Giai đoạn kinh tế - khoa học kĩ thuật mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối mọi mặt là:

Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

Kiến trức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản có đáp án

Danh sách câu hỏi Đáp án

Phần 1: Kiến thức trọng tâm

1. Nước Mĩ

a) Kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Thành tựu: Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm 56,5% sản lượng công nghiệp và 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới. Mĩ có lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

+ Nguyên nhân: Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, thu lợi nhuận từ việc bán vũ khí cho các nước tham chiến

- Trong những thập niên tiếp theo, kinh tế Mũ suy giảm và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.

+ Nguyên nhân: Sự cạnh tranh của các nước Tây Âu và Nhật Bản, phải chi khoản tiền không lồ cho việc chạy đua vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược...

b) Sự phát triển khoa khọc - kĩ thuật

- Nước Mĩ là nơi khởi đầu cho các mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX, đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới

- Thành tựu: sáng chế các công cụ sản xuất mới ( máy tính, máy tự động...), năng lượng mới, vật liệu mới ;"cách mạng xanh" trong nông nghiệp; cách mạng trong giao thông, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ ( tháng 7/1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng)); sản xuất vũ khí hiện đại.

c) Chính sách đối nội, đối ngoại

- Đối nội

+ Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc...

+ Mặc dù gặp nhiều khó khăn, các phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục bùng lên mạng mẽ như phong trào chống phân biệt chủng tộc và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trong nhưng năm 60, 70 của thế kỉ XX

- Đối ngoại

+ Với tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ đề ra " chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thành lập các khối quân sự và gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược

+ Dù vậy, Mĩ cũng vấp phải nhiều sự thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Sơ đồ tư duy kiến thức trọng tâm bài Nước Mĩ

2. Nhật Bản

a) Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh

- Nhật Bản là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhiều khó khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, lạm phát...

- Dưới chế độ quân quản của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ quân phiệt, bán hàng các quyền tự do dân chủ... Những cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

b) Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

- Từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì.

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

- Nguyên nhân của sự phát triển "thần kì" đó là:

+ Tiếp thu những thành tựu của khoa học - kĩ thuật hiện đại.

+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc

+ Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.

+ Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước.

+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, có tính kỉ luật cao.

- Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản bị suy thoái dài: tăng trưởng kinh tế âm (1997 âm 0,7%, 1998 âm 1,0%, 1999 âm 1,19%), nhiều công ti bị phá sản.

c) Chính sách đối nội và đối ngoại

- Đối nội

+ Nhờ thực hiện những cải cách dân chủ, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ, nhiều chính đảng được công khai hoạt động.

+ Từ năm 1955 đến 1993, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của giai cấp tư sản liên tục cẩm quyền

- Đối ngoại

+ Sau chiến tranh, Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Tháng 9 - 1951, Nhật Bản đã kí "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" , chấp nhận đặt dưới ô "bảo vệ hạt nhân" của Mĩ, cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của Mĩ. Sau nay "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" được gia hạn nhiều lần và từ năm 1996 kéo dài vĩnh viên.

+ Từ nhiều thập niên qua, Nhật Bản thi hành một số chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính tri và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

Sơ đồ tư duy kiến thức bài Nhật Bản

3. Các nước Tây Âu

a) Tình hình chung

- Kinh tế: Để khắc phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo " Kế hoạch Mác-san" (từ năm 1948 đến 1951, 16 nước Tây Âu nhận được viện trợ khoảng 17 tỉ USD). Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng càng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ

- Chính trị - Xã hội: Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm mọi cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

- Đối ngoại: Sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

- Năm 1949, nước Đức bị chia cách thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị đối lập nhau (Cộng hòa Liên Bang Đước và Cộng hòa Dân chủ Đức ). Tháng 10 - 1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất châu Âu.

b) Sự liên kết khu vực

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Tây Âu, xu hướng liên kết khu vực ngày cảng nổi bật và phát triển

+ Tháng 4 - 1951, " Cộng đồng than - thép châu Âu" được thành lập gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua.

+ Tháng 3 - 1957, sáu nước trên cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "cộng đồng kinh tế Châu Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung" đề xóa dần hàng rào thuế quan, tự do lưu thông về công nhân và tư bản thống nhất về nông nghiệp và giao thông...

