Hàng không mẫu hạm huyền thoại uss enterprise

NEWPORT NEWS, Virginia (AP) – Hải Quân Hoa Kỳ vừa cho chiếc USS Enterprise, hàng không mẫu hạm đầu tiên trên thế giới chạy bằng nguyên tử, được chính thức “nghỉ hưu.”

Trong buổi lễ hôm Thứ Sáu, 3 Tháng Hai tại xưởng đóng tàu Newport News ở tiểu bang Virginia, chiếc USS Enterprise được mô tả như là một con tàu “đầy huyền thoại” giúp tạo nên lịch sử.

Chiếc Enterprise từng phục vụ trong suốt 50 năm và đóng vai trò trong các biến cố lớn như vụ Khủng Hoảng Phi Đạn Cuba, Chiến Tranh Việt Nam và các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.

Theo Wikipedia, “Big E,” tên mà Enterprise được ưu ái đặt cho, gia nhập Đệ Thất Hạm Đội vào Tháng Mười Một 1965 và vào ngày 2 Tháng Chạp bắt đầu tham chiến ở Việt Nam.

Trong ngày đầu tiên, Big E thực hiện 125 phi vụ, thả 151 tấn bom xuống các đường tiếp liệu của quân cộng sản.

Khi rời khỏi Vịnh Bắc Việt vào ngày 20 Tháng Sáu, 1967, để về đại tu ở Alameda, California, các phi công của chiếc Enterprise đã bay hơn 13,400 phi vụ chiến đấu trong 132 ngày hoạt động.

Trong thời gian này, Big E cùng với Đệ Thất Hạm Đội di chuyển trên đoạn đường dài tổng cộng 67,630 dặm.

Vào Tháng Giêng 1968, trong khi Big E đang viếng thăm Sasebo của Nhật thì xảy ra vụ tàu tình báo USS Pueblo bị Bắc Hàn bắt giữ cùng với tất cả thủy thủ đoàn.

Big E phục vụ với nhiệm vụ soái hạm của hạm đội để đối phó với vụ này.

Vào Tháng Chín 1968, Big E trở về Alameda để được tạm tu bổ rồi lên đường sang Việt Nam lần nữa.

Vào sáng ngày 14 Tháng Giêng, 1969, trong khi đang được hai khu trục hạm hộ tống, một hỏa tiễn MK-32 Zuni gắn trên chiến đấu cơ F-4 Phantom phát nổ do bị quá nóng vì một máy bay khác đang nổ máy gần bên.

Vụ nổ gây hiệu ứng nổ dây chuyền trên boong nhưng được nhanh chóng dập tắt. Kết quả tai nạn này có 27 thủy thủ thiệt mạng, 314 bị thương, 15 máy bay bị tiêu hủy, và Big E phải chạy về Pearl Harbor, tiểu bang Hawaii để sửa chữa.

Cũng theo AP, Big E thôi phục vụ từ năm 2012, sau đó Hải Quân bỏ ra mấy năm để xả nhiên liệu từ các lò phản ứng nguyên tử của nó.

Big E sẽ được tháo vụn và sắt thép của nó sẽ được tái chế để đóng những con tàu khác.

Cụ Ray Godfrey, 77 tuổi, cư dân của Bigfork, tiểu bang Montana, là một trong những thủy thủ vào thuở đầu đời của chiếc USS Enterprise, phát biểu trong buổi lễ rằng cụ rất xúc động khi thấy rằng nó “đã hoàn tất nhiệm vụ.” (TP)

TTO - Ngày 4-10, tàu sân bay mới nhất và hiện đại nhất của Hải quân Mỹ mang tên USS Gerald Ford lần đầu tiên sẽ tham gia tập trận với các đồng minh ở Bắc Mỹ và châu Âu.

  • Chiến đấu cơ Mỹ và Hàn Quốc tập trận ném bom sau khi Triều Tiên phóng tên lửa
  • Mỹ tham vấn Nhật, Hàn để đáp trả vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói về khả năng Đài Loan bị tấn công

Hàng không mẫu hạm huyền thoại uss enterprise

Tàu sân bay USS Gerald Ford - Ảnh: CNN

Theo Đài CNN, USS Gerald Ford là tàu sân bay mới đầu tiên được thiết kế trong "hơn 40 năm".

Hải quân Mỹ cho biết việc đóng tàu chính thức bắt đầu vào tháng 11-2009. Con tàu được đưa vào hoạt động vào năm 2017 bởi cựu tổng thống Donald Trump.

USS Gerald Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Ford. Hải quân Mỹ đã bắt đầu đóng hai tàu sân bay lớp Ford tiếp theo là USS Kennedy và USS Enterprise.

Tàu sân bay này được trang bị công nghệ hiện đại mới, bao gồm "lượng điện năng gần gấp ba lần" so với các tàu sân bay lớp Nimitz và hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS).

EMALS sử dụng năng lượng điện để phóng máy bay khỏi tàu thay cho hệ thống máy phóng hơi nước trước đây. Một quan chức Hải quân Mỹ cho biết hệ thống này tạo ít áp lực lên máy bay hơn khi phóng và giúp rút ngắn thời gian giữa các đợt phóng.

Một quan chức Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Gerald Ford và nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ hoạt động cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ ở cả khu vực chuyên trách của hạm đội 2 và hạm đội 6 trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Đợt triển khai này được cho là sẽ ngắn hơn so với quá trình triển khai tiêu chuẩn kéo dài 6 tháng.

Chuẩn đô đốc Gregory Huffman, tư lệnh Nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) số 12 của Mỹ, cho biết đây là cơ hội để USS Gerald Ford và nhóm tác chiến "thể hiện lợi thế mà Ford và phi đoàn Carrier Air Wing (CVW) 8 mang lại cho tương lai của hàng không hải quân, cho khu vực, cũng như cho các đồng minh và đối tác" của Mỹ.

Hải quân Mỹ cho biết việc triển khai sẽ bao gồm "khoảng 9.000 nhân lực từ 9 quốc gia, 20 tàu và 60 máy bay".

Các quốc gia tham gia cuộc tập trận bao gồm Mỹ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

Trong khi USS Gerald Ford được triển khai vào ngày 4-10, các tàu khác trong nhóm tấn công tàu sân bay sẽ rời đi trong ngày 5-10 để tham gia tập trận cùng tàu sân bay này. 

Hàng không mẫu hạm huyền thoại uss enterprise
Tin thế giới 5-10: Mỹ và Hàn phóng 4 tên lửa; Ukraine nhận thêm nhiều vũ khí Mỹ

TTO - Ông Biden điện đàm với ông Zelensky và công bố viện trợ thêm nhiều vũ khí; Lãnh đạo IAEA sắp đến Ukraine và Nga; Mỹ và Hàn Quốc phóng tên lửa để đáp trả Triều Tiên... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 5-10.