Kolkata là 11 ngày và sẽ là 13 ngày nếu đi từ Hải Phòng.

\>> Xem thêm: Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Hàng từ việt nam sang anh sẽ đến cảng nào năm 2024

Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam đến cảng Kolkata ngắn nhất so với các cảng còn lại

1.2 Cảng Chennai

Cảng Chennai là cảng lớn nhất vịnh Bengal và lớn thứ 2 Ấn Độ. Mỗi năm, cảng Chennai tiếp nhận lượng hàng hóa khổng lồ (hơn 51,88 triệu tấn) đến từ khắp nơi trên thế giới. Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ TP.HCM sang cảng Chennai là 12 ngày. Khi xuất phát từ Hải Phòng sẽ có thời gian lâu hơn (18 ngày).

1.3 Cảng Mundra

Cảng Mundra được biết đến là một trong những cảng tư nhân lớn nhất tại Ấn Độ với quy mô lớn và tần suất xử lý hàng hóa nhập khẩu cao. Cảng sở hữu 10 bến neo cho hàng khô thường, 6 bến neo RO-RO (Roll-on/Roll-off), 3 bến neo hàng lỏng và 3 bến neo hàng cơ khí nhập khẩu. Chính vì quy mô này mà mỗi năm, cảng Mundra có thể xử lý được hơn 200 triệu tấn hàng một cách nhanh chóng. Tính từ TP.HCM, bạn sẽ mất khoảng 13 ngày để hàng hóa đến được cảng Mundra, và từ Hải Phòng sẽ mất khoảng 22 ngày.

1.4 Cảng Visakhapatnam

Cảng Visakhapatnam nằm giữa 2 cảng Chennai và Kolkata. Nơi đây có diện tích kho bãi lớn. Tổng diện tích khu vực kho hàng mái che là 62.398m2, khu vực kho hàng ngoài trời hơn 1.553.168m2. Chính vì sức chứa khủng mà nơi đây có thể xử lý đến 65,3 triệu tấn hàng hóa. Để hàng hóa từ Việt Nam đến cảng Visakhapatnam cần 14 ngày (từ TP.HCM) và 22 ngày (từ Hải Phòng).

1.5 Cảng Mumbai

Cảng Mumbai là cảng biển lớn nhất của Ấn Độ, có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và thương mại quốc gia. Các mặt hàng nhập khẩu chính tại cảng Mumbai bao gồm dầu mỏ, dầu khoáng, da, hàng dệt bông, hóa chất lỏng và máy móc thiết bị. Nơi đây sở hữu đến 63 bến neo, 5 cầu tàu và có khả năng tiếp nhận khoảng 62,82 triệu tấn hàng hóa/năm. Theo đó, thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam đến cảng Mumbai khoảng 15 – 19 ngày.

1.6 Cảng Nhava Sheva

Cảng Nhava Sheva là nơi xử lý hàng hóa container chủ yếu tại Ấn Độ. Vì chỉ nằm cách Mumbai 30km, vì thế cảng Nhava Sheva trở thành ‘cảng vệ tinh’ giúp Mumbai lưu thông đường biển. Như cảng Mumbai, thời gian vận chuyển hàng hóa đến cảng Nhava Sheva cũng dao động từ 15 – 19 ngày.

1.7 Cảng Tuticorin

Cảng Tuticorin có 28 bến neo, 2 cầu tàu container và 3 cầu xử lý hàng hóa như than, dầu. Ngoài ra, cảng cũng có sức chứa khá lớn. Tổng diện tích kho bãi ngoài trời là 553.000m2, nhà kho là 19.550m2 và kho trung chuyển là 18.000m2. Thời gian vận chuyển hàng hóa đến cảng Tuticorin nếu đi từ Hải Phòng sẽ mất khá lâu (khoảng 22 ngày). Nhưng nếu xuất khẩu từ TP.HCM thì chỉ tốn 15 ngày.

