Giao tiếp hiệu quả làm tăng lợi ích cho cá nhân và tổ chức như thế nào

Giao tiếp là chìa khóa cho tất cả các mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ người nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời họ. 

Đây là một trong những kỹ năng mềm được đánh giá cao tại nơi làm việc cũng như không thể thiếu trong việc duy trì cuộc sống gia đình hạnh phúc lâu dài. Khi khả năng giao tiếp được cải thiện thì nhiều mặt của cuộc sống sẽ nhận được những tác động tích cực. Hạnh phúc, sự tự tin và sự thành công của các mối quan hệ xã hội đều tăng lên.

Một người không được sinh ra cùng với kỹ năng giao tiếp tốt mà cần phải luyện tập để đạt được. Tất cả chúng ta sẽ học cách giao tiếp từ gia đình, bạn bè, giáo viên, đồng nghiệp,…Về bản chất, tất cả những thói quen giao tiếp dù tốt hay xấu mà chúng ta có được đều bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh (và cả chính chúng ta). Tuy nhiên, người giao tiếp tốt là người luôn học hỏi và thực hành những thói quen tốt và những kỹ năng mới. Vì vậy, để trở thành người giao tiếp tốt, chúng ta chỉ cần một chút nỗ lực mỗi ngày. 

Tăng khả năng giao tiếp cũng chính là cơ hội để phát triển bản thân

Kỹ năng giao tiếp tốt thực sự có thể cải thiện khả năng lãnh đạo, giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện cũng như quản lý căng thẳng của bản thân. Tăng hiệu quả giao tiếp sẽ giúp một cá nhân có thể trở nên quyết đoán hơn, nâng cao năng lực và trách nhiệm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng có thể thực sự cải thiện khả năng quản lý xung đột, cả ở nhà và tại nơi làm việc.

Kỹ năng trò chuyện được cải thiện sẽ tăng khả năng gặp gỡ và kết bạn. Giao tiếp hiệu quả giúp một cá nhân tự tin hơn, thể hiện cá tính và khả năng thu hút đám đông, khả năng kết nối. Đây cũng là những tiến bộ trong quá trình phát triển bản thân. Thực tế đã chứng minh, người có khả năng kết nối là người sẽ gặt hái được thành công trong thị trường việc làm cạnh tranh, cường độ cao và toàn cầu hóa ngày nay. 

5 kỹ năng giao tiếp để có một công việc và cuộc sống thành công

Giao tiếp hiệu quả là nền tảng để xây dựng niềm tin, tạo kết nối và vượt qua những trở ngại. 5 kỹ năng giao tiếp quan trọng sau sẽ giúp bạn hoàn thành vai trò quản lý của mình hoặc đơn giản là giúp bạn thành công trong cuộc sống.

1. Thực sự lắng nghe

Malcom Forbes nói: Nghệ thuật trò chuyện nằm trong lắng nghe.

Trong một thế giới giao tiếp chủ yếu bằng tin nhắn, biểu tượng cảm xúc và mạng xã hội thì khả năng lắng nghe thực sự chính là một điều cực kỳ giá trị. Lắng nghe không chỉ là nghe những lời được nói ra mà còn là nhận ra cách họ nói (ví dụ: giọng nói bị ngắt quãng, tạm dừng, ngôn ngữ cơ thể) đồng thời phải tiếp nhận và diễn giải hiệu quả những thông điệp đó. Lắng nghe tích cực bao gồm việc chú ý, đặt câu hỏi làm rõ, diễn giải để thể hiện sự thấu hiểu và chờ đợi cơ hội để trả lời một cách thích hợp. 

Lắng nghe chắc chắn là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả và khả năng lắng nghe cần được cải thiện ngay lập tức bằng cách luyện tập kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Nó đòi hỏi bạn phải chú ý đến người khác bằng sự đồng cảm (ví dụ: nhận dạng cảm xúc, lòng trắc ẩn, cởi mở, cảm giác và thấu hiểu). Nói cách khác, hãy cố gắng đặt mình ở vị trí người đó, hỏi họ cảm thấy thế nào về tình huống này, kết nối cảm xúc với họ bằng lời nói và nét mặt. Sử dụng từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể của bạn để thể hiện rằng “Tôi hiểu, tôi quan tâm, bạn có thể nói chuyện cởi mở”

2. Nghe được những gì không nói ra

Đôi khi giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ truyền đạt cách chúng ta cảm thấy tốt hơn so với giao tiếp bằng lời nói. Người giao tiếp hiệu quả có là người có ngôn ngữ cơ thể hài hòa với lời nói đồng thời luôn chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ của người khác. Trong khi đánh giá được ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ tự mình rèn luyện tư duy phản biện để có được cách ứng xử phù hợp với đối phương. 

