Giải pháp khoảng cách thế hệ

Trong bài viết kỳ trước, chúng tôi đã chỉ ra hai yếu tố khiến người trẻ bị coi là những nhân viên rắc rối. Chúng ta biết rằng làm việc nhóm và các hoạt động mang tính hợp tác đang trở thành một phần thiết yếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Và thế hệ trẻ năng động cũng đang trở thành nhân tố quan trọng trong doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Thế nhưng sẽ rất tồi tệ nếu hai yếu tố này bị “lệch pha” với nhau, đặc biệt lại vì tác nhân bên ngoài như việc cả ba thế hệ cùng làm việc dưới một mái nhà. Vì thế, chúng tôi sẽ giới thiệu sáu lời khuyên để giúp xóa đi khoảng cách giữa các thế hệ trong nhóm của bạn.

Trường hợp 1: Bạn thuộc thế hệ trẻ và đang quản lý một nhóm đa thế hệ

Thế hệ trẻ đang dần đảm nhận các vị trí lãnh đạo do các thế hệ đi trước để lại. Nhưng thành viên trong nhóm của bạn không phải ai cũng thuộc thế hệ trẻ. Một số cấp dưới của bạn lại lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng bạn không thể làm ngơ họ và chỉ tập trung vào nhân viên trẻ tuổi hơn hoặc những người cùng thế hệ với bạn. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn:

  1. Đừng sa đà vào những khác biệt

Bạn biết bạn khác họ. Họ biết họ khác bạn. Nhưng chỉ nên dừng lại ở đó. Không nên đừng tự cho rằng họ mong muốn nhận được đối xử đặc biệt từ bạn hay bạn cần phải nhấn mạnh bất kỳ điều gì như “Người từ thế hệ của tôi cảm thấy thế này”. Và đừng cho họ là những người lạc hậu vì họ cũng có thể sáng tạo và sành công nghệ như thế hệ trẻ các bạn!

Giải pháp khoảng cách thế hệ

Tại sao thế hệ đi trước không muốn dưới quyền một lãnh đạo trẻ tuổi? Lý do phổ biến nhất chính là họ không tin tưởng anh ấy/cô ấy. Một vài lý do cụ thể có thể trích từ cột trái của Hình 2. Nhưng làm thế nào để xây dựng niềm tin với họ mới là điều quan trọng. Sau đây là một số gợi ý những điều bạn nên và không nên làm khi xây dựng niềm tin dành trong nhân viên.

Giải pháp khoảng cách thế hệ

  1. Khuyến khích trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ

Nhân viên cấp dưới dày dặn kinh nghiệm là nguồn kiến thức lẫn kinh nghiệm quý báu đối với nhóm của bạn. Hãy tạo ra một chương trình cố vấn giữa các thế hệ để những thành viên giàu kinh nghiệm chia sẻ và giúp đỡ thành viên nhỏ tuổi hơn phát triển. Việc làm này tạo cho họ cảm giác được trân trọng và có giá trị trong khi bạn có thể đạt được cả hai mục tiêu: phát triển nhân viên tiềm năng và giữ chân nhân tài.

Trường hợp 2: Bạn thuộc thế hệ đi trước và quản lý nhóm nhân viên thế hệ trẻ

Ngay cả những lãnh đạo thuộc giai đoạn đầu của thế hệ trẻ (sinh giữa thập niên 1980 và đầu những năm 1990) cũng gặp nhiều khó khăn khi quản lý các thành viên sinh ra trong giai đoạn sau (sinh sau năm 1994 hoặc 1995). Sự bùng nổ của Internet và điện thoại thông minh vô hình chung đã chia cắt hai giai đoạn, do đó tạo nên nhiều khoảng cách  ngay trong chính thế hệ trẻ. Rất khó để quản lý một nhóm nhân viên đầy năng lượng, sự khác biệt và đôi khi đầy cả những ý tưởng điên rồ. Một vài lưu ý sau đây có thể giúp bạn quản lý hiệu quả nhóm nhân viên này.

  1. Tạo ra môi trường làm việc “dễ thở”

Người trẻ thường yêu thích môi trường làm việc linh động và đầy sức sống, cùng một lãnh đạo biết đồng cảm với nhân viên. Họ còn thích thân thiết cùng mọi người trong nhóm trên khía cạnh cá nhân. Chính vì thế, bạn nên tận dụng các dịp kết nối thành viên và hoạt động mang tính hợp tác để tăng cường không khí nơi làm việc. Bất kể nhóm của bạn làm ở mảng nào, vui vẻ và linh động là hai yếu tố cần thiết để gắn kết người trẻ với nhau.

