Giáo an điện tử truyện Ba cô gái

GIÁO ÁN VĂN HỌC

Truyện : “ Ba cô gái

I. Mục đích yêu cầu

1. Thái độ:

- Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học. Biết vâng lời cô giáo và chăm chú nghe cô kể truyện.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ. Lòng hiếu thảo đối với bố mẹ, biết chăm sóc bố mẹ và người thân khi bị ốm.

- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành và hợp tác với các bạn trong nhóm

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi.

- Kỹ năng quan sát, ghi nhớ và sự chú ý có chủ định cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện

- Biết đánh giá phẩm chất của các nhân vật: Cô út thương yêu mẹ, cô cả và cô hai không quan tâm chăm sóc, không thương yêu mẹ nhiều.

- Nhớ được trình tự các sự kiện của câu truyện, và biết kể chuyện cùng cô

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Môi trường lớp học

- Xây dựng môi trường lớp học : Khung cảnh để diễn rối

- Đồ dùng:

+ Bài giảng điện tử truyện Ba cô gái.

+ Rối tay các nhân vật, phông, khung cảnh

+ Nhạc bài hát : Bàn tay mẹ, Cả nhà thương nhau, nhạc nên kể truyện

+ Tranh trò chơi gắn nội dung câu chuyện: 2 tranh

III. Tiến hành

1: Hoạt động 1

- Tổ chức cho trẻ hát và hưởng ứng cùng cô theo bài hát “ Bàn tay mẹ”

- Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Các con vừa hát xong bài hát gì?

+ Bài hát nói lên điều gì?

+ Vậy các con phải làm gì để mẹ luôn được vui lòng?

- Cô nhấn mạnh và dẫn dắt vào câu chuyện: Bài hát nói về sự yêu thương chăm sóc của người mẹ dành cho con của mình.Cô biết một câu chuyên kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Nhưng trong ba cô gái ai là người yêu thương và có lòng hiếu thảo với mẹ ? Các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái” thì sẽ rõ.

* Kể chuyện cho trẻ nghe:

- Cô kể lần 1: Kể chuyện diễn cảm kết hợp solai trên máy tính

+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?

+ Trong truyện cô vừa kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Thế còn các cô con gái thì sao nhỉ ? Điều gì sẽ xảy ra với ba cô gái đây ? Các con cùng hướng lên sân khấu để xem các bạn rối kể cho chúng mình nghe một lần nữa nhé.

- Cô kể lần 2: Kể kết hợp với diễn rối

* Đàm thoại, trích dẫn và giảng giải làm rõ nội dung câu truyện:

+ Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Bà mẹ sinh được mấy cô con gái?

+ Tình cảm của bà đối với các con như thế nào?

- Trích dẫn và giảng giải: Đúng rồi! Câu chuyện kể về người đàn bà nghèo sinh được ba con cô gái, bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con. Và một hôm, bà mẹ đã bị ốm

+ Khi bà bị ốm bà nhờ ai đưa thư gọi các con về?

- Trích dẫn và giảng giải: Bà mẹ đã viết thư và nhờ sóc con đưa thư cho cả ba cô gái và nhắn ba cô gái về thăm bà đấy.

+ Thái độ của sóc con như thế nào khi được bà mẹ nhờ đưa thư cho ba cô gái?

- Trích dẫn: À đúng rồi! Sóc con vâng lời mang thư đi, sóc đi ròng rã một ngày một đêm.

+ Vậy các con có hiểu từ “ ròng rã” nghĩa là gì không?

- Giải thích từ “ ròng rã” có nghĩa là: Đi liên tục không nghĩ trong suốt một thời gian dài.

+ Nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ ngay không? Tại sao?

+ Cuối cùng cô chị cả biến thành con gì?

- Trích dẫn và giảng giải: Khi nghe tin mẹ bị ốm, cô chị cả không về thăm mẹ ngay vì còn bận cọ chậu và cuối cùng cô chị cả bị biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà và đi mãi.

+ Khi Sóc đến nhà cô hai, cô hai đang làm gì?

+ Nghe Sóc báo tin mẹ bị ốm cô hai có về thăm mẹ không? Tại sao?