Glenn Wilson nói: khi ngôn ngữ cơ thể trái ngược với những gì đang được nói ra thì trong trường hợp này ngôn ngữ cơ thể thưởng phản ánh đúng tâm trạng người nói hơn.

3. Nói ra một cách rõ ràng, đơn giản và hăng say 

Giao tiếp bằng lời hiệu quả có nghĩa là truyền tải thông điệp của bạn một cách rõ ràng, trực tiếp và bằng ít từ nhất có thể. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ về điều muốn nói kỹ một chút trước khi nói ra.

Đức Phật nói: Bất cứ từ nào chúng ta thốt ra nên được lựa chọn cẩn thận vì mọi người sẽ nghe bị ảnh hưởng bởi những điều tốt hay xấu từ những lời đó.

4. Cho và nhận phản hồi với sự khiêm tốn

Phản hồi chu đáo được gọi là bữa ăn sáng của nhà vô địch. Nó giúp bạn phát triển cả cá nhân và nghề nghiệp. Nếu bạn không tiếp nhận phản hồi với sự biết ơn và tôn trọng thì mọi người sẽ cảm thấy không thoải mái khi đưa ra phản hồi cho bạn. Điều đó thực sự không tốt vì chúng ta cần phải chấp nhận và thậm chí khuyến khích phản hồi từ người khác, đặc biệt khi bạn là nhà quản lý. Tuy nhiên, phản hồi tích cực nên được đưa ra nhiều hơn phản hồi tiêu cực, ở cả nơi làm việc hay ở nhà, vì nó sẽ giúp bạn tạo kết nối và xây dựng mối quan hệ với người khác. 

James Hume nói: Nghệ thuật giao tiếp là ngôn ngữ của lãnh đạo. 

5. Chọn phương tiện giao tiếp phù hợp

Có rất nhiều cách để giao tiếp: email, gọi điện thoại, nhắn tin, nói chuyện trực tiếp, mạng xã hội,…. Người có kỹ năng giao tiếp là người biết chọn phương tiện phù hợp để truyền tải thông điệp của mình.

Tầm quan trọng cũng như độ nhạy cảm của thông điệp và tính chất của mối quan hệ là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn phương tiện giao tiếp phù hợp.

Áp dụng và rèn luyện những “kỹ thuật” này sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của bạn. Điều này có thể sẽ tác động sâu sắc đến cả công việc và cuộc sống cá nhân của bạn vì nó giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn.

HuyenP. tổng hợp

Tài liệu tham khảo

Effective Communication = Good Management & a Happy Life

Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến.

Do đó hãy không ngừng cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp nơi công sở để gặt hái thành công.

Vậy, giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để không ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc. Một trong lợi ích đầu tiên khi mình giao tiếp tốt là mình luôn rất tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ với mọi người. Rất nhiều do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên thường xuyên e ngại, đặc biệt là những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Điều này đã khiến cho không ít người đánh mất một cơ hội có thêm một người tâm giao tốt , một đối tác kinh doanh, một người tư vấn hỗ trợ….

Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của Bạn trong mắt người khác tăng lên. Từ đó những lời mà bản thân phát ngôn ra luôn có trọng lượng với mọi người và ít khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng mặt mà bằng lòng với mình. Hơn thế nữa, nếu biết cách nắm bắt được tâm lý của những người tiếp xúc, chúng ta sẽ chủ động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn làm cho người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được quan tâm trong quá trình giao tiếp

Không những vậy, khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao hơn thì Bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung đến tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Có nhiều người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hòa thuận trong gia đình, tình bằng hữu giữa những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt, được những đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin, được những người xung quanh thật sự nể trọng…. Và tất cả những thành quả đó không phải ngẫu nhiên đến với mỗi người , mà chỉ có thể có được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các khóa học, hỏi hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình huống giao tiếp đa dạng trong cuộc sống.

ác kênh tương tác email, mạng xã hội, điện thoại…đang dần thay thế cho việc trò chuyện trực tiếp mặt đối mặt.

Dù hiện đại, tiện lợi bao nhiêu, các kênh này không thể thay thế hoàn toàn cho việc trao đổi giữa người với người, bởi giao tiếp là sự gắn kết giữa các thành viên trong xã hội với nhau, giúp cho mối quan hệ bền chặt hơn, ý nghĩa hơn. Học cách giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng để cải thiện mọi mặt trong cuộc sống của bạn.

