Giun đũa thường kí sinh ở đâu trong có thể người

Giun đũa (danh pháp hai phần: Ascaris lumbricoides) là một loài giun ký sinh trong ruột non người, nhất là ở trẻ em. Khoảng 1/4 dân số trên Trái Đất này bị giun đũa ký sinh, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột & tắc ống mật.[2] Tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở vùng nhiệt đới thì bệnh giun đũa còn đang hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có thể đạt chiều dài đến 35 cm.[3] Giun đũa ở trong ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của cơ thể. Chúng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong ruột người bệnh.

Giun đũa

Giun đũa trưởng thành.

Phân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)NematodaLớp (class)SecernenteaBộ (ordo)AscarididaHọ (familia)AscarididaeChi (genus)AscarisLoài (species)A. lumbricoidesDanh pháp hai phầnAscaris lumbricoides
Linnaeus, 1758[1]

Cơ thể giun đũa hình ống, có kích thước giống như một chiếc đũa (khoảng 25 cm) hoặc hơn. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

Thành cơ thể có lớp biểu bì & lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài & cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.

Giun đũa có hầu phát triển giúp đưa chất dinh dưỡng nhanh và nhiều theo một chiều theo ống ruột từ miệng đến hậu môn.

Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: con cái 2 ống, con đực 1 ống & dài hơn chiều dài cơ thể.

Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 000 trứng một ngày). Trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét.

Vòng đời giun đũa

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến dạ dày ấu trùng chui ra, xuống ruột non, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức ký sinh ở đấy.

  • Nên rửa sạch, nấu chín và bóc vỏ các loại hoa quả, rau sống trước khi ăn.
  • Tẩy giun định kì 2 lần mỗi năm.
  • Không sử dụng phân tươi để bón các loại cây trồng.
  • Không phóng uế bừa bãi.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nên ăn bằng thìa, nĩa, đũa, không ăn bốc bằng tay.
  • Có hệ thống xử lí nước thải hiệu quả.
  • Tẩy giun hàng loạt

  1. ^ 10th edition of Systema Naturae
  2. ^ Harhay MO, Horton J, Olliaro PL (2010). “Epidemiology and control of human gastrointestinal parasites in children”. Expert Review of Anti-infective Therapy. 8 (2): 219–34. doi:10.1586/eri.09.119. PMC 2851163. PMID 20109051.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “eMedicine - Ascaris Lumbricoides: Article by Aaron Laskey”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2008.

  • Ascaris lumbricoides Video - New England Journal of Medicine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giun_đũa&oldid=68886045”

Giun đũa sinh sản bằng thụ tinh trong, con cái đẻ số lượng trứng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200000 trứng một ngày), giun cái mập hơn giun đực đảm bảo đẻ ra một số lượng lớn trứng, giun đũa phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: cái 2 ống, đực 1 ống và dài hơn chiều dài cơ thẻ.

Giun đũa sinh sản bằng?

A. Thụ tinh ngoài

B. Thụ tinh trong

C. Sinh sản vô tính

D. Tái sinh

Đáp án đúng B.

Giun đũa sinh sản bằng thụ tinh trong, con cái đẻ số lượng trứng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200000 trứng một ngày), giun cái mập hơn giun đực đảm bảo đẻ ra một số lượng lớn trứng, giun đũa phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: cái 2 ống, đực 1 ống và dài hơn chiều dài cơ thẻ.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng B:

Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật.

Cơ thể giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25 cm). Lớp vỏ cutin bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức.

Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, và kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

Cơ thể giun đũa chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

Thức ăn đi theo một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn. Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.

Giun đũa có ruột thẳng và thức ăn được tiêu hóa theo đường thẳng từ lỗ miệng đến hậu môn làm cho tốc độ tiêu hóa của giun đũa hơn hẳn so với ruột phân nhánh và chưa có hậu môn ở giun dẹp. Vì thức ăn đi theo đường thẳng thì nhanh hơn đường vòng.