+ Vì không về thăm mẹ nên cô chị hai bị trừng phạt như thế nào?

- Giảng giải: Khi sóc con đến nhà cô chị hai thì cô chị hai còn xe chỉ sóc con báo tin là mẹ ốm nhưng cô chị hai không về thăm mẹ ngay vì còn bận xe chỉ, Cuối cùng cô chị hai biến thành một con nhện suốt đời giăng chỉ đấy.

+ Cô út đã làm gì khi nghe tin mẹ ốm?

- Trích dẫn và giảng giải: Khi đọc thư xong cô út đã hối hả về thăm mẹ ngay

+ Vậy các con có hiểu từ “ hối hả” nghĩa là gì không?

- Giải thích tư “ hối hả: có nghĩa là: sự vội vã, tất bật vì sợ không kịp và không để ý đến xung quanh.

+ Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út đã được hưởng cuộc sống như thế nào?

- Đúng rồi đấy! Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út được hưởng cuộc sống hạnh phúc, mọi người ai cũng yêu thương, quý mến cô còn các con cô thì người nào cúng quý mến cô.

+ Theo các con, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao?

+ Nếu là con, con sẽ làm gì khi mẹ bị ốm? Vì sao?

- ( Cho nhiều trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ)

=> Cô khái quát và giáo dục trẻ: Mẹ là người đã sinh ra các con. Hàng ngày mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết yêu thương, kính trọng và luôn là người con hiếu thảo với bố mẹ

2: Hoạt động 2: Bé kể chuyện

- Cho trẻ lại bên cô và tổ chức cho trẻ kể chuyện cùng cô 2 lần

- Cô chú ý sữa sai lời kể cho trẻ

3: Hoạt động 3: Bé thi tài

- Trò chơi “Bé thi gắn nhanh”:

+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội và yêu cầu trẻ lên tìm và gắn các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Mỗi bạn lên chỉ được gắn một bức tranh, gắn xong thì về cuối hàng đứng. Sau 2 phút đội nào gắn nhanh và đúng đội đó sẽ dành chiến tháng

+ Tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần

+ Kiểm tra kết quả chơi của 2 đội

* Nhận xét, tuyên dương những trẻ học tốt, động viên khuyến khích những trẻ học kém

1. Gây hứng thú - Ổn định tổ chức, giới thiệu tác phẩm.

- Tổ chức cho trẻ hát và hưởng ứng cùng cô theo bài hát “ Bàn tay mẹ”

- Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói lên điều gì?

+ Vậy các con phải làm gì để mẹ luôn được vui lòng?

- Cô nhấn mạnh và dẫn dắt vào câu chuyện: Bài hát nói về sự yêu thương chăm sóc của người mẹ dành cho con của mình.Cô biết một câu chuyên kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Nhưng trong ba cô gái ai là người yêu thương và có lòng hiếu thảo với mẹ ? Các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái” thì sẽ rõ.

2. Nội dung.

Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe:

- Cô kể lần 1: Kể chuyện diễn cảm kết hợp solai trên máy tín

+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?

+Trong truyện cô vừa kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Thế còn các cô con gái thì sao nhỉ? Điều gì sẽ xảy ra với ba cô gái đây ? Các con cùng hướng lên sân khấu để xem các bạn rối kể cho chúng mình nghe một lần nữa nhé.

- Cô kể lần 2: Kể kết hợp với diễn rối

Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn và giảng giảilàm rõ nội dung câu truyện:

+ Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Bà mẹ sinh được mấy cô con gái?

+ Tình cảm của bà đối với các con như thế nào?

- Trích dẫn và giảng giải: Đúng rồi! Câu chuyện kể về người đàn bà nghèo sinh được ba con cô gái, bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con. Và một hôm, bà mẹ đã bị ốm

+ Khi bà bị ốm bà nhờ ai đưa thư gọi các con về?

- Trích dẫn và giảng giải: Bà mẹ đã viết thư và nhờ sóc con đưa thư cho cả ba cô gái và nhắn ba cô gái về thăm bà đấy.