Giao tiếp và hình ảnh cá nhân

Khi một người biết cư xử đúng mực trong cuộc sống, họ sẽ được người khác ngưỡng mộ, yêu mến hơn là những người có thành tích cá nhân nổi trội song không biết cách trò chuyện với mọi người xung quanh. Giao tiếp tốt góp phần thể hiện hình ảnh cá nhân bạn trong mắt người khác, từ đó giúp bạn kết giao với nhiều người hơn. Không ngạc nhiên khi những ứng viên có khả năng giao tiếp, đối đáp luôn được đề cao hơn những ứng viên rụt rè, vụng về trong các cuộc phỏng vấn việc làm.

Một ví dụ khác rất điển hình là những anh chàng nói chuyện có duyên, có tài ăn nói thường được lòng phái nữ hơn là các anh chàng tài giỏi nhưng “cù lần”, rụt rè, thiếu tự tin hoặc cư xử vô duyên, thô lỗ. Chắc bạn cũng đã từng gặp các trường hợp này rồi, đúng không?

Vậy nên, đừng cho rằng, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng giỏi cũng được, mà yếu kém thì cũng không sao: Đó là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng trong việc hoàn thiện bản thân và hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giao tiếp và các mối quan hệ

Hẳn bạn không ngạc nhiên khi thấy những người năng động, hoạt bát, có tài ăn nói; có khá nhiều bạn và các mối quen biết; còn những người ít nói, nhút nhát thì chỉ kết bạn với 1-2 người và gói gọn mối quan hệ trong phạm vi nhỏ hẹp. Điều này cho thấy giao tiếp là điều rất quan trọng để xây dựng các mối quan hệ ngắn hạn cũng như dài hạn.

Có nhiều mối quan hệ thì có tốt không? Người xưa thường nói kết bạn với ít người và chú trọng vào chất lượng là được, song không phải bao giờ điều này cũng đúng. Có nhiều mối quan hệ không hề làm giảm tính sâu sắc trong cách bạn kết giao với người khác mà đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Người có mối quan hệ xã hội rộng luôn đặt mình vào sự tương tác với xã hội, có lòng tin vào bản thân hơn, ý thức khẳng định cái tôi cá nhân cũng lớn hơn người có mối quan hệ hẹp. Đó là chưa kể bạn sẽ có cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp, khám phá nhiều điều thú vị từ việc chia sẻ cuộc sống với người khác, ứng xử linh hoạt hơn, có nhiều trải nghiệm sống hơn.

Điều quan trọng ở đây là bạn biết đặt mối kết giao với đúng người và biết đầu tư cho một mối quan hệ nghiêm túc hoặc nói không với những kẻ thực dụng, có lối sống kém lành mạnh khiến bạn bị tiêm nhiễm. Tất cả đều do bạn quyết định. Nếu bạn càng có nhiều mối  quan hệ tốt đẹp, bền vững và sâu sắc bao nhiêu thì bạn càng hạnh phúc và thành công trong cuộc sống bấy nhiêu, cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Giao tiếp và đời sống tình cảm của bạn

Người có khả năng giao tiếp đồng nghĩa với việc họ có khả năng thể hiện, bày tỏ, chia sẻ cảm xúc với đối tượng khác. Được chia sẻ và có mối quan hệ tốt đẹp với người khác sẽ khiến họ giảm tải áp lực, sống tốt hơn và tích cực hơn. Đời sống tình cảm của họ cũng trở nên phong phú và tốt đẹp hơn.

Bạn có thể thấy điều này khá rõ nét ở những em học sinh có nhiều bạn bè tốt. Các em này dễ giải tỏa áp lực và vượt qua khủng hoảng hơn nhờ sự chia sẻ với bố mẹ, bạn bè những cảm xúc cá nhân; còn các em có khả năng giao tiếp kém dễ bị cô lập, khó nói chuyện với nhiều người, dễ rơi vào áp lực, trầm cảm, thậm chí tự tử.

nhân thành công khi chiếm được sự đồng tình của khách hàng. Một nhà quản lý hiệu quả khi biết nghe nhân viên nói và biết nói nhân viên nghe. Kỹ năng giao tiếp chính là hành trang không thể thiếu của một người thành công.