  1. “Nhưng trước hết, hãy để tôi đề ra vài kỳ vọng nào!”

Mục đích chính khi làm việc cùng nhau là đạt được kết quả; chính vì thế, đặt ra giới hạn và kỳ vọng ngay từ đầu sẽ giúp giảm bớt rủi ro thành viên trong nhóm vượt ranh giới về sự chuyên nghiệp trong công việc chỉ để đùa vui. Là lãnh đạo, bạn cần phải làm rõ rằng bạn muốn nhóm mình hoạt động theo hướng nào và giải thích một cách khách quan những hành động nào nên được thể hiện/hạn chế vì có thể sẽ ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp. Nếu có thể, hãy yêu cầu họ liệt kê những hành vi theo họ là không thể chấp nhận được hay gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của nhóm, và lấy đó làm quy định. Đánh giá họ thường xuyên mỗi khi nhóm có thêm thành viên mới. Và hãy làm gương cho mọi người bằng cách tuân thủ mọi luật lệ.

  1. Tiếp động lực và phát triển theo chiến lược

Công việc có ý nghĩa và cân bằng công việc-đời sống là những gì lực lượng lao động trẻ tìm kiếm trong sự nghiệp. Nhưng để đạt được điều này, chắc chắn họ phải trải qua nhiều thách thức và đôi khi là những thời điểm khó khăn chồng chất. Chính vì thế, là một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm, bạn nên biết cách tiếp thêm động lực cho thành viên trong nhóm vào những lúc khó khăn. Hơn thế nữa, họ cũng sẽ trân trọng kiến thức và kinh nghiệm thực tế bạn chia sẻ để giúp họ vượt qua thử thách, trau dồi kiến thức và giúp họ vẽ nên đường sự nghiệp.

Khoảng cách thế hệ là vấn đề phổ biến trong bối cảnh doanh nghiệp ngày nay, nhưng thay vì chịu đựng hay cố lảng tránh nhóm đa thế hệ trong doanh nghiệp, bạn nên tận dụng những khác biệt trong giá trị và kỳ vọng của từng thế hệ. Và hãy nhớ rằng mỗi cá nhân đều có tính cách và động lực thúc đẩy đặc thù của riêng họ. Bạn nên dành thời gian tìm ra điểm đặc biệt  của thành viên trong nhóm và đối xử với họ dựa theo tính cách thay vì thế hệ.

Giải pháp khoảng cách thế hệ

Con cái càng lớn thì càng có xu hướng xa cách cha mẹ, giữa cả hai luôn có những bức tường vô hình, những mâu thuẫn cũng dần xuất hiện nhiều hơn do cả hai chẳng còn hiểu nhau. Trò chuyện nhiều hơn, tôn trọng nhau chính là những điều nên làm nếu muốn thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Cả hai nên cho nhau những cơ hội chia sẻ, lắng nghe và đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu nhau hơn.

8 điều nên làm nếu muốn thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Chẳng biết từ bao giờ trong bữa ăn chẳng nghe thấy con kể chuyện trường lớp, chẳng thấy con thích ngồi xem phim cùng cha mẹ như trước mà chỉ trốn trong phòng nghịch điện thoại. Đôi khi giữa cha mẹ và con cái có những lúc còn cảm thấy ngượng ngùng, ở bên nhau cả ngày mà lại chẳng biết nói gì. Đây chắc chắn là giai đoạn mà gia đình nào cũng từng trải qua, nhất là khi có con đang ở tuổi dậy thì.

Giải pháp khoảng cách thế hệ
Thu hẹp khoảng cách với con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng với cha mẹ

Càng lớn con cái lại càng có xu hướng xa rời cha mẹ. Khoảng cách về thế hệ làm cả hai không còn có cùng suy nghĩ, dần dần những xung đột cũng bắt đầu xuất hiện làm cả hai ngày càng không hiểu nhau hơn. Cha mẹ cảm thấy con cái làm như vậy là không đúng nhưng những đứa con lại cho rằng cha mẹ cổ hủ, không yêu thương mình. Dần dần nhưng mâu thuẫn ngày một nhiều hơn và tạo ra những bức tường chắn vô hình giữa các thành viên trong gia đình.

Vậy nên làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái?

