Hải loại đất chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ là

Các loại đất có ở vùng Đông Nam Bộ:

-có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là: Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%). Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước.

 -đất chưa sd chiếm diện tích lớn nhất

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Bài giảng Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. đất badan và đất xám.

B. đất xám và đất phù sa.

C. đất badan và feralit.

D. đất xám và đất phèn.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là đất badan và đất xám.

Câu 2. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Boxit

D. Đồng

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Tài nguyên khoáng sản giàu có và quan trọng ở Đông Nam Bộ là dầu khí.

Câu 3. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Thành phố Hồ Chí Minh

B. Bình Dương

C. Long An

D. Tây Ninh

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Tỉnh Long An thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4. Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là

A. dốc, bị cắt xẻ mạnh.

B. thoải, khá bằng phẳng.

C. thấp trũng, chia cắt mạnh.

D. cao đồ sộ, độ dốc lớn.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Bộ có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên với đặc điểm thoải, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa.

Câu 5. Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là

A. sông Sài Gòn.

B. sông Đồng Nai.

C. sông Vàm Cỏ Đông.

D. sông Bé.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là sông Đồng Nai: sông có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Câu 6. Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là

A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk

B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An

C. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim

D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Vùng Đông Nam Bộ có hồ nhân tạo có vai trò quan trọng đối với vùng đó là hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An

Câu hỏi thông hiểu

Câu 7. Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa

B. Thủ Dầu Một

C. TP. Hồ Chí Minh

D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, chính trị, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng cũng như cả nước.

Câu 8. Vùng có thế mạnh trong khai thác thủy sản nhờ

A. mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

B. có nhiều ao hồ, đầm.

C. biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú.

D. các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Đông Nam Bộ tiếp giáp với vùng biển ở phía đông nam lãnh thổ, biển ấm, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa – Vũng Tàu), hải sản phong phú => thuận lợi cho khai thác thủy sản.

Câu 9. Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là

A. có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.

B. nguồn lao động dồi dào.

C. nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.

D. năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật. Vùng ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai nên lao động của vùng không có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.

Câu 10. Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là

A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.

B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.

D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo,… những di tích này có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch.

Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An ở Quảng Nam -> Duyên hải Nam trung Bộ.

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do

A. dân di cư vào thành thị nhiều.

B. nông nghiệp kém phát triển.

C. tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất.

D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tốc độ công nghiệp hóa nhanh:  Ngành công nghiệp của vùng phát triển nhất nước ta với cơ cấu ngành đa dạng và hoàn chỉnh nhất, chiếm tỉ trọng cao. Các hoạt động dịch vụ, đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh => Hình thành nên các trung tâm kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng =>  tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập hấp dẫn cho lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn cao => do vậy vùng thu hút phần lớn dân cư về các khu vực thành phố, đô thị, các trung tâm kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao -> tỉ lệ dân thành thị của vùng cao nhất cả nước.

Câu 12. Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là

A. là vùng đông dân.

B. mật độ dân số cao nhất cả nước.

C. người dân năng động, sáng tạo.

D. có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm dân cư – xã hội Đông Nam Bộ:

- Đông Nam Bộ là vùng đông dân (TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước). 

- Vùng có nguồn lao động dồi dào, người dân năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao.

- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng.

Câu hỏi VD

Câu 13. Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về tự nhiên là

A. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

D. khí hậu phân hóa theo độ cao.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất bazan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 14. Vai trò chủ yếu của hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là

A. du lịch sinh thái.

B. phát triển giao thông.

C. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

D. cung cấp nước tưới, thủy điện.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

- Hồ Dầu Tiếng:

+ Là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, lớn nhất ở nước ta hiện nay.

+ Vai trò: Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hơn 170 nghìn ha đất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Hồ Trị An:

+ Hồ thủy điện xây dựng trên sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai), vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An.

+ Góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.

Câu 15. Năm 2020, dân số của vùng Đông Nam Bộ là 18,3 triệu người, diện tích là 23 552 km2. Cho biết mật độ dân số trung bình của vùng Đông Nam Bộ là bao nhiêu người / km2?

A. 77,7 người / km2

B. 777,0 người / km2

C. 7770 người / km2

D. 7,77 người / km2

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Áp dụng công thức tính mật độ dân số, ta có kết quả: 779,0 người /km2.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 35: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có đáp án

Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo có đáp án