Trong môi trường kinh tế xã hội phát triển đầy cạnh tranh như ngày nay, chuyên môn giỏi, hết mình với công việc chưa đủ để mang lại cho bạn một vị trí xứng đáng. Mỗi người cần phải nỗ lực làm việc, học hỏi thật nhiều trên con đường xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Nhưng cho dù có chất cả núi kiến thức trong bụng, đổ hàng tấn công sức cho công việc mà không có sự trao đổi thông tin với mọi người, không có sự giúp đỡ hay nhất là không có sự tin tưởng của người khác, bạn cũng khó gặt hái được thành công. Kỹ năng giao tiếpngày càng là bí kíp không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại.

Một kỹ sư cơ khí giỏi có thể sẽ mãi là kỹ sư nếu không trình bày rõ ràng những phương án sản xuất mới của mình. Một nhà kinh tế học sẽ không được trọng dụng nếu không làm người khác hiểu được những chiến lược kinh doanh mới. Và hơn thế nữa, người quản lý càng cần có kỹ năng giao tiếp để thông tin giữa nhân viên và cấp quản lý được trao đổi một cách hiệu quả. Người ta có thể dễ dàng tìm được một bảng điểm, một học bạ đầy ắp điểm giỏi ở rất nhiều trường ĐH trên toàn quốc, nhưng làm sao biết được đằng sau những dấu son trên tờ giấy học bạ ấy là con người như thế nào.

Trong học tập, học sinh phải chăm chỉ làm bài tập. Trong công việc, người ta cần có kiến thức chuyên môn tốt để làm tốt những công việc được giao. Trong cuộc sống, người ta muốn được nhiều người yêu mến. Thế nhưng, nếu không có kỹ năng giao tiếp, làm sao một học sinh có thể trình bày thắc mắc với thầy cô giáo, làm sao người ta trình bày những sáng tạo của mình trong công việc, làm sao người ta biết cười để chiếm lấy tình cảm của mọi người? Kỹ năng giao tiếp thật sự là miếng ghép quan trọng nhất trong bức tranh thành công của mọi cuộc đời.

Lợi ích của kỹ năng giao tiếp rõ ràng đến nỗi không ai là không hiểu. Nhưng có một kỹ năng giao tiếp tốt thật ra lại là điều khó đạt được. Ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh cãi vã giữa hai người đàn ông mặc quần tây áo sơmi chỉ vì một va chạm nhỏ trong giao thông thay vì một câu xin lỗi hay phàn nàn nhỏ nhẹ. Nhớ lại thời đi học, hình như bản thân ta vẫn hay ấp úng ngại ngùng mỗi khi giơ tay phát biểu một điều mình biết rõ. Một tập thể cũng có thể bị chia rẽ chỉ vì một câu nói không khéo, một cử chỉ chưa đẹp của một thành viên. Hai người có thể mãi mãi không hiểu nhau chỉ vì không với tay chào khi tình cờ gặp ở đâu đó.

Với tầm quan trọng của giao tiếp, ngày nay, đã có những khóa học về kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, trong công việc được đăng tải trên internet . Thế nhưng, cái cơ bản của kỹ năng giao tiếp đến từ những điều rất nhỏ nhặt trong cuộc sống. Thay vì sai khiến, hãy dùng một lời nói nhỏ nhẹ đi kèm một nụ cười, cái bạn nhận được không chỉ là sự giúp đỡ mà còn là sự sẵn lòng của người khác.  Chủ động vẫy chào khi gặp người quen để họ biết bạn luôn muốn gặp họ. Thay vì cằn nhằn vì phải chờ đợi trong một cuộc hẹn, hãy biết lắng nghe lí do của người đến trễ. Luôn chào tạm biệt với mọi người khi ra về. Tập suy nghĩ trước khi nói để không nói những điều ngớ ngẩn.Thay vì lí nhí, hãy nói to rõ những kế hoạch, những dự định của mình để chứng tỏ lòng tin của bạn trước rồi sếp sẽ tin bạn như chính bạn tin ở bản thân…

Còn nhiều lắm những “tuyệt chiêu” để bạn chứng tỏ bản thân, “PR” những ưu điểm của mình. Trong kinh tế quan niệm rằng, đồng tiền phải chảy thì nó mới sinh sôi. Còn trong cuộc sống, thông tin phải trao đổi thì mới sinh tình cảm, sinh quan hệ và cụ thể hóa ý tưởng thành hiện thực. Trong phạm vi của bài viết, Hiếu Học chỉ xin giới thiệu rất sơ lược về kỹ năng giao tiếp như là một công cụ để trao đổi thông tin, tình cảm với mọi người trong mọi mặt của cuộc sống, từ quan hệ xã hội đến công việc. Kỹ năng giao tiếp là vấn đề lớn, bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ không chỉ đơn giản là nói cho hay, như giao tiếp bằng miệng, bằng tai, bằng cử chỉ, văn bản, giao tiếp trong kinh doanh, trong công việc, trong học hành và trong từng ngành nghề cụ thể, và Hiếu Học sẽ giới thiệu đến các bạn trong thời gian sắp tới.