Tôn trọng và lắng nghe nhau

Tôn trọng là một điều tối thiểu nếu muốn thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, điều này cần có ở cả hai bên. Cha thường cho rằng “còn nhỏ thì biết gì” nên thường không muốn lắng nghe ý kiến của con trong mọi vấn đề, kể cả khi điều này có liên quan đến con. Cha mẹ tự quyết định mọi thứ làm con cảm thấy ấm ức, cho rằng cha mẹ không tin tưởng, không tôn trọng mình.

Con cái đôi khi cũng cho rằng cha mẹ mình thật cổ hủ, làm sao biết về thế hệ của mình để đóng góp ý kiến, vì vậy mà cũng chẳng muốn nghe cha mẹ góp ý, cứ thích quyết định theo ý muốn của mình. Cả hai bên không lắng nghe nhau và cũng giữ tư tưởng rằng người kia chẳng biết gì nên ngày càng xa cách nhau. Đây là điều thường rất dễ gặp phải, đặc biệt khi con đang trong độ tuổi dậy thì, không muốn bị cha mẹ kìm kẹp như trước.

Do đó, bản thân bậc làm cha mẹ trước hết phải học cách tôn trọng con, lắng nghe ý kiến của con. Bởi chỉ khi cha mẹ làm như thế thì con mới làm theo, nếu cha me thường xuyên ngắt lời con thì không thể nào trẻ biết cách lắng nghe được. Mặt khác trẻ con dù nhỏ nhưng đôi khi lại có ý tưởng rất hay ho, trong khi những góp ý từ người lớn cũng rất ít khi là sai đấy nhé!

Kể cả khi cha mẹ đang tức giận khi con làm sai một điều gì đó cũng hạn chế tối đa việc ngắt lời con. Cố gắng bình tĩnh và lắng nghe hết lời giải thích từ con, sau đó mới đưa ra quyết định xử lý mọi việc. Con cái khi thấy cha mẹ luôn lắng nghe mình cũng sẽ dần mở lòng và chia sẻ nhiều hơn để mong muốn có một lời khuyên hữu ích.

Giáo dục con một cách thông minh

Dùng roi vọt để dạy con, mắng con nơi đông người chính là những cách giáo dục con sai lầm mà rất nhiều phụ huynh đang mắc phải. Nhiều người cho rằng phải cho roi vọt thì con mới sợ, mắng con nơi đông người thì con mới xấu hổ và không dám tái phạm. Nhưng thực tế thì điều này chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của con, khiến con sợ nhưng không phục, thậm chí còn kích thích sự phản kháng bằng cách làm trái ngược những gì cha mẹ dạy.

Giải pháp khoảng cách thế hệ
Giáo dục con thông minh là không dùng đòn roi

Trong mỗi giai đoạn phát triển, cái tôi của con dần hình thành, một cái tát đôi khi cũng làm thay đổi hoàn toàn tình cảm của con dành cho cha mẹ. Kể cả khi mục đích của việc xử phạt vẫn là để con ngoan hơn, tránh tái phạm lỗi lầm như vẫn hình thành những tổn thương trong tâm lý khó lòng có thể xóa mờ. Vì vậy phụ huynh hiện nay cần thay đổi phương pháp dạy con truyền thống, cổ hủ này.

Tất nhiên để con nên người thì vẫn phải “rắn”, “mềm” đúng lúc. Nếu con phạm lỗi mẹ có thể xử phạt bằng cách tước đi tạm thời một quyền nào đó. Chẳng hạn khi con bị điểm kém do chưa học bài mẹ có thể phạt con bằng cách không cho dùng điện thoại một hôm, nếu con nói dối thì bắt con đọc hết một cuốn sách hoặc khi con ham chơi nên thi điểm thấp có thể giảm tiền ăn vặt lại.

Có rất nhiều cách để phạt con một cách thông minh mà vẫn làm con “tâm phục khẩu phục”, không dám phạm lỗi. Đôi khi trong một vài trường hợp nếu con thực sự quá ngỗ nghịch mẹ có thể phạt một trận đòn nhẹ, mang tính răn đe nhưng quan trọng là vẫn cần phân tích các lỗi sai để con hiểu được vấn đề và không tái phạm chứ không phải do con sợ nên không mắc lại lỗi đó.

Tuyệt đối không so sánh

Một trong những nguyên nhân dễ gây ra xung đột lớn nhất trong gia đình chính là do cha mẹ thường đem con cái ra so sánh với người khác. “Chị Linh nhà bác An mới đi làm mà lương đã 10 triệu rồi đấy, không biết con gái mẹ bao giờ mới đi làm”; ” Cái Hoa mới học cấp 3 mà đã biết bán hàng online kiếm tiền, chả bù cho con nhà mình chỉ biết ăn với xin tiền bố mẹ”.