+ Tháng 7 - 1967, "Cộng đồng châu Âu" (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập ba cộng đồng trên

+ Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 - 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao Matrích ( Hà Lan) quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu (EU). Từ ngày 1 - 9 - 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời.

- Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 2004, số nước thành viên EU là 25 nước

Sơ đồ tư duy kiến thức bài Các nước Tây Âu

Phần 2: Trắc nghiệm chuyên đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ

A. bị tàn phá và chịu thiệt hại nặng nề

B. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu

C. nhanh chóng được phục hồi

D. phát triển mạnh, đứng đầu thế giới

Câu 2. Nội dung nào không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Áp dụng khoa hoc - kĩ thuật vào sản xuất

B. Lợi dụng chiến trang để làm giàu

C. Chi phí cho quốc phòng thấp.

D. Đất nước không bị chiến tranh tàn phát

Câu 3. Từ thập niên 70, nguyên nhân chủ yếu nào làm suy thoái nền kinh tế Mĩ?

A. Các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ

B. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài của Mĩ

C. Vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng

D. sự chanh lệnh giàu-nghèo quá lớn

Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mĩ

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" với tham vọng:

A. đem lại hòa bình cho thế giới

B. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa

C. làm bá chủ thế giới.

D. chống khủng bố trên toàn thế giới

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện "Chiến lược toàn cầu" ?

A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975

B. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959

C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949

D. Thắng lợi của cách mạng Lào năm 1975

Câu 7. Thực chất của chính sách hai Đảng (Dân chủ và Cộng hòa) thay nhau cầm quyền ở Mĩ là phục vụ lợi ích của

A. các tầng lớp nhân dân

B.giai cấp tư sản

C. người da trắng

D. giai cấp vô sản

Câu 8. Nội dung nào không thuộc chính sách đối nội cỉa Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

A. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động

B. Đàn áp phong trào công nhân

C. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược

D. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc.

Câu 9. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.

B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.

C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.

Câu 10. Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?

A. Từ năm 1945-1975.

B. Từ năm 1950-1975.

C. Từ năm 1918-1945.

D. Từ năm 1945-1950.

Câu 11. Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?

A. Tiến hành cuộc cách mạng xanh

B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới

C. Đưa con người lên mặt trăng

D. Tạo ra cừu Đô-li

Câu 12. Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là

A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực

B. Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

C. Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Câu 13. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 14. Nguyên nhân nào không đưa đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.

B. Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Tác động của chủ nghĩa khủng bố.

Câu 15. Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.

Câu 16. Mĩ đã có hành động gì để thực hiện Chiến lược toàn cầu trong những năm 1945 - 1973 :

A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

C. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.

D. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước.

Câu 17. Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?

A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.

Câu 18. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Bán vũ khí cho các bên tham chiến.

B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

Câu 19. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?

A. Chuẩn bị tiến hành chiến tranh tổng lực.

B. Chiến lược toàn cầu hóa.

C. Xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.

D. Chủ nghĩa lấp chỗ trống.

Câu 20. Biểu hiện của chiến lược toàn cầu Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 là:

A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

B. Trừng phạt kinh tế Việt Nam.

C. Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.

D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.

Câu 21. Năm 1995 đánh dấu mốc quan trọng nào trong mối quan hệ Việt Mĩ?

A. Đối đầu căng thẳng.

B. Mĩ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế.

Câu 22. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?

A. Bao vây kinh tế

B. Phát động chiến tranh lạnh.

C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.

D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.

Câu 23. Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu khi không có sự giúp đỡ của các nước đồng minh.

B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại

C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao

D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ

Câu 24. Từ năm 1991, Mĩ cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực âm mưu làm bá chủ thế giới dựa trên một trong những cơ sở nào?

A. Sự suy yếu của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

B. Sự phát triển vượt trội của Mĩ trên nhiều mặt.

C. Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì.

D. Sự ủng hộ của Nhật Bản và các cường quốc đồng minh.

Câu 25. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?

