Halloween la gi

Cứ vào dịp tháng 10 hàng năm, các nước phương Tây lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội Halloween. Với hình ảnh và không khí tràn ngập sự rùng rợn, ma quái những ai nấy cũng đều hết sức háo hức. Tuy được du nhập vào Việt Nam đã lâu nhưng đến nay vẫn có nhiều người còn cảm thấy bỡ ngỡ với lễ hội đặc sắc này. Hãy cùng Thực Phẩm Plaza tìm hiểu về ngày lễ đầy thú vị trong bài viết dưới đây.

Halloween là gì?

Halloween la gi

Halloween – viết rút gọn của “All Hallows’ Evening” – là một lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Thời gian bắt đầu từ chiều tối cho đến nửa đêm. Có những tên gọi khác cho lễ hội này như: “Hallowe’en”, “All Hallowe’en”, “All Hallows’ Eve”, “All Saints’ Eve”, “Đêm vọng Lễ Chư Thánh”. Đây cũng là buổi tối trước Lễ Các Thánh (ngày 1 tháng 11), tiếp sau đó là Lễ Các Đấng Linh Hồn (ngày 2 tháng 11). Ba ngày lễ trong Kitô giáo Tây phương được gộp chung thành Tam nhật Các Thánh – thời gian để tôn kính thánh nhân cũng như cầu nguyện cho các linh hồn còn chưa đến được thiên đàng.

Hoạt động của ngày lễ Halloween chủ yếu xoay quanh chủ đề chính: dùng “sức mạnh của sự hài hước và chế nhạo” để đối đầu với “sức mạnh của cái chết”.

Ngày nay, ngoài tính chất là một sự kiện tôn giáo ở nhiều quốc gia phương Tây, lễ hội này dần thay đổi, mang tính chất giải trí và thương mại nhiều hơn ở những quốc gia khác.

Nguồn gốc Ngày lễ Halloween

Halloween la gi

Những hoạt động trong ngày lễ Halloween ngày nay được cho là bắt nguồn từ những hoạt động dân gian của người Celt. Trong đó liên quan nhất là lễ hội Samhain – tiếng Ireland cổ là “kết thúc mùa hè” – lễ hội mừng vụ thu hoạch và dấu mốc cho sự chuyển mùa. Rồi sau đó lễ hội này được “Kitô giáo hoá” bởi Giáo hội thời sơ khai. 

Biểu tượng của lễ hội

Jack-o’-latern

Halloween la gi

Ngày nay, khi nhắc đến Halloween thì mọi người đều nghĩ ngay đến hình ảnh chiếc đèn lồng bí ngô Jack-o’-latern được khắc hình khuôn mặt ma quái. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của biểu tượng này. 

Ban đầu, những chiếc đèn lồng được làm từ củ cải khoét hình mặt quỷ. Chúng được sử dụng chủ yếu ở Scotland và Ireland. Tuy nhiên sau đó người dân nhập cư Bắc Mỹ lại sử dụng bí ngô. Lý do bởi vì bí ngô sẵn có và kích thước lớn hơn nhiều so với củ cải, giúp việc khắc hoạ dễ dàng hơn. Dần dần hình ảnh bí ngô trở nên quen thuộc và trở thành biểu tượng chính của lễ hội Halloween.

Màu sắc chủ đạo trong dịp này sẽ là đen, cam, đôi lúc có cả màu tím.

Những câu chuyện dân gian về Jack-o’-latern

Halloween la gi

Có những câu chuyện được truyền lại cho nhau về hình ảnh đèn lồng bí ngô. Trong câu chuyện dân gian cổ xưa ở Ailen vào khoảng giữa thế kỷ 18, kể về Stingy Jack – một thợ rèn tuy lười biếng nhưng lại vô cùng sắc sảo. Jack đã lừa được Satan trèo lên cây táo, sau đó đặt các cây thánh giá quanh thân cây và khắc một cây thánh giá vào vỏ cây để Satan không thể xuống. 