\>> Xem thêm: Vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc

Hàng từ việt nam sang anh sẽ đến cảng nào năm 2024

Cảng Tuticorin có sức chứa kho bãi lớn

1.8 Cảng Cochin

Một cảng biển lớn khác nằm trên biển Ả Rập là cảng Cochin (hay còn gọi là cảng Kochi). Hằng năm, cảng này tiếp nhận và xử lý hơn 419,550 TEUs hàng hóa. Thời gian vận chuyển hàng container từ TPHCM đi Cochin là 17 ngày và từ Hải Phòng là 23 ngày.

1.9 Cảng Pipavav

Cảng Pipavav là cảng tư nhân thuộc sở hữu của tập đoàn A.P.Moller-Maersk. Cảng Pipavav chuyên tiếp nhận hàng hóa từ miền Viễn Đông, Châu Âu, Trung Quốc và bờ đông Hoa Kỳ. Đây cũng là cảng có thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam lâu nhất, mất khoảng 18 ngày khi xuất phát từ TP.HCM và 21 ngày nếu xuất phát từ Hải Phòng.

\>> Xem thêm: Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển

Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Ấn Độ bằng đường biển nhìn chung sẽ mất khoảng tầm 10-25 ngày tùy theo từng cảng đến. Dưới đây là bảng tổng hợp thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ:

TÊN CẢNG

THỜI GIAN VẬN CHUYỂN

Từ TP. Hồ Chí Minh

Từ TP. Hải Phòng

Cảng Kolkata 11 ngày 13 ngày Cảng Chennai 12 ngày 18 ngày Cảng Mundra 13 ngày 22 ngày Cảng Visakhapatnam 14 ngày 18 ngày Cảng Mumbai 15 ngày 19 ngày Cảng Nhava Sheva 15 ngày 19 ngày Cảng Tuticorin 15 ngày 21 ngày Cảng Cochin 17 ngày 23 ngày Cảng Pipavav 18 ngày 21 ngày

2. Ưu điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Dù thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển lâu hơn máy bay, nhưng bù lại, vận tải biển có những ưu điểm sau:

  • Vận chuyển hàng hóa đường biển không bị giới hạn về tải trọng, kích thước và ngành hàng. Hơn nữa, quá trình bốc dỡ hàng vào kho cũng khá dễ dàng, giúp tiết kiệm chi phí và nhiên liệu.
  • Các tuyến đường biển rất thông thoáng, hiếm trường hợp bị kẹt hàng. Vì là tuyến đường tự nhiên nên không tốn tiền bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa. Do đó, chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ có giá thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác.
  • Có nhiều đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, giúp các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn đơn vị xuất khẩu uy tín, giá tốt.

Hàng từ việt nam sang anh sẽ đến cảng nào năm 2024

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn vì sở hữu nhiều ưu điểm

3. Mặt hàng xuất khẩu nào tại Việt Nam đang là tiềm năng trên thị trường Ấn Độ?

Các mặt hàng có cơ cấu và sự tăng trưởng tốt trong thị trường xuất khẩu Việt Nam – Ấn Độ thời gian qua là đồ điện tử (điện thoại, máy tính, linh kiện,…); hàng dệt may; gỗ; hàng thủy sản; cao su; chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm từ sắt, thép; gia vị;… Nổi bật trong số đó là các nhóm ngành sau:

  • Mặt hàng điện thoại và linh kiện: Đây là nhóm ngành có kim ngạch xuất sang Ấn Độ lớn nhất, chiếm 26% tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu và đạt gần 1,4 tỷ USD kim ngạch. Theo số liệu thống kê năm 2020, tổng tỷ trọng xuất khẩu của ngành hàng này đã tăng lên gấp 3,7 lần so với năm 2011. Bởi hiện nay, Ấn Độ có nhu cầu dùng thuê bao điện thoại rất lớn, đứng lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc.
  • Mặt hàng sản xuất sắt, thép và sản phẩm sắt, thép: Ngày nay, chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, cầu cống đường sá và phát triển nông thôn. Do đó, nhu cầu về sắt thép vô cùng lớn và trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng.
  • Cao su: Ấn Độ hiện là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về tiêu dùng cao su. Bởi ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Ấn Độ rất phát triển và họ cần một lượng lớn cao su để sản xuất lốp ô tô.

