Giải bóng đá ngoại hạng anh có tên là gì năm 2024

Có thể, chẳng mấy ai biết đến Brian Deane nhưng hóa ra, anh luôn có một vị trí trang trọng trong trang sử vàng của Premier League. Lý do rất đơn giản: Anh chính là người ghi bàn thắng đầu tiên ở giải đấu này. Vòng 1 Premier League 1992/93 khai mạc bằng trận đấu giữa Sheffield United và M.U, và Deane chỉ mất đúng 5 phút để mở tỷ số.

Đó là bàn thắng mang đậm chất Anh. Kevin Gage treo bóng vào vòng cấm bằng cú ném biên cho Adrian Littlejohn làm tường, trước khi Deane lao vào đánh đầu tung lưới Schmeichel. Đến hiệp 2, anh hoàn tất cú đúp bằng bàn thắng trên chấm phạt đền. M.U sau đó chỉ gỡ được 1 bàn do công của Mark Hughes, một khởi đầu đầy chông gai của thầy trò HLV Sir Alex Ferguson.

Chặng đường chông gai với M.U chưa dừng lại ở đó. Một tuần sau khi ghi bàn thắng đầu tiên trong màu áo M.U, tân binh được đưa về với giá 1 triệu bảng Dion Dublin bất ngờ gãy chân và phải nghỉ 6 tháng. Đó cũng là pha lập công duy nhất của Dublin ở mùa giải ấy. Mất Dublin, M.U lập tức rơi tự do trên BXH. Trong 2 tháng, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11/1992, M.U không thắng trận nào (5 hòa, 2 thua) và tụt xuống vị trí thứ 10.

Nếu dẫn dắt M.U thời điểm hiện tại, chắc chắn Sir Alex đã mất ghế từ lâu. Nhưng thuở sơ khai của Premier League, các CLB chưa có thói quen thay HLV như thay áo giống bây giờ. Không chỉ tiếp tục tin tưởng, BLĐ M.U còn cấp thêm tiền để Sir Alex tiếp tục mua thêm một tiền đạo thay thế Dublin. Cái tên được lựa chọn là Eric Cantona, chân sút của ĐKVĐ Leeds.

Giải bóng đá ngoại hạng anh có tên là gì năm 2024

Ban đầu, Sir Alex khá lưỡng lự trước quyết định mua Cantona. Dấu hỏi hòa nhập với tập thể là một vấn đề (Cantona đến M.U vào tháng 11, khi mùa giải đã vào guồng 3 tháng), nhưng nỗi lo chủ yếu xuất phát từ những rắc rối bên ngoài sân cỏ của Cantona. Chỉ đến khi được một đồng nghiệp đảm bảo “cậu ta là cầu thủ rất giỏi đấy, chẳng qua tính cách có hơi khác người một chút”, Sir Alex mới thuyết phục BLĐ chi 1,2 triệu bảng cho Cantona.

Sir Alex biết Cantona là cầu thủ giỏi, nhưng chắc chắn ông chẳng thể nghĩ anh lại nhanh chóng trở thành thần tượng của đám đông. Trong 4 vòng đấu liên tiếp ở thời điểm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, Cantona đều đặn “nổ súng”. Quan trọng hơn, tầm ảnh hưởng của Cantona đến toàn đội quá to lớn. Từ ngày Cantona tới, M.U mới thực sự chơi bóng đá tấn công, đúng như lời khen của Sir Alex: “Cantona rọi sáng sân Old Trafford. 4 khán đài như phát cuồng mỗi lần cậu ấy chạm bóng”.

Một tháng kể từ ngày Cantona ra mắt, M.U lần đầu leo lên ngôi đầu bảng. Chuỗi trận ấn tượng của họ bị cắt đứt ở tháng 3 với 3 trận hòa và 1 trận thua. Nhưng bước sang tháng 4, không đối thủ nào có thể ngăn cản M.U nữa. Họ thắng 7 trận liên tiếp để băng băng tiến về đích với khoảng cách 10 điểm hơn đội về nhì Aston Villa. Chức vô địch này không chỉ mở ra văn hóa chiến thắng, văn hóa vô địch cho M.U, mà còn trình làng một thế hệ vàng trong tương lai cho bóng đá Anh.

