Giáo dục sức khỏe bệnh nhân trước mổ

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa Ung bướu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là bệnh viện chịu trách nhiệm phòng, chữa bệnh ung bướu cho nhân dân các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh: Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa). Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động ngày 8/8/2011. Từ khi thành lập và hoạt động đến nay, Bệnh viện không chỉ thực hiện chức năng chuyên môn là khám, phát hiện, sàng lọc sớm các bệnh lý Ung bướu, mà còn rất chú trọng trong hoạt động điều trị nội khoa và ngoại khoa và sắp tới đây nữa là xạ trị. Tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, mỗi năm tiến hành khoảng hơn 4000 ca phẫu thuật, có các ca phẫu thuật khó, chỉ thực hiện được ở các tuyến Trung ương. Để cuộc phẫu thuật thành công cần phải chuẩn bị chu đáo tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Mặt khác phẫu thuật cũng có thể gây ra những biến chứng, do vậy phải biết đề phòng và điều trị kịp thời những biến chứng sau mổ. Vì vậy không thể thiếu vai trò của công việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Công việc này được thể hiện bởi một ê-kíp: Bác sĩ điều trị, phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, điều dưỡng viên…Trong đó công tác chuẩn bị người bệnh trước mổ đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng đối với một cuộc mổ. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ để đạt hai tiêu chí an toàn và hiệu quả nhằm:

  • Tránh những sai sót y khoa, những biến chứng trước, trong và sau mổ.
  • Nâng cao tổng trạng giúp bệnh nhân phục hồi tốt sau mổ.

Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ

 1. Phẫu thuật viên khám bệnh và giải thích cho bệnh nhân, thân nhân tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, các bước chuẩn bị, các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật, hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà ký cam kết mổ.

2. Bác sỹ gây mê khám tiền mê, quyết định phương pháp vô cảm cho cuộc mổ.

3. Vệ sinh: điều dưỡng hướng dẫn người nhà tắm gội, cắt móng tay, chân, tháo bỏ nữ trang, răng giả, kính áp tròng… cho bệnh nhân.

4. Phẫu thuật viên khám và đánh dấu vị trí phẫu thuật, sau đó điều dưỡng khoa vệ sinh vùng mổ bằng xà phòng diệt khuẩn.

5. Đối với bệnh nhân nữ nếu đang có kinh nguyệt phải báo điều dưỡng hoặc bác sỹ phẫu thuật.

6.Bệnh nhân mặc trang phục bệnh viện gọn gàng, sạch sẽ, không mặc đồ lót ở trong. Nếu tóc dài phải cột hoặc tết tóc gọn gàng.

7. Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống phù hợp từng loại phẫu thuật.

   Để cuộc mổ an toàn tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình Gây mê và Phẫu thuật. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý và tuyệt đối thực hiện theo dặn dò của bác sỹ liên quan đến việc ăn uống.

    Mục đích trong việc từ chối không cho thức ăn qua đường miệng trước cuộc mổ là để ngăn ngừa sự trào ngược. Sự trào ngược xảy ra khi thức ăn hoặc dịch bị trào từ dạ dày và bị hít  ngược vào phổi. Những chất bị hít ngược như là một vật thể lạ sẽ gây kích thích và gây nên một phản ứng viêm nhiễm, đồng thời trong quá trình mổ sẽ gây ra những ngăn chặn đường trao đổi khí một cách đáng kể.

Vì vậy, để ngăn ngừa sự hít ngược, việc cho bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống trước mổ là điều hết sức cần thiết.

Thời gian nhịn ăn uống tối thiểu trước mổ

Áp dụng cho người bệnh khỏe mạnh, mổ theo chương trình, ở mọi lứa tuổi.

LOẠI THỨC ĂN THỜI GIAN

TỐI THIỂU PHẢI NHỊN TRƯỚC MỔ

Chất lỏng sạch Nước lọc, nước trà, cà phê, nước hoa quả không có ga. Trước 3 giờ
Sữa mẹ Trước 4 giờ
Sữa Sữa đặc, sữa tươi các loại: sữa động vật có thời gian tiêu hóa giống như thức ăn rắn. Trước 8 giờ
Ăn no (bữa chính) Cơm, phở, bún, cháo đặc, thức ăn chiên xào có chất béo.
Ăn nhẹ Bánh mì, bánh bao, cháo loãng, súp. Trước 6 giờ

Chú ý:

  • Không tự uống bất kỳ loại thuốc gì bệnh nhân mang theo. Nếu cần phải uống thuốc, phẫu thuật viên sẽ cho y lệnh và bệnh nhân chỉ được uống với một ngụm nước nhỏ.
  • Các tình huống đặc biệt sẽ được Bác sĩ chuyên khoa Gây mê Hồi sức tư vấn thêm.

