Giáo án cách làm bài văn nghị luận xã hội

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Ngày soạn :

Ngày dạy :

     Tuần  24, tiết 113-114

Tập làm văn: 

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức:

Hiểu và biết cách làm bài NGHỊ LUẬ về một tư tưởng, đạo lí

* Trọng tâm:

           Cách làm bài NL về một tư tưởng, đạo lí

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức đã học để làm bài NL về một tư tưởng, đạo lí

3. Đánh giá năng lực:

- Kĩ năng tự nhận thức về kiến thức bài học.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, KN hợp tác, KN ra quyết định…

4. Thái độ: Có thái độ đúng đắn trước những hiện tượng trong đời sống.

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu minh họa, tài liệu tham khảo,

- Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, soạn bài,

- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án.

- KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm.

  1. Tiến trình giảng dạy:
  2. Ổn định tổ chức (1’)
  3. Kiểm tra bài cũ (4’)

Câu hỏi:

Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Những yêu cầu về nội dung và nghệ thuật hình thức của bài nghị luận về lĩnh vực tư tưởng, đạo lý.

Học sinh: trả lời, nhận xét

Giáo viên: đánh giá, cho điểm.

Yêu cầu : HS trả lời như ghi nhớ SGK T36

Cấu trúc bài:

- Tiết 1: học phần 1 tìm hiểu về đề bài NL và phần 2 (Lí thuyết)

- Tiết 2:  học phần 3 luyện tập.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

GV chia lớp ra thành 2-4 nhóm, các nhóm thực hiện nhiệm vụ: kể tên các truyền thống, đạo lý của dân tộc ta?

Gợi ý: uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân, tôn sư trọng đạo, lá lành đùm lá rách......

GV dẫn dắt: Đó là những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Vậy làm thế nào để chúng ta biết cách làm sáng tỏ những vấn đề này. Cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: Cách làm....

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

GV yêu cầu HS : Đọc các đề văn

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:

GV : Chiếu các đề SGK T51-52

GV yêu cầu HS : Xác định thể loại của các đề bài trên

HS trả lời. Gv nhận xét

Thể loại : Nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lí)

GV : Các đề bài có điểm gì giống nhau ?

- HS  trả lời. GV bổ sung

+ Nội dung: Đều đề cập đến một vấn đề thuộc về vấn đề tư tưởng đạo lý.

+ Hình thức : Diễn đạt ngắn gọn.

- Nội dung: Đều đề cập đến một vấn đề thuộc về vấn đề tư tưởng đạo lý.

- Hình thức: ngắn gọn

GV: Cấu tạo đề gồm mấy phần ?

- HS  trả lời. GV bổ sung

Thông thường gồm 2 bộ phận:

-        Lời dẫn, lới giới thiệu hay xuất xứ của vấn đề;

-        Cách thức giải quyết hoặc kết luận vấn đề.

- Cấu tạo : có hai dạng :

+ Đề không có mệnh lệnh.

 (đề 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9).

- GV : Theo em những đề không có mệnh lệnh có thể lấy làm nhan đề của bài viết được không?

- HS  trả lời. GV bổ sung

- Có thể. VD : Có chí thì nên/Tinh thần tự học

Vì đề bài đã chứa đựng tư tưởng đạo lí cô đọng.

- GV : Dạng đề có mệnh lệnh thường thể hiện ở từ ngữ nào ?

- HS  trả lời. GV bổ sung

Suy nghĩ, bình luận, giải thích, CM

+ Đề có mệnh (đề 1, 3, 10).

GV chuẩn kiến thức: Như vậy một đề văn NLXH có thể là:

- Đề trực tiếp: đề 3 - Bàn về tranh giành và nhường nhịn (đầy đủ hai bộ phận);

- Đề gián tiếp: đề 10 – Suy nghĩ từ câu ca dao Công cha... (vấn đề NL được nêu gián tiếp)

- Đề mở: đề 2 – Đạo lí Uống nước nhớ nguồn (mở về thao tác nghị luận).