\>> Xem thêm: Gửi hàng đi Canada bằng đường biển

4. Tổng quan quy trình xuất khẩu bằng đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ

Để hàng hóa được xuất khẩu đúng thời gian thì việc có một quy trình vận tải đường biển rõ ràng là điều cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện đúng quy trình một cách nhanh chóng, không phát sinh rủi ro là điều khá khó khăn với những doanh nghiệp tự xuất khẩu, đặc biệt là những người mới xuất khẩu lần đầu. Nhưng nếu làm việc thông qua đơn vị vận chuyển, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí phát sinh . Cụ thể:

Bước 1: Trao đổi quá trình xuất khẩu và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Bước 2: Tìm kiếm các hãng tàu với giá cả cạnh tranh. Sau đó đặt lịch và thông báo cho doanh nghiệp xuất khẩu thời gian và chi phí.

Bước 3: Đóng gói hàng hóa theo đúng quy cách và đưa đến địa điểm xuất khẩu.

Bước 4: Đơn vị vận chuyển sẽ đảm nhận thực hiện các thủ tục như khai báo hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ nhận xuất xứ, giấy lưu hành tự do của Ấn Độ.

Bước 5: Phát hành BL, gửi và nhận chứng từ.

Bước 6: Khi kiện hàng đến nơi, đơn vị vận chuyển sẽ thông báo cho doanh nghiệp và thiết lập lệnh giao hàng.

Bước 7: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Bước 8: Nhà nhập khẩu nhận hàng.

Có thể thấy vai trò của các đơn vị vận chuyển khá quan trọng, giúp hành trình xuất khẩu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xuất – nhập khẩu, trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty vận chuyển ra đời. Vì vậy, trước khi xuất khẩu, bạn nên cân nhắc lựa chọn các đơn vị vận chuyển uy tín để tránh những rủi ro phát sinh.

Một đơn vị vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ nổi bật trên thị trường hiện nay là 3W Logistics. Với kinh nghiệm dày dặn trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, 3W Logistics đã thực hiện thành công và đúng thời hạn rất nhiều đơn hàng vận tải biển lớn sang Ấn Độ. Các mặt hàng mà 3W Logistics vận chuyển rất đa dạng như nông thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng may mặc, gỗ, cao su, sắt thép, đồ điện tử,… Hơn nữa, nhờ vào mạng lưới quen biết rộng với các hãng tàu biển nên 3W Logistics có giá cước cạnh tranh và thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng khá ổn định. Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ tại 3W, doanh nghiệp xuất khẩu không cần quá lo lắng về vấn đề hải quan bởi tại đây có riêng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm chuyên xử lý thủ tục hải quan. Trong quá trình xuất khẩu, 3W sẽ thường xuyên cập nhật thông tin để khách hàng theo dõi. Nếu phát sinh rủi ro, mạng lưới đại lý (agent) rộng khắp thế giới của 3W có thể xử lý nhanh yêu cầu của khách hàng tại Việt Nam lẫn nước ngoài.

\>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu âu

Hàng từ việt nam sang anh sẽ đến cảng nào năm 2024

3W Logistics cung cấp giải pháp vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc với chi phí cạnh tranh, hỗ trợ thực hiện thủ tục hải quan nhanh gọn, giảm tối đa rủi ro phát sinh

Bài viết trên đã nêu rõ thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ cũng như các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu Việt Nam – Ấn Độ. Hy vọng thông qua bài viết, doanh nghiệp xuất khẩu đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để thực hiện nhiều chuyến xuất khẩu sang Ấn Độ thành công trong tương lai.