Dù mang bất cứ mục đích nào, so sánh để con có động lực cố gắng hơn hay chỉ để cho vui vẻ nhưng cũng làm con cảm thấy tổn thương, không vui, cho rằng cha mẹ không tin tưởng mình. Do đó đôi khi con có thể phản kháng bằng cách cãi lại rằng “mẹ qua mà nhận cái Hoa làm con”, cuộc nói chuyện của cả hai sẽ kết thúc trong xung đột không mấy vui vẻ.

Ngay cả bản thân người lớn cũng cảm thấy rất khó chịu khi bị đem ra so sánh với một ai đó, vậy thì sao trẻ con lại không suy nghĩ như vậy. Chúng ta chỉ luôn mong rằng mình là chính mình chứ không cần phải giống ai, vì vậy càng không mong muốn được so sánh. Hơn hết khi bị so sánh với một người giỏi hơn con sẽ dễ nảy sinh tâm lý tự ti, cho rằng mình thực sự yếu kém nên cha mẹ chú ý không nên làm điều này.

Tìm kiếm những điểm chung để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Chính khoảng cách về tuổi tác, thế hệ, công việc, suy nghĩ đã khiến cho cha mẹ và con cái trở thành hai đường thẳng song song không có điểm chung. Vì vậy nếu thực sự muốn thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái thì bắt buộc một trong hai cần chủ động tìm kiếm những điểm chung để sẵn sàng kết nối, dễ dàng nói chuyện chia sẻ với nhau hơn.

Giải pháp khoảng cách thế hệ
Cùng con “đu” thần tượng, tại sao không?

Chẳng hạn nếu con thích nhạc Kpop, cha mẹ cũng có thể nghe thử, tìm hiểu thử vì sao con thích ca sĩ đó. Thay vì cấm cản con mua đồ của thần tượng, mẹ cũng có thể mua cho con món đồ có liên quan đến thần tượng làm phần thưởng khi con có được kết quả tốt. Cha mẹ cần phải học cách chấp nhận rằng thời đại này không giống mình ngày xưa, không thể lúc nào cũng bắt con cái phải làm theo ý mình được.

Hay trong thời đại hiện nay, việc tham gia mạng xã hội chính là cách đơn giản nhất để phụ huynh có thể dễ dàng hòa nhập, kết nối và hiểu con nhiều hơn. Cha mẹ cần chủ động thay đổi nếu muốn tiếp cận và gần gũi hơn với con cái. Khi hiểu được đời sống của con cha mẹ cũng có thể hiểu được hơn các nhu cầu, mong muốn và giúp con có những định hướng tương lai hợp lý hơn.

Tất nhiên con cái cũng nên chủ động tìm hiểu nhiều hơn về cha mẹ, chủ động tương tác với phụ huynh nhiều hơn. Tìm hiểu về loài hoa mà mẹ thích, loại rượu mà bố thích và mua tặng cũng là những cách đem lại những niềm vui bất ngờ cho những thành viên trong gia đình.

Hãy tôn trọng quyền riêng tư của cả hai

Một số cha mẹ vì muốn hiểu con hơn đã con một cách vô cùng tiêu cực chính là lén kiểm tra điện thoại, lén xem nhật ký để biết con nghĩ gì, làm gì, chơi với ai. Nếu con biết được điều này sẽ chỉ càng trở nên xa cách, ghét cha mẹ vì đã xâm phạm quyền riêng tư của mình chứ chẳng hề làm cả hai trở nên hiểu nhau hơn.

Phụ huynh tuyệt đối không nên xem những thứ riêng tư của con. Kể cả khi vào phòng con nếu con đang ở nhà cũng nên gõ cửa để hỏi con có đang tiện không. Cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của con trẻ cũng chính là đang dạy chúng cách tôn trọng ngược lại cha mẹ và những người khác. Hãy là tấm gương để hướng dẫn trẻ những giá trị căn bản cốt lõi nhất trong cuộc sống.