- GV : Đối với dạng đề không có mệnh lệnh, thực chất đề yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- Phải bàn bạc,  bình luận, nhận định, đánh giá, trình bày ý kiến : đúng – sai; tốt – xấu; lợi – hại...

- Yêu cầu: bình luận, nhận định, đánh giá,...

- GV : Để làm được như vậy, người viết phải vận dụng các biện pháp nào ?

- Giải thích, CM hoặc bình luận (nhận định, đánh giá) để bày tỏ suy nghĩ của mình về tư tưởng, đạo lí ấy.

- Phương pháp : Giải thích, CM, bình luận

- GV : Em hãy đặt đề bài tương tự?

- Lòng nhân ái

- Bệnh dối trá

- Thói ích kỉ

II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:

1. Phân tích ngữ liệu: (trang 53)

Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí  Uống nước nhớ nguồn

- GV : Từ suy nghĩ gợi yêu cầu gì ?

- Nêu hiểu biết, đánh giá về ý nghĩa câu TN

?

H

Nội dung chủ yếu của câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là gì ?

- Lòng biết ơn

- GV : Đề thuộc thể loại nào ? Yêu cầu của đề ? Phạm vi ?

- Thể loại : NL về tư tưởng đạo lí

- Vấn đề NL (nội dung luận đề): Lòng biết ơn

- Phạm vi : trong c.s

1.1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
* Tìm hiểu đề :

- Thể loai: Nghị luận về một vấn đề đạo lý.

- Vấn đề NL: Lòng biết ơn

- Phạm vi: trong c/s

- GV : Phương pháp tìm ý ?

- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

- Nó là gì?

- Vì sao lại như thế?

- Được thể hiện trong cuộc sống và văn học ra sao?

- Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, con người và bản thân?

- GV : Bài văn nghị luận XH thường được triển khai theo mấy bước ?

- Ba bước :

+ Giải thích khái niệm (từ ngữ, hình ảnh, cách nói...).

+ Phân tích, lí giải

+ Bình luận, đánh giá.

* Tìm ý:

- GV : Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu TN ?

- Nghĩa đen : Khi ta uống nước thì phải biết nước ở nguồn nào mà có

- Nghĩa bóng :

+ Nước: Những thành quả mà con người được hưởng thụ, bao gồm các giá trị vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà cửa…) Giá trị tinh thần ( nghệ thuật, lễ tết,…)

+ Nguồn: Tổ tiên, tiền bối…là những người vô danh và hữu danh có công tạo dựng nên đất nước, làng xã… bằng mồ hôi lao động, và xương máu chiến đấu…

-> Khi ta hưởng thành quả gì (về vật chất và tinh thần) thì ta phải nhớ tới người đem đến thành quả đó.

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

+ Nghĩa đen

+ Nghĩa bóng

- GV : Nội dung câu TN thể hiện truyền thống đạo lí gì của người VN

- Đạo lí: sống biết ơn

- Chứng minh : biểu hiện/tác dụng, phản đề,...

+ Biểu hiện: đạo lí truyền thống của người VN - Sống biết ơn

+ Phản đề:

- GV : Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa gì ?

- Ý nghĩa rộng và sâu sắc : nhắc nhở mỗi người sống biết ơn. Đó là nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc

- Bình luận, đánh giá: ý nghĩa, bài học,..

+ Ý nghĩa : nhắc nhở mỗi người sống theo đạo lí

+ Bài học:

- GV : Quan sát mục 2.3 trong sgk

 Phần MB cần giới thiệu những gì?

- Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó

=>  Có nhiều cách mở bài

+ Đi từ chung đến riêng

+ Đi từ thực tế đến đạo lý.

+ Dẫn một câu danh ngôn.

1.2. Lập dàn bài :

1.2.1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ

- Nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ

- GV : Từ phần tìm ý – hãy xác định những nd chủ yếu cần  giải quyết trong TB?

