Giao lưu tiếp biến văn hóa việt trung năm 2024

Nền tảng vững chắc

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, văn hóa có nhiều nét tương đồng nên hợp tác và giao lưu văn hóa giữa hai nước có nhiều thuận lợi để phát triển và mở rộng. Sự phát triển ấy càng được thể hiện rõ nét kể từ khi Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc ký hiệp định hợp tác văn hóa. Đến nay cũng đã có thêm nhiều văn bản được ký kết giữa hai nước, mở ra nhiều hơn cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực này.

Gần đây nhất, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10-2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã ký kết “Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giai đoạn 2023-2027” nhằm tiếp tục thúc đẩy giao lưu, hợp tác văn hóa và du lịch, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Tuyên bố chung đưa ra trong chuyến thăm nói trên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục về tình hữu nghị Việt-Trung tới người dân, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ; đồng thời, trong thời gian tới tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hóa và khuyến khích các địa phương của hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Cùng với đó là thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển lành mạnh, tăng cường hợp tác về công nghiệp văn hóa.

Việc tăng cường hợp tác và giao lưu văn hóa, du lịch với các nước, trong đó có Trung Quốc, cũng phù hợp với nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, đó là: Mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương

Hợp tác và giao lưu văn hóa có thể coi là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc những năm gần đây với nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra ở nhiều cấp khác nhau, điển hình như: Diễn đàn nhân dân Việt-Trung do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc phối hợp luân phiên tổ chức tại hai nước; Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc; Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới...

Bên cạnh đó, hai bên còn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động hợp tác văn hóa, các chương trình trao đổi nghệ thuật, quảng bá du lịch và tôn vinh di sản văn hóa của mỗi nước. Đồng thời thường xuyên cử các đoàn thăm viếng lẫn nhau để trao đổi về kinh nghiệm quản lý; đón và cử các đoàn nghệ thuật lưu diễn trong những dịp lễ và cả các sự kiện văn hóa quốc tế lớn do Việt Nam hoặc Trung Quốc đăng cai tổ chức... Thông qua những hoạt động này, người dân hai nước có điều kiện hiểu sâu hơn về đất nước, văn hóa, phong tục tập quán của nhau, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị và hợp tác, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương của hai nước.

Đặc biệt, việc Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội được khai trương vào ngày 12-11-2017 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là minh chứng cho sự quan tâm của hai Đảng và hai Nhà nước trong việc phát triển quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước. Đây là nơi diễn ra các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, triển lãm văn hóa, hội thảo nghiên cứu học thuật, quảng bá du lịch và trải nghiệm văn hóa để giới thiệu về văn hóa Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy giao lưu, hợp tác văn hóa và du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam. Sau sự ra đời của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội, dư luận hai bên đang chờ đợi thêm một dấu mốc quan trọng nữa trong quan hệ hợp tác văn hóa song phương, đó là việc thành lập Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Bắc Kinh.

Gần đây, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc bước sang một giai đoạn mới, có chiều sâu và chuyển biến về chất hơn, thể hiện qua việc hai bên tăng cường gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về hợp tác phát triển ngành công nghiệp văn hóa, tìm ra những chính sách, biện pháp để khai thác tốt hơn nữa tiềm năng văn hóa, du lịch của mỗi nước.

Với những thành tựu nổi bật và tiềm năng rộng mở đó, hợp tác, giao lưu văn hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc, là một trong những động lực phát triển của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Giao lưu tiếp biến văn hóa việt trung năm 2024

GIAO LƯU VĂN HÓA TRUNG – VIỆT

  1. Giao lưu văn hóa là gì?

1.1. Văn hóa:

Trước tiên, hãy nói đến khái niệm văn hóa. Văn hóa là gì? Trong cuốn Lịch

sử văn minh thế giới, người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn hóa là Taylor,

nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh. Ông nói: "Văn hóa là một tổng thể phức

tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả

những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội". Sau này, đa số

học giả cho rằng, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Định nghĩa đó cũng khái quát đầy đủ và

đơn giản về nó.

1.1. Giao lưu văn hóa:

Thuật ngữ “Giao lưu (hay tiếp xúc) văn hóa” được dịch từ những thuật ngữ

“cultural contacts”, “cultural exchanges acculturation” của các nước phương Tây.

Cụ thể như “Cultural Change” (trao đổi văn hóa) ở Anh, “Interpénétration des

civilisations” (sự hòa nhập giữa các nền văn minh) ở Pháp,...

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: giao lưu văn hóa là sự

tiếp xúc văn hóa, trao đổi ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn hóa của

các dân tộc khác nhau .

  1. Giao lưu văn hóa Trung – Việt:

Việt Nam trước khi văn hóa Hán xâm nhập, các cuộc khai quật của những

nhà khảo cổ học về giá trị lịch sử-văn hóa của các di tích khảo cổ học Lịch sử ở

Miền Trung và Tây Nguyên đã cung cấp một nguồn tư liệu hết sức quý giá về thời

sơ sử, tiền sử; về văn hóa Sa Huỳnh ; văn hóa Đồng Nai- Óc Eo. Ngoài ra, văn hóa

Đông Sơn cũng đã được phát hiện và cho đến ngày nay, nó vẫn được coi là thời kỳ

rực rỡ của nền văn hoá Việt cổ.

Từ đó, có thể khẳng định rằng nước ta đã “sở hữu riêng” cho mình những

nền văn hóa, văn minh đã từng tồn tại và phát triển liên tục trên dải đất lãnh thổ từ

Bắc vào Nam. Nếu đồng bằng Bắc Bộ có đại diện là nền văn hóa Đông Sơn đỉnh