Giun cái mập hơn giun đực đảm bảo đẻ ra một số lượng lớn trứng. Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: cái 2 ống, đực 1 ống và dài hơn chiều dài cơ thẻ.

Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng trứng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200000 trứng một ngày)

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi…), đến ruột non ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy và phát triển thành giun đũa trưởng thành.

Giun là động vật có thể sống ký sinh trên người, động vật, chủ yếu ở ruột. Một số loại giun còn ký sinh trong cơ quan nội tạng, máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm giun cao do văn hóa và điều kiện sinh hoạt, vệ sinh tại nhiều vùng miền còn hạn chế. Vậy có các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người nào?

1. Tìm hiểu các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến nhất

Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến là: giun kim, giun móc, giun tóc, giun đũa gây ra bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác nhau.

Giun ký sinh ở cơ thể người thường tập trung ở đường tiêu hóa

1.1. Giun kim

Giống như tên gọi, giun kim có dạng dài, kích thước rất nhỏ, chiều dài thường nhỏ hơn 1/2 Inch. Con người thường nhiễm giun này khi không may nuốt phải trứng của chúng có trong thực phẩm, thức uống. Khi trứng giun kim đi vào trong ruột sẽ nở ra, sinh sôi phát triển tại đây.

Ban đêm là thời gian hoạt động chủ yếu của loài giun ký sinh này, chúng sẽ thoát ra khỏi cơ thể qua hậu môn và đẻ hàng ngàn trứng tại đây. Theo con đường này, trứng giun kim lại tiếp tục bị phát tán, có thể lây truyền cho người khác và khiến họ nhiễm bệnh.

Trẻ em là đối tượng dễ bị giun kim ký sinh nhất và cũng dễ lây truyền nhất. Giun kim có vòng đời khoảng 1 - 2 tháng, thời gian từ trứng đến trưởng thành là khoảng 2 - 4 tuần. Trong thời gian này, trứng có khả năng đẻ 4 - 16 ngàn trứng nên khả năng gây lây nhiễm rất cao.

Giun kim có dạng dài, thường ký sinh trong đường ruột

Triệu chứng do nhiễm giun kim ký sinh thường không rõ ràng, có những bệnh nhân không có triệu chứng và có những bệnh nhân bị buồn nôn, đau, ngứa hậu môn.

1.2. Giun đũa

Giun đũa là loài giun ký sinh có vòng đời khá dài, khoảng 13 - 15 tháng, trong thời gian này chúng có khả năng đẻ đến 200 ngàn trứng mỗi ngày.

Điều kiện môi trường ưa thích để giun đũa phát triển là những nơi ấm áp, điều kiện vệ sinh kém, cụ thể là các nước nhiệt đới và ôn đới. Người dân vùng nông thôn có điều kiện vệ sinh chưa tốt dễ nhiễm giun đũa ký sinh hơn người dân khu vực thành thị. Giống như giun kim, trẻ em cũng thường bị nhiễm giun đũa hơn người trưởng thành.

Con đường lây nhiễm giun đũa giống với giun kim, khi trứng giun phân tán trong môi trường và được con người nuốt vào. Giun đũa thường làm tổ và phát triển ở đường ruột, trước đó giun non thường di chuyển tới phổi và cổ họng. Với kích thước lớn nên bệnh nhân nhiễm giun đũa có nhiều triệu chứng khá rõ ràng gồm: đau bụng, mệt mỏi, thở khò khè, nôn mửa, ho khan, giảm cân nhanh, tiêu chảy,…

1.3. Giun móc

Loài giun ký sinh này phổ biến ở các nước nhiệt đới. Một điểm đặc biệt là trứng giun do người bệnh thải ra lẫn đất sẽ tự nở trong môi trường, sau đó có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da. Vì thế, đi chân trần hoặc người làm công việc phải tiếp xúc dài, nhiều với đất kém vệ sinh rất dễ nhiễm giun móc.