8. Điều dưỡng hoàn thiện hồ sơ bệnh án, các thủ tục hành chính, đánh giá tổng trạng, dấu hiệu sinh tồn.

9. Điều dưỡng mang thẻ cho bệnh nhân, trên thẻ ghi đầy đủ các thông tin: Họ tên bệnh nhân, giới tính, số hồ sơ, khoa, phòng, chẩn đoán trước mổ, vị trí mổ, phẫu thuật viên, ngày mổ.

10. Bàn giao người bệnh:

  • Bàn giao trực tiếp tại phòng chờ của khoa Gây mê hồi sức giữa điều dưỡng khoa điều dưỡng hồi tỉnh cúa khoa Gây mê theo bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật.
  • Bàn giao thuốc kháng sinh trước mổ, dịch truyền, máu (nếu có).
  • Điều dưỡng khoa Gây mê hồi sức ký nhận vào bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật và sổ chuyển bệnh.
  • Điều dưỡng hướng dẫn người nhà bệnh nhân chờ tại khu vực phía ngoài, cách ly với khu phẫu thuật.Kết luận

   Chuẩn bị trước mổ là một khâu cực kỳ quan trọng. Đây là thời điểm mà bệnh nhân có thể được chuẩn bị tốt về thể chất và tinh thần cho một cuộc phẫu thuật, nhằm tối ưu hóa các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, giúp bệnh nhân thoải mái và hài lòng, tạo tâm lý ổn định cho bệnh nhân trước ca mổ. Trong thời gian này, bất cứ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nguy cơ gây mê hoặc phẫu thuật có thể được xác định nhằm giảm thiểu sự chậm trễ phẫu thuật, ngăn ngừa các biến chứng và tử vong. Vì vậy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ từ các bộ phận liên quan.

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ

I. Mục đích

  • Giúp cho người bệnh yên tâm đón nhận cuộc phẫu thuật.
  • Tạo ra sự tin tưởng góp phần vào sự thành công trong cuộc phẫu thuật.
  • Chăm sóc, theo dõi và chuẩn bị trước mổ thật tốt, an toàn trong cuộc phẫu thuật sẽ cao hơn.

II. Chuẩn bị

  • Phương tiện, dụng cụ, chăm sóc người bệnh trong cuộc phẫu thuật.
  • Đảm bảo hồ sơ bệnh án đầy đủ chi tiết.
  • Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy trình trong cuộc phẫu thuật.

III. Các bước tiến hành

  • Công tác tư tưởng trước khi vào phẫu thuật cho người bệnh, giải thích tư vấn về cuộc phẫu thuật, trấn an cho người bệnh an tâm.
  • Cho người bệnh hoặc thân nhân viết cam kết mổ.
  • Tiến hành dặn dò người bệnh nhịn ăn sau 6-8 giờ.
  • Vệ sinh vùng mổ sạch sẽ:

+ Chi trên: Tháo bột vệ sinh xung quanh vùng mổ, cạo lông vùng nách.

+ Chi dưới: Tháo nẹp bột hoặc cắt bột nếu có, vệ sinh vùng mổ sạch cho chi gãy, cho chi gãy vào nẹp vải. Cạo lông phần bộ phận sinh dục nếu cần mổ đùi hoặc thay khớp háng.

  • Thực hiện y lệnh: Kháng sinh dự phòng nếu có.
  • Hoàn tất hồ sơ bệnh án đầy đủ trước khi lên phòng mổ.
  • Lấy dấu sinh hiệu vào buổi sáng.
  • Kiểm tra người bệnh lần nữa trước khi lên phòng mổ.
  • Báo bác sỹ khám lại cho người bệnh trước khi đưa lên phòng mổ.

Bàn giao lên phòng mổ đầy đủ: Hồ sơ bệnh án và người bệnh.

+ Các trường hợp gãy xương chi trên hoặc chi dưới điều có nẹp vải.

+ Thay khớp gối hoặc khớp háng nên chuẩn bị bộ săn chỉnh hình tổng quát và nẹp zimmer.

+ Nếu người bệnh mổ dây chằng chéo chuẩn bị nẹp zimmer.

+ Người bệnh phẫu thuật đặt VAC chuẩn bị bộ VAC và máy cần trong phẫu thuật.

  • Bác sỹ gây mê khám và kiểm tra cho người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Bắt đầu tiến hành phẫu thuật cho người bệnh.