A. Anh

B. Pháp

C. Liên Xô

D. Mĩ

Câu 26. Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 27. Nội dung cơ bản của hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật (1951) là

A. Mĩ cam kết không xâm lược Nhật Bản

B. Mĩ tái vũ trang cho Nhật

C. Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật

D. Chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản

Câu 28. Nhân tố nào được coi là ngọn gió thần đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam

B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản

C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản

D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

Câu 29. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật?

A. Phát triển chậm chạp

B. Phát triển nhanh chóng

C. Phát triển không ổn định

D. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài

Câu 30. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm

C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Câu 32. Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Câu 33. Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là

A. Khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh

B. Dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau

C. Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại

D. Đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới

Câu 34. Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. Các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao

C. Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước

D. Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A. Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước

C. Vai trò của con người Nhật Bản

D. Chi phí cho quốc phòng ít

Câu 36. Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra sự tăng trưởng kinh tế "thần kì" của Nhật Bản là

A. Gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi

B. Có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp

C. Liên kết chặt chẽ với các nước phát triển

D. Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm

Câu 37. Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

A. Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

C. Phát huy truyền thống tự lực.

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.

Câu 38. Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Kinh tế phát triển nhanh chóng

B. Chịu hậu quả nặng nền của chiến tranh

C. Các đảng phát tranh giành quyền lực

D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thấn

Câu 39. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi

A. quân đội Mĩ

B. quân đội Anh

C. quân đội Pháp

D. quân đội Liên Xô

Câu 40. Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Giúp kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì"

B. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này

C. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn

D. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Áp

Câu 41. Nhân tố khách quan nào tạo điều kiện cho sự phát triển "thần kì"của Nhật Bản?

A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

B. Vai trò quản lý lãnh đạo của Nhà nước

C. Tận dụng tốt các yếu tốt bên ngoài

D. con người được coi là vốn quý nhất

Câu 42. Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển kinh tế "thần kì" của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 là

A. kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, Italia

B. tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng nhanh

C. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng

D. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới

Câu 43. Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản đã kí kế với Mĩ

A. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ - Nhật

B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

C. Hiệp ước Liên minh Mĩ - Nhật

D. Hiệp ước phòng thủ chung châu Á.

Câu 44. Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng

A. Tập trung vào phát triển kinh tế

B. Đứng dưới chiếc "ô bảo trở hạt nhân" của Mĩ

C. Đứng dưới chiếc "ô bảo trợ kinh tế" của Mĩ.

D. Đát nước được bao bọc bởi đại dương.

Câu 45. Nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 là tăng cường mối quan hệ với các nước

A. Đông Nam Á

B. Đông Bắc Á

C. Đông Âu

D. Tây Âu

Câu 46. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu

A. phát triển chậm chạp

B. tăng trưởng chậm

C. phát triển nhanh chóng

D. được phục hồi

Câu 47. Tháng 4 - 1951, "Cộng đồng than - théo châu Âu" ra đời gồm mấy thành viên

A. 5 thành viên

B. 6 thành viên

C. 7 thành viên

D. 8 thành viên

Câu 48. Kế hoạch Mác-san (1948) còn được gọi là

A. Kế hoạch phục hưng Tây Âu

B. Kế hoạch phục hưng châu Âu

C. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu

D. Kế hoạch phục hưng văn hóa châu Âu

Câu 49. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về quân sự?

A. Không quan hệ ngoại giao với Liên Xô

B. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ

C. Thiết lập nhiều ăn cứ quân sự

D. Tham gia khối quân sự NATO

Câu 50. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hành động của các nước Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ của mình làm

A. tìm cách trở lại xâm chiếm.

B. thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng

C. tăng cường viện trợ kinh tế.

D. tôn trọng độc lập của học

Câu 51. Từ những năm 60,70 của thế kỉ XX, công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức đã vương lên đứng thứ ban trong thế giới, tư bản chủ nghĩa nhờ sự giúp đỡ tích cực của

A. Mĩ

B. Liên Xô

C. Mĩ, Anh, Pháp

D. Mĩ, Nhật Bản

Câu 52. Nội dung nào không phải là nguyên nhân phản ánh xung hướng liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu?

