Giáo án mầm non phát triển thể chất Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài tập vận động “Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục”, tên trò chơi “Chung sức”, “ Ngón tay gia đình”.

- Trẻ hiểu được cách thực hiện vận động “Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục”

- Trẻ hiểu được cách chơi, luật chơi của trò chơi “Chung sức”

- Trẻ hiểu việc tập thể dục, rèn luyện thể dục thể thao rất có ích với sức khoẻ của bản thân.

2. Kỹ năng

- Trẻ giữ thăng bằng trên ghế thể dục để đi bước dồn ngang trên ghế.

- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ: lấy và cất bóng.

- Trẻ chuyển các đội hình tập theo hiêu lệnh của cô.

- Trẻ sử dụng sự khéo léo của bản thân và phối hợp cùng bạn để đưa bóng vào lỗ trên tấm thảm trong trò chơi “ Chung sức”

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Hoạt động phát triển thể chất - Tên bài: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục - Trò chơi vận động: Chung sức - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN Hoạt động phát triển thể chất Tên bài : Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục TCVĐ : Chung sức Chủ đề : Gia đình Đối tượng : Trẻ 4- 5 tuổi Giáo viên thực hiện : Lê Thị Hướng Ngày thực hiện : 29/11/2015 Thời gian : 25- 30 phút I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài tập vận động “Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục”, tên trò chơi “Chung sức”, “ Ngón tay gia đình”. - Trẻ hiểu được cách thực hiện vận động “Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục” - Trẻ hiểu được cách chơi, luật chơi của trò chơi “Chung sức” - Trẻ hiểu việc tập thể dục, rèn luyện thể dục thể thao rất có ích với sức khoẻ của bản thân. 2. Kỹ năng - Trẻ giữ thăng bằng trên ghế thể dục để đi bước dồn ngang trên ghế. - Trẻ có kỹ năng tự phục vụ: lấy và cất bóng. - Trẻ chuyển các đội hình tập theo hiêu lệnh của cô. - Trẻ sử dụng sự khéo léo của bản thân và phối hợp cùng bạn để đưa bóng vào lỗ trên tấm thảm trong trò chơi “ Chung sức” 3. Thái độ - Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi tham gia vào hoạt động, rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe. - Trẻ có ý thức đoàn kết, ý thức kỷ luật và phối hợp tốt với các bạn trong nhóm chơi. II. Chuẩn bị - Địa điểm tổ chức: Ngoài lớp học. - Đội hình: + Khởi động: Đội hình vòng tròn. + BTPTC: Đội hình 4 hàng ngang. +Vận động cơ bản: Hai hàng ngang. + Trò chơi vận động: Theo nhóm 6 trẻ/ 1 nhóm. + Hồi tĩnh: Tự do - Môi trường học: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn. - Đồ dùng của cô: Trang phục quần áo thể thao, giày thể dục, loa đài các bài hát ( bài thể dục buổi sáng, cả nhà thương nhau, nhạc nhanh chậm, gia đình gấu, nhạc không lời) sử dụng trong phần khởi động, bài tập phát triển chung, trò chơi vận động, hồi tĩnh. - Đồ dùng của trẻ: + Trang phục gọn gàng + Ghế băng thể dục 4 chiếc, bóng 25-30 quả III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú - Cô giới thiệu chương trình “ Ở nhà chủ nhật”, giới thiệu gia đình số 1, số 2, giới thiệu khách - Mở đầu chương trình là phần giao lưu giữa 2 gia đình với chơi trò chơi “ Ngón tay gia đình”: Mẹ yêu của bé Bố ngồi cạnh bên Anh cao khỏe hơn Chị ngồi vờn bóng Em bé tý hon Đang ngồi múa hát Cả nhà đều vui - Các con vừa chơi trò chơi gì? Để gia đình luôn khỏe mạnh và vui vẻ thi mỗi thành viên trong cần phải làm gì? Vậy để có sức khỏe tốt thì chúng ta phải làm gì?. - Hôm nay cô xin mời các bé cùng tập thể dục để nâng cao sức khỏe của bản thân với bài tập “ Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục” 2. Nội dung chính a. Khởi động: - Trẻ khởi động đi với đội hình vòng tròn theo nhạc -Cho trẻ đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm - chạy nhanh. - Trẻ lấy quả bông chuyển về đội hình 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung. b. Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Đt tay: ( 4l+4 nhịp) hai tay cầm bóng đưa ra trước rồi đưa lên cao. - Đt chân: (5l+4 nhịp) hai tay cầm bóng đưa lên cao rồi đưa ra trước đồng thời khụy gối. - Đt bụng: ( 4l+4 nhịp) hai tay cầm bóng đưa lên cao rồi nghiêng người sang hai bên. - Đt bật: (4l+ 4nhịp) bật tiến lùi. - Cô cho trẻ cất bóng và chuyển về đội hình 2 hàng ngang đứng đối diện nhau cách nhau 3,5m. c. Vận động cơ bản: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục. - Cô giới thiệu tên vận động “ Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục” - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. Trẻ quan sát và nhận xét. + Lần 2 cô vừa làm mẫu vừa phân tích kĩ động tác: Tư thể chuẩn bị cô đứng trên1 đầu ghế 2 tay chống hông hoặc đưa 2 tay sang ngang bước chân phải sang phải một bước, thu chân trái về sát chân phải và bước tiếp tục như vậy cho đến đầu ghế bên kia. Rồi bước xuống đi về cuối hàng của mình các con chú ý khi đi đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước. - Cô mời 2 trẻ lên thực hiện vận động đi bước dồn ngang trên ghế thể dục (cô hỏi cảm nhận của trẻ). Cả lớp quan sát, nhận xét. - Lần 1: Trẻ đứng thành 2 hàng ngang, 2 trẻ lần lượt lên tập. Cô quan sát sửa sai cho từng trẻ ( lưu ý kỹ thuật đi và giữ thăng bằng trên ghế.) - Cô hỏi trẻ tên vận động? - Cô hỏi trẻ khi đi bước dồn ngang trên ghế thể dục cảm thấy thế nào? (dễ hay khó) - Lần 2: Nâng cao độ khó (cô kê thêm một ghế thể dục nữa thành con đường dài gấp đôi) Cô động viên khuyến khích trẻ tự tin lên đi con đường mới) . - Cô nhắc trẻ bạn đi đến nửa con đường thì bạn tiếp theo sẽ xuất phát đi. Cô lưu ý sửa sai cho trẻ. - Lần 3: Cô nối các ghế thể dục thành con đường hình vuông, chia trẻ thành đội bạn nam, bạn nữ sau đó đi bước dồn ngang nhanh chậm theo tiếu tấu nhạc. - Cô hỏi trẻ tên bài tập vận động cơ bản?. - Cô củng cố lại: hôm này chúng mình đã luyện tập đi bước dồn ngang trên ghế thể dục. bây giờ cô sẽ thưởng cho các bé một trò chơi. d. TCVĐ: “ Chung sức” + Cách chơi như sau: Mỗi gia đình chia thành 2 đội có 6 thành viên cùng nhau cầm 1 tấm thảm, phối hợp với nhau thật khéo léo để đưa bóng vào các lỗ trên tấm thảm đó. + Luật chơi: Trò chơi diễn ra trong một bản nhạc. Hết bản nhạc gia đình nào có số bóng rơi vào lỗ nhiều nhất gia đình đó dành chiến thắng, quả bóng nào bị rơi xuống đất sẽ không được tính, quả dùng tay đưa bóng vào lỗ cũng không được tính. - Cô cho trẻ chơi 2 lần. Cô quan sát, động viên trẻ. - Cô hỏi trẻ vưà chời trò chơi gì? e. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân kết hợp với nhạc. 3. Kết thúc: Cô củng cố, nhận xét, khen trẻ và chuyển hoạt động. Trẻ trả lời Trẻ chơi Trẻ trả lời Trẻ khởi động Trẻ đi theo yêu cầu của cô Trẻ lấy bóng về 2 hàng ngang Trẻ tập cùng cô Trẻ quan sát bạn tập Trẻ quan sát cô thực hiện bài tập Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ đi nối tiếp nhau Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi sôi nổi Trẻ trả lời Trẻ đi nhẹ nhàng

