Giới hạn trị liệu hẹp là gì

Cửa sổ điều trị             11/12/2012 7:13:00 AM

Trong trường hợp quá nhạy cảm hay tác dụng hiệp đồng với thuốc khác, cửa sổ điều trị sẽ thấp xuống, Chỉ cần nồng độ thuốc thấp hơn vẫn có thể có tác dụng.

Khái niệm

Cửa sổ điều trị là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song được vẽ biểu thị cho ngưỡng điều trị (nồng độ tối thiểu có tác dụng, với kháng sinh nó tương ứng với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ tối thiểu gây độc (nồng độ thuốc tối đa mà cơ thể có thể dung nạp được trước khi xuất hiện tác dụng phụ gây độc của thuốc).

Chú ý: Có một số tài liệu dịch therapeutic window hoặc therapeutic rate sang tiếng Việt là cửa sổ điều trị, hoặc phạm vi điều trị, hoặc khoảng cách điều trị, hoặc khoảng giới hạn sử dụng.

Từ nồng độ thuốc trong huyết tương Cp/ thời gian dưới đường cong và cửa sổ điều trị, chúng ta có thể suy ra các thông số khác, ví dụ như thời điểm bắt đầu có tác dụng, thời gian đạt được tác dụng tối đa và thời gian kéo dài tác dụng của thuốc.

Giới hạn trị liệu hẹp là gì

Hình: Cửa sổ điều trị

Ý nghĩa của cửa sổ điều trị

Trong điều trị bằng thuốc, chúng ta cần đưa thuốc sao cho nồng độ thuốc trong huyết tương nằm trong khoảng cửa sổ điều trị. Có nghĩa rằng chúng ta dùng thuốc với liều có thể đạt được nồng độ có hiệu quả điều trị nhưng phải tránh gây ra các tác dụng không mong muốn và độc tính.

Ý nghĩa lâm sàng của vị trí và chiều rộng của cửa sổ điều trị

Vị trí và chiều rộng của cửa sổ điều trị được xác định bằng các yếu tố dược lực học. Trong trường hợp bệnh nhân kháng trị hay có các tương tác đối kháng với các thuốc khác, vị trí của cửa sổ điều trị có thể có chiều hướng nâng lên. Cần phải có nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn để có thể đạt được hiệu quả điều trị.

Trong trường hợp quá nhạy cảm hay tác dụng hiệp đồng với thuốc khác, cửa sổ điều trị sẽ thấp xuống. Chỉ cần nồng độ thuốc thấp hơn vẫn có thể có tác dụng.

Độ rộng của cửa sổ điều trị cũng rất khác nhau. Trong trường hợp thuốc có độ an toàn thấp, độ rộng của cửa sổ sẽ hẹp lại. Ví dụ cửa sổ điều trị của theophylin ở trẻ em hẹp hơn người lớn.

Các thuốc khác nhau có cửa sổ điều trị khác nhau. Một số thuốc có cửa sổ điều trị hẹp có nghĩa rằng liều có tác dụng và liều gây độc gần nhau.

Ví dụ về các thuốc có cửa sổ điều trị hẹp như thuốc chống ung thư, amonoglycosid, theophylin. Chúng ta phải rất thận trọng nên dùng liều điều trị hiệu quả và theo dõi độc tính khi sử dụng các loại thuốc kể trên. Các thuốc khác (như penicilin G) có cửa sổ điều trị rộng hơn.

Bài xem nhiều nhất

Các thông số dược động học ứng dụng trên lâm sàng

Liều dùng của một số kháng sinh

Sử dụng kháng sinh điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp

Một số nét về vi khuẩn học lâm sàng

Xét nghiệm trên lâm sàng và nhận định kết quả

Nhiễm trùng bệnh viện (nosocomial infection)

Thuốc kháng sinh trong lâm sàng

Kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa

Tương tác của một số kháng sinh thường dùng

Các quá trình dược động học

Nồng độ của thuốc trong huyết tương

Tra cứu tương tác thuốc

Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận

Bản chất của tương tác thuốc

Sử dụng kháng sinh hợp lý