Bệnh viện Bình Dân hi vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp cho người bệnh nắm rõ các quy trình chi tiết trước và sau khi phẫu thuật, giảm thiểu các lo lắng không cần thiết.

Khám tiền mê

Sau khi đã hoàn tất các xét nghiệm tiền phẫu, người bệnh sẽ được khám tiền mê với bác sĩ gây mê để quyết định phương pháp gây mê phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ giải thích về phương pháp gây mê được áp dụng cho người bệnh.

Chấp thuận thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và gây mê

Sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin về phẫu thuật, người bệnh sẽ ký cam kết chấp thuận cho bác sĩ thực hiện phẫu thuật điều trị theo kế hoạch.

Tùy vào tính chất phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu ký cam kết chấp thuận truyền máu. Người dưới 18 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ ký vào những cam kết chấp thuận nói trên.

Thời gian nhập viện

Khi có chỉ định nhập viện để phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý:

  • Có mặt trước ngày phẫu thuật theo hướng dẫn của điều dưỡng để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật.
  • Người bệnh phải có mặt vào 7:00 sáng trước ngày diễn ra phẫu thuật đối với phẫu thuật theo chương trình.
  • Người bệnh nhập viện cùng ngày phẫu thuật theo hướng dẫn của điều dưỡng nếu đăng ký phẫu thuật trong ngày.

Bác sĩ gây mê sẽ thăm khám cho người bệnh trước khi phẫu thuật.

Lưu ý trước khi phẫu thuật

  • Tẩy trang và chùi sạch sơn móng tay, móng chân trước khi phẫu thuật
  • Chải và cột gọn tóc
  • Tháo kính áp tròng
  • Tháo răng giả tháo lắp
  • Tháo tất cả đồ trang sức, bao gồm các loại khuyên đeo trên người
  • Mặc quần áo do bệnh viện cung cấp, không mang vớ và mặc đồ lót. Mang giày dép thoải mái, không mang giày cao gót, xăng đan hay dép xỏ ngón.
  • Đi tiểu trước khi vào phòng mổ
  • Bệnh nhân nhỏ tuổi cần có bố mẹ hoặc người giám hộ đi kèm
  • Trước khi phẫu thuật, nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường như: cảm lạnh, đau họng, ho, đau bụng cồn cào, tiêu chảy hoặc sốt, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng tại khoa để kịp thời thăm khám tình trạng người bệnh. Bác sĩ có thể quyết định hoãn thực hiện phẫu thuật cho đến khi tình trạng người bệnh ổn định.

Vệ sinh cơ thể trước khi phẫu thuật

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. Bệnh viện sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng loại xà phòng khử trùng đặc biệt và yêu cầu người bệnh tắm trước khi phẫu thuật
  • Kỹ thuật tắm như sau: Dùng tay thoa xà phòng thật kỹ toàn bộ cơ thể, đảm bảo toàn bộ bề mặt da trên cơ thể đều được cọ sạch với xà bông. Sau đó, người bệnh xả nước sạch và lau khô người bằng khăn sạch. Người bệnh không cần gội đầu nếu đầu vẫn sạch, trừ khi phải phẫu thuật đầu hay cổ. Sau lần tắm cuối cùng, mặc quần áo sạch do bệnh viện cung cấp.

Hướng dẫn nhịn ăn uống và sử dụng thuốc trước phẫu thuật

  • Cần từ 6 – 8 giờ sau ăn để dạ dày ở trạng thái trống, sẵn sàng cho việc gây mê, tránh nguy cơ thức ăn và dịch từ dạ dày có thể vào phổi nếu dạ dày vẫn còn thức ăn hoặc nhiều dịch. Do đó người bệnh cần kết thúc bữa ăn cuối trước khi lên phòng mổ khoảng 8 tiếng.
  • Người bệnh có thể được uống một ít nước cho đến vài giờ trước khi được gây mê và phẫu thuật.
  • Bác sĩ có thể cho người bệnh uống một số loại thuốc với một ngụm nước nhỏ trong suốt thời gian nhịn ăn uống. Bác sĩ sẽ thảo luận và hướng dẫn người bệnh về các loại thuốc người bệnh đang uống.
  • Những loại thuốc có thể gây ra biến chứng chảy máu nhiều trong quá trình phẫu thuật như aspirin và một số thuốc làm loãng máu khác có thể được yêu cầu ngưng trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật khoảng 1 tuần.
  • Một số vitamin và thảo dược như nhân sâm, tỏi, Ginkgo biloba..., có thể gây biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần phải trao đổi với bác sĩ về các loại sản phẩm bổ sung đang sử dụng.
  • Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn ngưng uống thuốc điều trị đái tháo đường vào buổi sáng ngày phẫu thuật. Nếu người bệnh dùng insulin, bác sĩ có thể đề nghị giảm liều hoặc chỉnh liều theo lượng đường trong máu của bạn.
  • Nếu người bệnh có bệnh lý ngưng thở khi ngủ, cần thông báo tình trạng này với bác sĩ để bác sĩ và điều dưỡng chủ động kế hoạch theo dõi hô hấp cho người bệnh trong và sau khi phẫu thuật.