- Giải thích nội dung câu tục ngữ:

+ Uống nước ?

+ Nhớ nguồn?

1.2.2. Thân bài:

* Giải thích câu tục ngữ : từ ngữ, cách nói

HS : Đọc phần 3.b ý nhận định, đánh giá câu tục ngữ : trang 53

?

Dàn ý trong SGK mục 3.b đã sắp xếp hợp lí chưa ?

- Chưa hợp lí

HS thảo luận nhóm bàn:

- Thời gian: 2 phút

- Phương tiện : phiếu học tập.

- Nội dung : Hãy sắp xếp các ý đã có trong phần nhận định, đánh giá cho hợp lí theo mô hình sau?

- Phân công :

+ Nhóm 1 - tổ 1: ý 1 và 2 phần nhận định, đánh giá ;

+ Nhóm 2 – tổ 2 : ý 3 phần nhận định, đánh giá ;

+ Nhóm 3 – tổ 3 : ý 4 phần nhận định, đánh giá.

- Đại diện các nhóm báo cáo:

* Đánh giá, nhận định (bình luận)

HS sử dụng phiếu học tập để kẹp vào vở ghi

GV :

- Thu phiếu học tập

- Chiếu đáp án

- Hoán đổi các nhóm đánh giá lẫn nhau

- Thu 02 phiếu đánh giá, cho điểm.

- Hoàn lại phiếu học tập để hs sử dụng.

?

Dàn ý trong SGK mục 3.b đã đầy đủ chưa? Hãy bổ sung cho hoàn chỉnh

H1

- Thiếu phần chứng minh: lí giải

(Trả lời câu hỏi : Vì sao uống nước phải nhớ nguồn?)

 Nước không phải tự nhiên mà có mà do nguồn đem đến -> Thành quả là công sức, xương máu của người khác -> Quí trọng

H2

- Thiếu dẫn chứng trong cuộc sống

Phần kết bài cần trình bày v/đề gì?

- Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Nêu  ý nghĩ của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.

- Nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động

=> GV giới thiệu: Phần KB có nhiều cách.

+ Từ nhận thức đến hành động.

+ Từ sách vở sang đời sống thực tế.

+ TB có tính chất tổng kết.

1.2.3. Kết bài :

- Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Nêu  ý nghĩ của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.

GV

Hướng dẫn học sinh thực hành

- Thời gian: 5 phút 

- Hình thức: H viết bài độc lập lập vào vở.

- Yêu cầu: Viết 3 đoạn văn theo các luận điểm trong đó có sử dụng các phép liên kết đã học            

     + Tổ 1: Viết phần mở bài

     + Tổ 1: Viết phần giải thích

     + Tổ 1: Viết phần kết bài

1.3. Viết bài

H

Nhận xét, bổ sung

1.4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

G

Nhận xét và ghi điểm

H1

Đọc ghi nhớ

2. Ghi nhớ/54

H

- 02 HS lên bảng : vẽ sơ đồ tư duy dàn ý bài NL về tư tưởng đạo lí.

- Cả lớp vẽ sơ đồ tư duy vào vở

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

Yêu cầu 1: Hoàn thiện phiếu bài tập: sơ đồ tư duy Uống nước nhớ nguồn

(GV chiếu sơ đồ tư duy)

Yêu cầu 2:  Chỉ ra điểm giống nhau giữa ba đề : đề 2 – 9 – 10 (Vấn đề nghị luận: lòng biết ơn)

  1. 4. Hướng dẫn HS về nhà (1’)

- Học bài và hoàn thành bài tập : nghiên cứu phần ghi nhớ sgk t54, tập viết các đoạn văn theo từng luận điểm (chú ý sử dụng các phép liên kết câu đã học)

- Làm phần Luyện tập trang 55 : lập dàn ý chi tiết đề 7.

giáo án bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, giáo án hay bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, giáo án chi tiết bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Video liên quan

Chủ đề