Gói thầu xây dựng dưới 200 triệu

Các gói thầu xây lắp thuộc các công trình cải tạo, sửa chữa thường xuyên nêu trên có giá gói thầu từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng. Khi đơn vị chọn hình thức lựa chọn nhà thầu thì có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Điều 54 Luật Đấu thầu, đối với các gói thầu xây lắp có giá dưới 1 tỷ đồng thì áp dụng hình thức chỉ định thầu (gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu).

Trường hợp thứ hai, theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định việc sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì với giá gói thầu từ 100 triệu đồng trở lên áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh (áp dụng với nguồn chi thường xuyên).

Ông Trung hỏi, với nguồn vốn là nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên khi áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp nêu trên, đơn vị ông áp dụng hình thức chỉ định thầu có đúng không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu quy định một trong những trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;

- Không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Đối với vấn đề của ông Trung, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chinhphu.vn


Trong buổi livestream về Hướng dẫn nhà thầu tìm kiếm và “săn” thầu chủ động về email, chị Hằng đã đặt câu hỏi cho DauThau.info như sau:

“Em có gói mua sắm dưới 20 triệu đồng thì thực hiện như thế nào?”

Với câu hỏi của chị Hằng, anh Vũ Đình Sơn - Chuyên gia đấu thầu của DauThau.info trả lời:

Chào chị Hằng, tôi vẫn chưa rõ về câu hỏi của chị về loại hàng hóa như thế nào. Tuy nhiên, trong đấu thầu thường có 2 trường hợp về loại hàng hóa:

  • Hàng hóa thuộc dự án Đầu tư phát triển: Bất kể là dự án lớn hay bé thì chúng ta đều cần thực hiện các thủ tục theo Luật đấu thầu 2013

  • Hàng hóa thuộc mua sắm thường xuyên: Với trường hợp này thì chúng ta cũng phải thực hiện các thủ tục theo Luật đấu thầu, tuy nhiên điểm khác ở đây là với loại hàng hóa mua sắm thường xuyên thì chúng ta không cần thiết phải phê duyệt dự án đầu tư mà chỉ cần phê duyệt dự toán mua sắm và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT). Sau khi phê duyệt xong, chúng ta tiến hành đăng tải KHLCNT lên Hệ thống đấu thầu quốc gia và thực hiện các quy trình theo Luật đấu thầu (ở đây có thể thực hiện Chào hàng cạnh tranh, Chào hàng cạnh tranh rút gọn, Chỉ định thầu,...)

Đối với gói thầu mua sắm của chị là dưới 200 triệu đồng thì theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP thông thường là sử dụng phương pháp Chào hàng cạnh tranh hoặc Chào hàng cạnh tranh rút gọn với các thủ tục đơn giản, chúng ta chỉ cần đăng tải hồ sơ yêu cầu, hồ sơ báo giá và các nhà thầu chỉ cần nộp báo giá theo hồ sơ yêu cầu. Thời gian chỉ trong vòng 03 ngày là có thể thực hiện được, không cần nhà thầu phải có báo cáo tài chính, bảo lãnh dự thầu,.... Hình thức này có thể nói là gần giống với hình thức Chào giá trước đây.

Chị Hằng có hỏi thêm: “Mức dự toán bao nhiêu thì áp dụng được chỉ định thầu ạ?”

Anh Sơn tiếp lời: Theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP, có 3 hạn mức như sau:

  • Dưới 01 tỷ đồng đối với các gói thầu: mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
  • Dưới 500 triệu đồng đối với các gói thầu: cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;
  • Dưới 100 triệu đồng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên;

Video: Giải đáp thắc mắc về hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa

Trong trường hợp chị Hằng vẫn còn thắc mắc và muốn trao đổi chi tiết hơn, chị có thể cung cấp thêm thông tin bằng cách gọi đến tổng đài hoặc gửi vào hòm thư của DauThau.info để anh Sơn kịp thời giải đáp. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Buổi livestream sẽ diễn ra vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần (từ 09h00 - 11h00), để đạt hiệu quả cao hơn, các nhà thầu vui lòng đăng ký giải đáp các câu hỏi, đồng thời bình chọn cho chủ đề các buổi livestream tiếp theo, chúng tôi sẽ lựa chọn chủ đề được nhiều bình chọn nhất để tổ chức trước. Các nhà thầu có thể bình chọn chủ đề tại đây.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.

Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!

Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.

Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net

  • 5420 dự án đang đợi nhà thầu
  • 182 TBMT được đăng trong 24 giờ qua
  • 241 KHLCNT được đăng trong 24 giờ qua
  • 14675 TBMT được đăng trong tháng qua
  • 18602 KHLCNT được đăng trong tháng qua

Áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn cho gói thầu

Một gói thầu hỗn hợp, trong hạn mức (chưa tới 200 triệu đồng) trong danh mục bí mật mà lại phải thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông thường sẽ rất tốn thời gian, hồ sơ, giấy tờ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Mạnh Hà (TP. Hà Nội) đặt câu hỏi như sau: Đơn vị tôi có một số gói thầu phục vụ sửa chữa, nâng cấp thiết bị kỹ thuật (dạng xây lắp hỗn hợp), dự toán dưới 200 triệu đồng. Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP, gói thầu này được phép chỉ định thầu rút gọn.

Tuy nhiên, danh mục thiết bị của đơn vị tôi lại nằm trong danh mục bí mật của Nhà nước, quân đội nên một số ý kiến cho rằng như vậy thì vi phạm Khoản 1, Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP nên không được thực hiện chỉ định thầu rút gọn mà phải chỉ định thầu thông thường.

Theo ý kiến tôi, một gói thầu hỗn hợp, trong hạn mức (chưa tới 200 triệu đồng) trong danh mục bí mật mà lại phải thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông thường sẽ rất tốn thời gian, hồ sơ, giấy tờ. Theo tôi hiểu, Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chỉ định thầu rút gọn nêu ra 2 hướng:

- Khoản 1, quy định với các trường hợp khẩn cấp, nhưng trừ gói thầu bảo đảm bí mật Nhà nước thì dù gói thầu có giá trị bao nhiêu cũng được phép chỉ định thầu rút gọn. Việc này rút gắn thời gian, giấy tờ đồng thời hạn chế việc lạm dụng đóng dấu mật để thực hiện chỉ định thầu rút gọn.

- Khoản 2, quy định với các gói thầu nhỏ theo hạn mức thì được phép chỉ định thầu rút gọn để bảo đảm thời gian, bớt thủ tục giấy tờ.

Cho tôi hỏi, tôi hiểu như trên đã đúng chưa và với trường hợp của đơn vị tôi có được phép thực hiện chỉ định thầu rút gọn không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 1, Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định hạn mức chỉ định thầu là không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Đối với vấn đề của ông Hà, trường hợp gói thầu xây lắp có giá gói thầu thuộc hạn mức được áp dụng chỉ định thầu nêu trên thì áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Khoản 2, Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Video liên quan

Chủ đề