Giống gừng nào dễ trồng và tinh dầu cao nhất năm 2024

- Gừng được xếp vào nhóm cây thường niên, thân thảo. Thông thường, cây cao 0,6 -1 m, thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt.

- Lá màu xanh đậm dài 15 - 20 cm, rộng 2 cm, chỉ có bẹ mà không có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp.

- Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím.

1.2. Nhu cầu sinh thái:

- Cây gừng thích hợp với vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 21 -270C, lượng mưa 1.500 - 2.500 mm.

- Đất thích hợp để trồng gừng phải là đất tốt vì cây có nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao, có pH = 5,5 -6, tầng canh tác dày 20 -40 cm, không bị ngập úng và tơi xốp, nhiều mùn.

- Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen. Tuy nhiên, dưới tán che 70 -80% thì cây chỉ cho năng suất bằng ½ so với nơi nắng trảng (trên cùng 1 loại đất).

2. KỸ THUẬT CANH TÁC:

2.1. Thời vụ:

Thời vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4 -5 hàng năm) thu hoạch vào tháng 11-12 dl.

2.2. Chuẩn bị giống:

Chuẩn bị giống: gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của dánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 -5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ). Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,..để phòng và diệt nấm bệnh. Sau đó tiến hành trồng ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm; hoặc có thể ủ giống cho lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về sau.

Bước 1: Chọn lọc củ giống và ủ giống

- Chọn những củ to, mập, bề mặt sáng bóng, không non, không già, không sâu bệnh. Sau đó tiến hành Ủ giống từ 7-10 ngày đến khi xuất hiện u mầm sinh trưởng thì đem ra tách (cắt hom) thành những đoạn củ (thân ngầm) có trọng lượng 50-60g (dài 2-4cm). Mỗi đoạn thân củ có 1-2 u mầm. Mỗi kg củ giống

cắt được 12 – 15 hom giống.

- Cách ủ giống như sau: Củ Gừng giống trải đều ra một mặt phẳng phủ rơm, rạ nơi thoáng mát và duy trì ẩm độ. Cứ 2 ngày kiểm tra và tưới nước một lần để giữ ẩm cho giống ra mầm nhanh.

Lưu ý: có thể không cần ủ giống mà trong quá trình trữ giống chờ đến thời gian xuống giống (1-2 tháng sau thu hoạch) củ gừng đã xuất hiện u mầm sinh trưởng. Ủ giống chỉ áp dụng cho những hộ phải mua gừng giống.

Bước 2: Tách Hom giống

- Trong quá trình ủ quan sát thấy mầm sinh trưởng phát triển dùng tay bẻ thành những hom có độ dài 2-3cm, mỗi đoạn thân củ ít nhất có 1-2 mầm sinh trưởng. Dùng tro bếp để hãm nhựa. Lưu ý không được dùng dao hay vật dụng khác để tách mầm, nếu dùng dao cắt sẽ tạo điều kiện lây lan nấm bệnh.

- Sau khi cắt hom giống gom thành đống và ủ 7-14 ngày tùy điều kiện, khi thấy hom xuất hiện mầm sinh trưởng thì đem trồng.

Lưu ý: nếu chưa có đất trồng ngay để đảm bảo thời vụ có thể làm bầu cho hom giống. Cách làm như sau:

+ Dùng túi bầu nilon đen kích thước 12 x 7cm

+ Chuẩn bị đất làm bầu: 10kg đất bột mịn khô + 1kg tro trấu + 250g Lân trộn đều

+ Đặt hom vào giữa túi bầu, mầm hướng lên trên, phủ lớp đất mịn mỏng lên trên, tưới nước giữ ẩm.

2.3. Kỹ thuật trồng:

- Lên luống: Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp. Lên luống rộng 0,8-1m, cao 20-25cm. Đào rãnh luống rộng 30-40cm, tùy thuộc độ dày tầng canh tác..

- Bón lót: lượng phân sử dụng cho 1.000 m2 như sau: 400-500kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 10-15kg supper lân + 10-15kg vôi bột (Lưu ý: Vôi phải bón trước 7-10 ngày, không bón cùng với Lân)

- Kỹ thuật trồng: Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Đặt giống (đã chuẩn bị trước) sâu 5 -7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang (có nhiều mắt mầm/chồi), lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

2.4. Bón phân, chăm sóc

2.4.1. Bón phân:

Lượng phân cần bón cho 1.000 m2 như sau: 10 -12 kg Urea + 20 -25 kg Kali chia ra làm 3 lần:

- Sau trồng 25-30 ngày: 1/3 phân Urea + 1/3 phân Kali.

- Sau trồng 60 ngày: 1/3 phân Urea + 1/3 phân Kali.

- Sau trồng 100-120 ngày: 1/3 phân Urea + 1/3 phân Kali.

2.4.2. Chăm sóc:

- Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 -20 ngày, củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non.

- Cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây theo nguyên tắc chung: gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước.

- Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 -30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Mặt khác, không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của gừng.

3. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

3.1. Sâu hại:

- Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là: Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng nhưng rất ít xảy ra ngoài sâu đục thân.

- Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất gừng. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Regent, Furadan, Kinalux,… Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

3.2. Bệnh hại:

  1. Bệnh cháy lá

Tác nhân gây bệnh là nấm Pyricularia grisea thường gây hại nặng trong những ngày có ẩm độ cao, ít nắng có nhiều sương mù và kéo dài.

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh là những vết có hình thoi màu trắng xám, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại làm cháy cả lá. Bệnh nặng làm các lá bị cháy, cây còi cọc, phát triển kém giảm năng suất đôi khi bệnh làm cháy rụi cả bụi gừng.

Biện pháp quản lý:

- Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, gom những cây bị bệnh đem chôn.

- Chọn giống sạch bệnh.

- Trồng với mật độ vừa phải, không nên trồng quá dày, bón thêm tro trấu hoặc phân kali cho ruộng gừng khi bị bệnh.

- Thăm ruộng thường xuyên. Nếu phát hiện trên lá có đốm bệnh, nên ngắt bỏ để hạn chế lây lan.

- Phun một trong các loại thuốc sau Fuji-one 40 EC, Rovral 50 WP, Kasuracide (kasai) 21,2 WP, Racide 30 WP, với liều lượng 10-25 cc(g)/10 lít, phun 7-10 ngày/lần.

  1. Bệnh thối củ gừng

Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm, có những lá bị úa vàng và rủ xuống. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất. Bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối.

Bệnh sinh sản bằng hạch nấm. Hạch nấm tồn tại trong đất rất lâu, có thể tới 2-3 năm. Hạch nấm trong đất, nảy mầm thành sợi nấm, xâm nhập vào gốc và củ gừng. Điều kiện thời tiết nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, có khi làm thối cả khóm gừng.

Thối củ do vi khuấn : (chú thích hình)

Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chổ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản. Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua vết thương.

Biện pháp quản lý

Theo kinh nghiệm nông dân ở một số địa phương, để hạn chế mầm bệnh tấn công củ và dễ dàng cách ly cây bị bệnh để tránh lây lan, bà con nông dân thường trồng gừng trong sọt hoặc trong bao.

Nguyên liệu:

+ Đất được phơi khô.

+ Trộn với phân hữu cơ và nấm Trichoderma sp.

Liều lượng: 5 gr chế phẩm Trichoderma / 4 bao đặt trong 1m2. Không những hạn chế được bệnh thối củ mà năng suất gừng cũng đạt khá cao trung bình khoảng 15 kg/4 bao/m2.

- Luân canh cây khác họ đối với những ruộng đã bị bệnh thối củ.

- Vệ sinh đồng ruộng. Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch.

- Khi phát hiện trên luống gừng có triệu chứng thối củ thì nên tách củ bị thối loại bỏ để hạn chế lây lan.

- Đầu vụ, bón phân vôi cho đất. Lên luống cao, thoát nước tốt. Không trồng mật độ dày quá, tránh bón nhiều phân đạm. Ngay từ đầu vụ khi làm đất nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ hoai mục. Chú ý không để đất bị ngập nước.

- Khi xác định là bệnh thối khô thì phun thuốc Anvil 5SC, Vivadamy 3DD, Bonanza 100SL. Nếu bệnh thối nhũn do vi khuẩn thì phải sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn như: New Kasuran 16.6 BTN, Starner 20WP, Xanthomix 20 WP.

Chú ý: Bảo đảm thời gian cách ly.

  1. Bệnh thán thư trên gừng

Tác nhân: do nấm Colletotrichum sp . gây hại

Triệu chứng: Vết bệnh có màu vàng lan từ mép lá vào trong làm khô lõm lá

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn.

Biện pháp quản lý:

- Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan.

- Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm.

- Khi trời ẩm ướt, sương mù nhiều nên phun thuốc hóa học ngừa hoặc phun khi bệnh mới chớm. Một số thuốc hiệu quả với bệnh thán thư : Antracol 70WP, Amistar 250SC, Manage 15WP, Mataxyl 500WP.

  1. Bệnh mốc sương

Tác nhân: do nấm Phytophthora infestens gây hại

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.

Vết bệnh xuất hiện ở chóp lá màu vàng như úng nước, mặt dưới lá sũng nước màu vàng tươi.

Biện pháp phòng trừ: Phun Ridomil Gold, Copper Zinc theo khuyến cáo

Bệnh mốc sương (mặt trên lá) do nấm Phytophthora infestens gây hại.

Bệnh mốc sương (mặt dưới lá) do nấm Phytophthora infestens gây hại

4. Thu hoạch và tồn trữ:

- Tuỳ vào mục đích sử dụng, có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng trồng.

- Cẩn thận dùng cuốc để thu hoạch gừng, tránh làm xây xác củ (làm giảm giá trị thương phẩm và khó bảo quản); sau đó nhổ cả bụi, rũ sạch đất, chất thành khóm và tiến hành cắt lấy củ.

- Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (tương tự như bảo quản các loại cây thân củ và rễ củ khác). Các củ giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 - 2cm. Trong qúa trình tồn trữ và bảo quản, có thể sử dụng một số hoá chất đặc hiệu để phòng ngừa côn trùng cắn phá./.

Chủ đề