+ Thái độ của sóc con như thế nào khi được bà mẹ nhờ đưa thư cho ba cô gái?

- Trích dẫn: À đúng rồi! Sóc con vâng lời mang thư đi, sóc đi ròng rã một ngày một đêm.

+ Vậy các con có hiểu từ “ ròng rã” nghĩa là gì không?

- Giải thích từ “ ròng rã” có nghĩa là: Đi liên tục không nghỉ trong suốt một thời gian dài.

+ Nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ ngay không? Tại sao?

+Cuối cùng côchịcả biến thành con gì?

- Trích dẫn và giảng giải: Khi nghe tin mẹ bị ốm, cô chị cả không về thăm mẹ ngay vì còn bận cọ chậu và cuối cùng cô chị cả bị biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà và đi mãi.

+ Khi Sóc đến nhà côhai, côhaiđang làm gì?

+ Nghe Sóc báo tin mẹ bị ốm cô hai có về thăm mẹ không? Tại sao?

+ Vì không về thăm mẹ nên cô chị hai bị trừng phạt như thế nào?

- Giảng giải: Khi sóc con đến nhà cô chị hai thì cô chị hai còn xe chỉ sóc con báo tin là mẹ ốm nhưng cô chị hai không về thăm mẹ ngay vì còn bận xe chỉ, Cuối cùng cô chị hai biến thành một con nhện suốt đời giăng chỉ đấy.

+ Cô út đã làm gì khi nghe tin mẹ ốm?

- Trích dẫn và giảng giải: Khi đọc thư xong cô út đã hốt hoảng, tất tả về thăm mẹ ngay

+ Vậy các con có hiểu từ “ hốt hoảng, tất tả” nghĩa là gì không?

- Giải thích tư “ hốt hoảng, tất tả: có nghĩa là: lo sợ và vội vã, sợ không kịp và không để ý đến xung quanh.

+ Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út đã được hưởng cuộc sống như thế nào?

- Đúng rồi đấy! Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út được hưởng cuộc sống hạnh phúc, mọi người ai cũng yêu thương, quý mến cô còn các con cô thì người nào cũng hiếu thảo với cô.

+ Theo cáccon, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao?

+ Nếu là con, con sẽ làm gì khi mẹ bị ốm? Vì sao?

- (Cho nhiều trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ)

* Cô khái quát và giáo dục trẻ:Mẹ là người đã sinh ra các con. Hàng ngày mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết yêu thương, kính trọng và luôn là người con hiếu thảo với bố mẹ

Hoạt động 3: Khuyến khích Bé kể chuyện.

- Cho trẻ kể theo gợi ý của cô 1 lần.

- Mời cá nhân trẻ lên kể kết hợp cho các bạn diễn kịch.

3. Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương những trẻ học tốt, động viên khuyến khích những trẻ học kém

- Cô cho cả lớp biểu diễn bài cả nhà thương nhau.

-> Chuyển hoạt động.

- Trẻ hát.

- Bàn tay mẹ.

- Nói về bàn tay mẹ chăm sóc các con…

- Trẻ chú 

-  nghe cô kể.

- Truyện Ba cô gái.

- Lắng nghe và xem.

- Bà mẹ, 3 cô gái và sóc con.

- Trẻ trả lời theo nội dung truyện.

- Bà nhờ sóc con.

- Chú ý nghe.

- Ngoan, vâng lời đi ngay

- Chú ý nghe.

- Trẻ chú ý.

- Vì còn cọ chậu.

- Biến thành con rùa.

- Lắng nghe.

- Đang se chỉ.

- Không về ngay mà còn se chỉ.

- iến thành con nhện.

- Chú ý nghe.

- Hốt hoảng đi thăm mẹ ngay.

- Chú ý nghe cô giải thích.

- Sống hạnh phúc….

- Cô út vì cô nghe tin mẹ ốm đã đi thăm mẹ ngay….

- Trẻ trả lời theo ý của trẻ.

- Trẻ lắng nghe.

- Cả lớp kể cùng cô.

- Cá nhân trẻ kể kết hợp với các bạn đóng kịch.

- Cả lớp hát vận động.