File đính kèm:

  • gaio_an_pttc.doc

Hoạt động 1: ổn định –trò chuyện

Cô cho trẻ di chuyển ra sân

- Cả lớp cùng hát bài “ Cả nhà thương nhau”

Hoạt động 2. Nội dung

 a. Bài tập phát triển chung :

 Khởi động :

- Cháu di chuyển các kiểu chân ( Bàn chân, mũi chân, gót chân )

- Cho cháu tập theo nhịp hô của cô : Mỗi động tác tập 3 lần 4 nhịp, riêng động tác chân tập 4 lần 4 nhịp

- Động tác hô hấp 3 : Thổi nơ bay

- Động tác tay vai 3 : Hai tay dang ngang gập vào vai

- Động tác chân 2     : Hai tay đưa cao, khụy gối

- Động tác bụng lườn 4 : Đứng gập người, đan các ngón tay sau lưng.

 - Động tác bật 3 : Bật tiến về phía trước

b. Vận động cơ bản :

- Cho cháu đứng thành đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau .

- Hai ghế băng để song song hai hàng ngang.

- Cô giới thiệu trực tiếp bài tập thể dục (Đi ngang bước dồn trên ghế thể dục ).

- Cô làm mẫu và phân tích :

- Tư thế chuẩn bị : Đầu thẳng, mắt nhìn thẳng, mặt hướng ngang một bên của ghế, hai tay buông xuôi, khi có hiệu lệnh thì một chân bước lên ghế , tiếp tục chân kia bước ngang dồn gần với chân trước, cứ tiếp tục bước dồn ngang cho đến hết trên ghế băng .

- Cô gọi 3-4 trẻ lên làm mẫu ( Cô chữa sai cho cháu )

Cho hai tổ thi đua lần lượt thực hiện ( Cứ hai cháu một lượt )

- Cuối cùng, cô chọn 4-5 trẻ khá lên thực hiện lại . Cô đề nghị cả lớp tuyên dương bạn

Củng cố : Gọi 2 trẻ trả lời đề bài tập thể dục vừa học

Hoạt động 3. Trò chơi vận động

Chim bay, cò bay

Cách chơi : Khi cô nói tên con gì bay, nếu con vật đó biết bay thì trẻ dang hai tay và nói “bay”. Cô nói tiếp nếu con vật đó không biết bay thì trẻ đứng im và nói “Không bay”

- Luật chơi : Nếu cháu nào nói sai thì bị phạt nhảy cóc .

- Cô cho trẻ chơi nhiều lần .

Hồi tĩnh : Cháu đi vòng tròn, vẩy tay nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu

Cô cho cháu đi vào lớp, nghỉ ngơi, xem tranh ảnh./.

Trẻ đi trật tự

Cả lớp cùng tập

Trẻ thực hiên đi trên ghế thể dục

Trẻ đứng thành vòng tròn

Cả lớp cùng tham gia chơi

Cả lớp

Video liên quan

Chủ đề