Giun móc là loài giun ký sinh phổ biến ở các nước nhiệt đới

Giun móc có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành 1 con cái dài khoảng 10 - 13 mm, một con đực dài khoảng 8 - 11mm. Chúng cũng có khả năng đẻ trứng đáng kinh ngạc với khoảng 10 - 25 ngàn trứng mỗi ngày.

Mặc dù xâm nhập vào cơ thể người qua da nhưng đến giai đoạn trưởng thành, giun sẽ tập trung ở đường ruột, thường là tá tràng hoặc ruột non. Trong miệng chúng có đôi răng hình móc nên có thể cắn chặt vào niêm mạc đường tiêu hóa và hút máu để sống và trưởng thành.

Triệu chứng ban đầu do nhiễm giun móc gây ra là triệu chứng phát ban ngứa trên da. Ngoài ra, việc giun ký sinh bám chặt vào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, sụt cân,…

1.4. Giun tóc

Giun tóc có đặc điểm hình dạng giống như sợi tóc, rất mảnh và dài, môi trường sống ưa thích của chúng cũng là điều kiện thời tiết ấm áp khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun tóc có màu trắng sữa hoặc hồng nhạt, chiều dài từ 30 - 50mm tùy vào con đực hay con cái. Một giun tóc cái có khả năng đẻ 2 ngàn trứng mỗi ngày và vòng đời kéo dài tới 5 - 6 năm nếu không điều trị tốt.

Giun tóc có đặc điểm hình dạng giống như sợi tóc, rất mảnh và dài

Nhiễm giun tóc thường xảy ra ở các khu vực nông thôn, điều kiện vệ sinh kém, nhất là những người có thói quen dùng phân chưa qua xử lý để chăm sóc rau màu. Trứng giun có thể phát tán và phát triển ở điều kiện môi trường bên ngoài tới giai đoạn ấu trùng, sau đó lây nhiễm cho con người qua đường ăn uống.

Đa phần bệnh nhân nhiễm giun tóc không có triệu chứng rõ ràng nào, chỉ khi nhiễm trùng nặng sẽ thấy:

  • Người gầy gò, còi cọc.

  • Tiêu chảy kéo dài có lẫn máu hoặc chất nhầy.

  • Sa trực tràng trượt ra khỏi hậu môn.

Ngoài 4 loài giun ký sinh phổ biến nhất này, con người còn có thể nhiễm 1 số loài khác như: giun lươn, giun xoắn, sán dây, sán máng, giun chỉ bạch huyết,… Đa phần chúng ký sinh trong hệ tiêu hóa, một phần trong máu hoặc cơ quan nội tạng.

2. Dấu hiệu bị nhiễm giun ký sinh

Tùy vào số lượng giun ký sinh trong cơ thể mà người bệnh có thể có hoặc không có dấu hiệu. Nếu số lượng giun ký sinh ít, triệu chứng bệnh là không rõ ràng. Song do không được điều trị nên theo thời gian, số lượng giun sẽ nhân lên nhanh chóng và gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ quan bị bệnh và cơ thể.

Nhiều trường hợp giun ký sinh quá nhiều gây tắc ruột, phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Với người bệnh nhiễm giun nhiều, triệu chứng khá rõ ràng như:

Giun ký sinh quá nhiều có thể gây tắc ruột

  • Giun kim: thường gây ngứa vùng hậu môn về ban đêm.

  • Có triệu chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.

  • Rối loạn tiêu hóa, lúc phân đặc lúc phân lỏng, đôi khi xuất hiện giun trong phân hoặc ở hậu môn.

  • Đau bụng vùng rốn, tái phát nhiều lần kèm theo buồn nôn, đi ngoài.

  • Trẻ nhỏ nhiễm giun ký sinh thường biếng ăn, khó ngủ, hay quấy khóc.

Khi có dấu hiệu, người bệnh nên chủ động đi thăm khám xác định tình trạng nhiễm giun và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người đa phần được điều trị bằng thuốc tẩy giun 1 liều, ít độc, tác dụng với nhiều loại giun. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Video liên quan

Chủ đề