A. Nhằm củng cố thế lực của giới cầm quyền

B. Nhằm mở rộng thị trường

C. Muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc Mĩ

D. Nền kinh tế các nước không cách biệt nhau lắm

Câu 53. Tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu làm

A. EC

C. EU

D. EEC

D. EURO

Câu 54. Tới nay, Liên minh châu Âu là

$baTới nay, Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.

A. liên minh kinh tế - đối ngoại lớn nhất hành tinh

B. liên minh chính trị - văn hóa lớn nhất hành tinh

C. liên minh khoa học - kĩ thuật lớn nhất hành tinh

D. liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.

Câu 55. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?

A. hoàn toàn kiệt quệ

B. phát triển mạnh mẽ

C. phát triển không ổn định

D. phát triển chậm

Câu 56. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?

A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.

B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.

C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.

D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Câu 57. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?

A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

C. Chống lại Liên Xô và Trung Quốc

D. Chống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản

Câu 58. Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Bức tường Béc-lin sụp đổ

B. Nước Đức tái thống nhất

C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau

D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau

Câu 59. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc

B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực

C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á

D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV

Câu 60. Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

A. Hiệp ước Rôma

B. Hiệp ước Maxtrích

C. Định ước Henxinki

D. Hiệp ước Lisbon

Câu 61. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?

A. Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản

B. Cạnh tranh với khối SEV

C. Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế

Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản

D. Cạnh tranh với Mĩ

Câu 62. Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?

A. Liên minh châu Âu (EU)

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

C. Liên hợp quốc

D. Cộng đồng châu Âu (EC)

Câu 63. Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?

A. Hy Lạp

B. Đức

C. Thổ Nhĩ Kì

D. Áo

Câu 64. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì?

A. Liên minh quân sự - chính trị.

B. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế.

C. Liên minh về khoa học - kỹ thuật.

D. Liên minh kinh tế - chính trị.

Câu 65. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.

B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.

C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.

D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.

Câu 66. Thành công của Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.

B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.

C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 67. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 68. Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa

B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ

D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Câu 69. Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu

A. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu

B. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây bán cầu

C. Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế - chính trị với Đông Âu

D. Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ

Câu 70. Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?

A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức.

B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.

C. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực

Câu 71. Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. Xuất phát điểm

B. Mức độ liên kết

C. Nguyên tắc hội nhập

D. Quy mô

Câu 72. Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

B. Anh rời khỏi EU

C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu

D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

Câu 73. Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?

A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu

B. Cộng đồng than, thép châu Âu

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu

Câu 74. Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào thời gian nào?

A. 03/09/1990.

B. 03/10/1990.

C. 03/11/1990.

D. 03/12/1990.

Câu 75. Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ mấy trên thế giới tư bản?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ tư

Câu 76. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?

A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.

C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

D. Phát hành đồng tiền chung.

Câu 77. Đặc điểm nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản?

A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

B. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền Kinh tế.

C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

D. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật.

đáp án Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 40B
Câu 2CCâu 41C
Câu 3BCâu 42D
Câu 4DCâu 43B
Câu 5CCâu 44B
Câu 6ACâu 45A
Câu 7ACâu 46D
Câu 8CCâu 47B
Câu 9CCâu 48B
Câu 10DCâu 49D
Câu 11CCâu 50A
Câu 12ACâu 51C
Câu 13DCâu 52A
Câu 14DCâu 53A
Câu 15DCâu 54D
Câu 16DCâu 55A
Câu 17DCâu 56C
Câu 18CCâu 57B
Câu 19CCâu 58B
Câu 20ACâu 59B
Câu 21CCâu 60B
Câu 22BCâu 61A
Câu 23DCâu 62A
Câu 24BCâu 63B
Câu 25DCâu 64D
Câu 26BCâu 65D
Câu 27CCâu 66C
Câu 28ACâu 67D
Câu 29DCâu 68D
Câu 30ACâu 69C
Câu 31CCâu 70C
Câu 32DCâu 71D
Câu 33BCâu 72B
Câu 34DCâu 73A
Câu 35CCâu 74B
Câu 36DCâu 75C
Câu 37BCâu 76A
Câu 38BCâu 77C
Câu 39A

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)