Dành thời gian bên nhau để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Người lớn thường quá bận rộn để kiếm tiền, con cái thường bận rộn việc học và chăm lo cho sở thích cá nhân của mình khiến các thành viên chẳng còn dành thời gian cho nhau. Ngay cả giờ ăn cơm buổi tối, ai cũng vội vàng để còn làm các công việc của mình, những câu chuyện cứ dần thưa thớt khiến mọi người dần xa nhau hơn. Sắp xếp lại công việc, dành thời gian bên nhau nhiều hơn chính là cách để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

Giải pháp khoảng cách thế hệ
Dù bận rộn thế nào cũng đừng quên những giây phút quây quần bên nhau của cả nhà

Dù công việc bận rộn thế nào cả gia đình cũng nên thống nhất một thời gian chung cho tất cả mọi người. Chẳng hạn 7h tối mọi người phải có mặt ở nhà để ăn cơm, 1 tháng cả nhà sẽ cùng đi ăn nhà hàng 1- 2 lần hay 6 tháng cùng đi du lịch một lần. Đôi khi hạnh phúc cũng chẳng phải là điều gì to lớn, chỉ cần cả nhà quây quần ăn chung một bữa cơm nóng là đủ.

Cả nhà cũng có thể thay đổi không khí bằng cách đi cà phê. Mẹ có thể giao cho con gái nhiệm vụ tìm kiếm quán cà phê để cả nhà cùng đi, vừa giúp con trổ tài thể hiện sự “sành điệu” của mình. Nhân dịp này các thành viên cũng có thể mặc áo gia đình để chụp một bộ ảnh đơn giản, đảm bảo sẽ cực kỳ vui vẻ và giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn.

Thẳng thắn chia sẻ các vấn đề với nhau

Không thể tránh khỏi những lúc cha mẹ và con cái có những bất đồng về quan điểm, tuy nhiên thay vì lựa chọn im lặng để cho yên chuyện thì cả hai bên lại nên thẳng thắn giải quyết các vấn đề với nhau. Tất nhiên là không nên tranh luận ngay khi cha mẹ đang nóng, con cái đang cảm thấy oan ức mà nên đợi khi cả hai đã bình tĩnh hơn hoặc lựa cơ hội đang vui vẻ để bàn luận lại.

Nếu con sai thì cha mẹ cần phân tích các vấn đề để con hiểu, biết lỗi còn nếu người sai là cha mẹ cũng cần nói lời xin lỗi. Thẳng thắn chính là cách đơn giản nhất để giải quyết các vấn đề, tránh các khúc mắc để lâu sẽ càng làm mọi người xa cách nhau. Khi cả hai bình tĩnh hơn sẽ nhìn nhận các vấn đề một cách công tâm hơn nên cũng giải quyết được vấn đề dễ dàng hơn.

Mặt khác khi cha mẹ thực hiện việc thẳng thắn với con cái từ sớm thì cũng tạo cho con cảm giác thoải mái hơn khi chia sẻ suy nghĩ của bản thân với cha mẹ. Đây chính là cầu nối quan trọng nếu muốn thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

Ủng hộ ước mơ của con là cách để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Ngay từ bé các con đã có những ước mơ cho riêng mình, có thể là ước làm ca sĩ, ước làm diễn viên, ước làm phi công.. Điều bố mẹ luôn cần làm chính là ủng hộ ước mơ của con, kể cả khi nghe nó thật phi lý. Khi con đã bày tỏ nguyện vọng của mình cũng là lúc con luôn muốn cha mẹ ủng hộ chứ không phải để nghe những câu nói như “con thì sao mà làm ca sĩ”; ” học thì dở mà đòi làm phi công”. Nếu bố mẹ nói những điều này chắc chắn sẽ khiến con bị tổn thương, hạ thấp mình và không muốn chia sẻ với cha mẹ nữa.

Giải pháp khoảng cách thế hệ
Hãy luôn ủng hộ và giúp con thực hiện ước mơ

Dù con nói rằng muốn làm gì, công việc cao quý hay công việc bình hay một công việc nghe thật viển vông thì cha mẹ hãy luôn bày tỏ thái độ ủng hộ con. Thay vì tìm cách nói rằng con không hợp thì phụ huynh nên khuyến khích con tìm tòi, học hỏi những gì con yêu thích để giúp con phát triển bản thân tốt hơn. Sự ủng hộ và tin tưởng từ cha mẹ luôn là nguồn động lực lớn nhất để con tự tin vươn đến tương lai rực rỡ phía trước.

Để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái quả thực không phải là điều dễ dàng. Phụ huynh cần phải chấp nhận thay đổi suy nghĩ, lối sống để tiếp cận con gần hơn. Chủ động chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, thẳng thắn hơn trong các vấn đề cũng là cách để kết nối các thành viên trong gia đình tiến đến gần nhau hơn.

Có thể bạn quan tâm