Mùa giải 1992/93 cũng là năm Gary Neville, David Beckham và Nicky Butt lần đầu ra mắt đội một M.U (Ryan Giggs đã là trụ cột). Một vài cầu thủ khác như Schmeichel và Irwin tiếp tục gắn bó với M.U đến ngày CLB giành “cú ăn ba” huyền thoại 1998/99. Mike Phelan năm đó còn là học trò dưới quyền Sir Alex, sau này trở thành trợ lý của ông và đến giờ tiếp tục làm cánh tay phải của Solskjaer.

Dù vậy, Sir Alex vẫn có ít nhiều tiếc nuối với Thế hệ vàng giành chức vô địch Premier League đầu tiên của M.U. Ông không thể biến con trai trở thành một huyền thoại tại CLB. Darren Ferguson từng có tương lai tươi sáng ở sân Old Trafford khi liên tục giành suất đá chính đầu mùa giải 1992/93 cho đến ngày bị gãy chân. Khi anh trở lại, Bryan Robson và Paul Ince đã ở đó. Cộng thêm việc Roy Keane xuất hiện trong năm tiếp theo, Ferguson “đệ nhị” gần như không có cơ hội thi đấu và phải ra đi.

Xưa và nay, cũ và mới

Sự lên ngôi của M.U không phải điều đáng nhớ duy nhất ở mùa giải Premier League đầu tiên. Ở chiều ngược lại, thế lực một thời của bóng đá Anh là Nottingham Forest chính thức xuống hạng. 22 đội bóng sáng lập Premier League năm đó dần rơi rụng. Aston Villa, Norwich và Sheffield United mới trở lại giải đấu sau nhiều năm vắng bóng.

Ngoài Nottingham thì Blackburn, QPR, Sheffield Wednesday, Wimbledon, Coventry City, Ipswich Town, Leeds, Oldham và Middlesbrough đã thụt lùi quá xa so với quá khứ của họ. Chỉ có 6 đội bóng liên tục góp mặt ở Premier League suốt 27 năm qua: M.U, Arsenal, Chelsea, Liverpool, Tottenham và Everton. Số phận của họ cũng trồi sụt theo dòng lịch sử giải đấu.

Giải bóng đá ngoại hạng anh có tên là gì năm 2024

M.U sa sút kể từ từ ngày Sir Alex giải nghệ. Arsenal sau mùa giải bất bại dần xuống dốc ngay cả khi còn Wenger trên băng ghế chỉ đạo. Chelsea từ một CLB hạng trung bỗng vụt sáng nhờ dòng tiền của tỷ phú Abramovich. Tottenham dần lớn mạnh sau thời gian núp bóng 2 đối thủ cùng thành phố. Everton vẫn chưa thể thoát khỏi cái mác CLB hạng trung, và Liverpool vẫn miệt mài tìm kiếm chức vô địch đầu tiên.

Premier League xuất hiện kéo theo dòng tiền ồ ạt đổ vào giải đấu nhờ bản quyền truyền hình. Các CLB vì thế cũng chiều lòng người hâm mộ hơn: Phần lớn trận đấu được tổ chức vào buổi chiều, để những khán giả châu Á có thể ngồi xem và cổ vũ đội bóng họ yêu thích mỗi tối cuối tuần, thay vì tắt ti vi đi ngủ.

Nhờ có tiền, các đội bóng cũng bạo chi hơn. Vào mùa Hè 1992, nước Anh từng rình rang trước câu chuyện Southampton từ chối mua Peter Beagrie từ Everton vì không chịu trả mức lương 125.000 bảng/năm. Số tiền đó chỉ bằng 4 ngày lương M.U trả cho Harry Maguire.