Tư trang của bệnh nhân phẫu thuật

Người bệnh không nên mang theo các vật dụng quý giá khi nhập viện. Nếu đã mang theo, hãy nhờ người nhà cất giữ. Bệnh viện không chịu trách nhiệm về những vật dụng, tư trang quý giá của người bệnh.

Thời gian thực hiện phẫu thuật

Điều dưỡng sẽ thông báo cho người bệnh thời gian dự tính của ca phẫu thuật. Để chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật, người bệnh sẽ được đưa đến phòng mổ từ 30 - 45 phút trước khi bắt đầu.

Đến phòng phẫu thuật

Người bệnh sẽ được nhân viên đưa đến khu vực phòng phẫu thuật, điều dưỡng sẽ kiểm tra lại lần cuối các thông tin liên quan đến người bệnh và đi cùng người bệnh đến phòng mổ. Hai thành viên gia đình được phép đi cùng người bệnh đến cửa phòng phẫu thuật nhưng không được vào bên trong vì đây là khu vực vô trùng.

Hậu phẫu

Người bệnh được đưa đến phòng hồi tỉnh để theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật. Tại đây, bác sĩ và điều dưỡng sẽ theo dõi cho đến khi người bệnh tỉnh lại (nếu có gây mê) hoặc 2 chân cử động được (nếu gây tê tủy sống). Khi người bệnh ổn định, nhân viên hồi sức sẽ chuyển người bệnh về phòng bệnh.

Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (ICU)

Khoa được trang bị hệ thống máy, trang thiết bị theo dõi và hỗ trợ đặc biệt dành cho người bệnh nặng được bác sĩ chỉ định hỗ trợ hô hấp, săn sóc đặc biệt. Đây là khu vực vô trùng nên cần giới hạn thân nhân vào thăm bệnh.

Trở về phòng bệnh

Sau khi rời phòng hồi tỉnh, người bệnh được đưa về phòng bệnh. Điều dưỡng sẽ theo dõi huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ cho người bệnh, đánh giá mức độ đau và theo dõi các diễn tiến của người bệnh... để kịp thời thông báo cho bác sĩ khi có bất thường.

Để tránh nguy cơ choáng dẫn tới té ngã sau phẫu thuật, người bệnh không nên tự ý rời khỏi giường mà nên nhờ sự trợ giúp của người thân và hướng dẫn của điều dưỡng.

Sau phẫu thuật, trên cơ thể người bệnh có thể còn các ống dẫn lưu, ống dẫn nước tiểu… Điều dưỡng sẽ giải thích cho người bệnh về vai trò của các ống này. Nhằm đảm bảo người bệnh được chăm sóc tốt nhất, điều dưỡng rất cần sự hợp tác của người bệnh và người nhà đối với các lưu ý về ống dẫn lưu.

Kiểm soát cơn đau

Các bác sĩ sẽ cố gắng giảm nhẹ cơn đau sau thủ thuật, phẫu thuật đến mức thấp nhất cho người bệnh. Hãy báo ngay cho điều dưỡng hoặc bác sĩ điều trị tại khoa nếu người bệnh cảm thấy đau vượt ngưỡng chịu đựng sau phẫu thuật.

Chế độ ăn sau phẫu thuật

Ngay sau phẫu thuật, người bệnh không được ăn hay uống trong một thời gian nhất định. Điều dưỡng tại khoa sẽ thông báo khi nào người bệnh được phép ăn uống bình thường trở lại.

Khi đã được phép ăn uống, người bệnh cần ngồi dậy khi ăn và uống để tránh nguy cơ bị hít sặc.

Chăm sóc, theo dõi và điều trị sau khi phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật hoặc một thành viên của ê-kíp phẫu thuật sẽ kiểm tra sức khỏe của người bệnh mỗi ngày để đánh giá tiến độ hồi phục của vết mổ và tiến triển hồi phục cho đến khi người bệnh xuất viện.

Video liên quan

Chủ đề