“Đừng đợi người khác khám phá bạn, hãy chỉ cho người ta thấy giá trị của con người bạn.”

Xã hội ngày càng phát triển, song song với sự phát triển đó là một sự cạnh tranh gay gắt. Nếu như bạn có chuyên môn giỏi, bạn nhiệt huyết, làm hết mình vì công việc thì vẫn chưa đủ để bạn có được một vị trí phù hợp với năng lực của bạn. Phải chăng khi đó bạn càng nỗ lực nhiều hơn, làm việc chăm chỉ hơn, ra sức học hỏi thật nhiều với hi vọng đó sẽ là kinh nghiệm, kiến thức giúp bạn thăng tiến cao hơn. Nhưng bạn ơi! Cho dù kinh nghiệm chuyên môn của bạn giỏi đến đâu, kiến thức có uyên sâu và thâm thúy đến đâu đi chăng nữa, nếu như bạn không biết cách thể hiện những suy nghĩ, những kinh nghiệm, những đóng của mình cho sếp biết thì cũng như không, hoặc thậm chí bạn dốc hết sức lực có được để làm hàng tá việc cho công ty mà lại quên đến việc trao đổi, trò chuyện qua lại với mọi người cùng công ty, không có sự giúp đỡ hay tin cậy của các đồng nghiệp thì bạn cũng khó mà gặt hái được thành công. Vì vậy vai trò của giao tiếp trong công việc, trong cuộc sống hằng rất quan trọng không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại đầy cạnh tranh.

Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại ngày nay!

Một giáo viên giỏi có thể mãi là giáo viên bình thường mà không thể nào tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục của mình nếu như họ không biết cách truyền đạt bài giảng của mình một cách vui tươi, sinh động dễ hiểu đến học sinh của mình. Một nhà quản lý sẽ không được trọng dụng nếu như anh ta không biết cách diễn đạt, truyền tải những ý tưởng chiến lược kinh doanh của mình lên cấp trên và cũng như  truyền đạt kế hoạch thực hiện cho cấp dưới. Trong công việc người ta cần có kỹ năng, kiến thức chuyên môn để thực hiện, nhưng muốn được người khác hiểu, khuất phục, làm theo thì bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Vì vậy có thể nói vai trò của giao tiếp là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh thành công chung của mọi cuộc đời trong mọi hoàn cảnh.

Vai trò của giao tiếp trong đời sống hằng ngày, trong công việc quá rõ ràng đến nỗi không cần phải nói nhiều. Nhưng để có được một kỹ năng giao tiếp tốt thì khó mà đạt được. Đôi khi cũng là một sự việc, ví dụ như va quẹt xe chẳng hạn. Nhưng có người cư xử bằng cách chửi mắng nhau dẫn đến bạo lực nhưng có người lại giải quyết bằng cách xin lỗi một cách nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ. Sức mạnh của lời nói, vai trò của giao tiếp rất ghê gớm. Nó có thể dẫn đến sự chia rẽ chỉ vì một câu nói diễn đạt không rõ ràng đi cùng một hành động đầy hàm ý hoặc làm cho một tập thể trở nên đoàn kết hơn nhiều.

Làm cách nào để khắc phục hoặc cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Đối với thời đại công nghệ bùng nổ, không quá khó để chúng ta tham gia các học tại lớp, học trực tuyến hay là tìm kiếm các tài liệu về giao tiếp để tham khảo. Nhưng vấn đề quan trọng là bạn cần dành nhiều thời gian để rèn luyện, cải thiện chúng bằng một cách phù hợp nào đó với chính cá nhân mình. Có thể bắt đầu cải thiện những cái cơ bản nhất trong giao tiếp như: “luôn chào tạm biệt mọi người trước khi ra về”, “thay vì nói nhỏ trong miệng, hãy học cách nói to, rõ những kế hoạch, dự định của mình để chứng tỏ lòng tin của sếp chẳng hạn”

Đừng đợi người khác khám phá bạn, hãy chỉ cho người ta thấy giá trị của con người bạn. Chúc bạn tự tin trong giao tiếp để có thể gặt hái được thành công trong công việc cũng như tận hưởng những giây phút ngọt ngào, đong đầy hạnh phúc trong cuộc sống!

Video liên quan

Chủ đề