Câu chuyện khác lại kể rằng Jack trộm cắp của dân làng và bị người dân truy đuổi. Sau đó Jack gặp Satan, Satan tuyên bố rằng anh đã đến lúc Jack phải chết. Jack đã thuyết phục Satan biến thành đồng tiền để trả cho người dân bị đánh cắp. Satan biến thành đồng tiền nhưng lại bị Jack bỏ vào túi bên cạnh cây thánh giá nên không thể thoát ra.

Halloween la gi

Tranh vẽ cho những câu chuyện về Stingy Jack

Điểm chung của hai câu chuyện trên đều là Jack lừa dối và khiến Satan bị mắc kẹt. Jack chỉ giải thoát cho Satan nếu đồng ý không bao giờ lấy đi linh hồn của mình. Đến khi Jack qua đời, vì quá tội lỗi nên không thể lên thiên đàng. Cũng như không thể xuống địa ngục vì Satan đã hứa không lấy linh hồn của anh ta. Jack không còn nơi nào để trú ngụ, nên hỏi Satan làm thế nào để thấy nơi để đến vì giờ không còn ánh sáng. Satan chế giễu và ném cho anh ta một hòn than đang cháy. Jack đã khoét rỗng củ cải – vốn là loại thức ăn mà anh ta yêu thích – sau đó đặt hòn than vào bên trong tạo thành chiếc đèn và bắt đầu lang thang tìm chỗ dừng chân cho mình.

Trang phục

Halloween la gi

Hoá trang trong dịp Halloween trở nên phổ biến ở Scotland vào cuối thế kỷ 19 và tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20. 

Ngày nay, với sự phát triển của văn học thần thoại, điện ảnh, các tác phẩm kinh dị, các nhân vật theo chủ đề kinh dị như quái thú, bộ xương, phù thuỷ,… được mọi người sử dụng làm hình mẫu cho hoá trang hoặc trang trí. 

Người ta tin rằng vào thời gian lễ hội, ranh giới giữa hai thế giới trở nên mong manh, các linh hồn có thể đi qua lại giữa hai thế giới và vào bên trong ngôi nhà của mọi người. Cách duy nhất để tránh bị những linh hồn độc ác làm hại là phải mang trang phục và đeo mặt nạ để ngụy trang thành những linh hồn tà ác.

Những biểu tượng khác

Hình ảnh đầu lâu theo truyền thống của Công giáo được coi như là nhắc nhở về cái chết. Từ đó dần trở thành một trong những hình ảnh phổ biến trong ngày lễ Halloween. Ngoài ra còn có thể kể đến các biểu tượng liên quan như bù nhìn, nhện, dơi, phù thuỷ, … với chủ đề chủ đạo là quỷ dữ, quái vật hoặc cái chết. Ma cà rồng, xác ướp, thây ma, thần chết, mèo đen,… là những ví dụ kinh điển.

Halloween la gi

Những hoạt động có trong ngày lễ Halloween

Halloween la gi

Trick-or-treat – thường dịch là “cho kẹo hay bị ghẹo” – một phong tục nổi tiếng nhất dành cho trẻ em khi nói đến Halloween. Trong đêm lễ hội, trẻ em sẽ hoá trang, mang những túi đựng kẹo đi lần lượt các nhà gõ cửa đòi kẹo, kèm theo đó là câu nói: “Trick-or-treat?”. Chủ nhà sẽ bị những đứa trẻ nghịch ngợm, chọc phá nếu không cho kẹo.

Các hoạt động khác có thể kể đến như: khắc bí ngô thành Jack-o’-lantern, tiệc hoá trang, đớp táo, bói toán, kể chuyện hoặc xem phim kinh dị,…

Các Kitô hữu trong ngày này thường sẽ dự lễ nhà thờ, thăm nghĩa trang, cầu nguyện cho những người đã khuất, đặt hoa và nến ở mộ phần người thân.

Những món ăn truyền thống

Halloween la gi

Trong lịch sử, nhiều người Kitô giáo kiêng ăn thịt vào đêm Vọng Lễ Các Thánh. Từ đó dần tạo nên truyền thống và hình thành những loại món ăn nhất định trong đêm Halloween.

Có thể kể đến bao gồm: kẹo táo, bánh linh hồn, bánh kếp khoai tây, súp bí đỏ, ngô ngọt, táo caramel,…