Giải bài tập sinh học 8 bài 33 năm 2024

LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến) Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008 Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông

Tel: 02473080123 - 02436628077 (8:30am-9pm) | Email: [email protected] Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

  • Giải bài tập sinh học 8 bài 33 năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Giải bài tập sinh học 8 bài 33 năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 33: Thân nhiệt tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Sinh học lớp 8 bài 33. Bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Sinh học 8 bài 33

  • Giải bài tập trang 106 SGK Sinh lớp 8: Thân nhiệt
  • Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 33: Thân nhiệt (rút gọn)

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 33

I. KHÁI QUÁT VỀ THÂN NHIỆT

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.

+ Cách đo thân nhiệt: ngậm nhiệt kế ở miệng, kẹp ở nách hoặc cho vào hậu môn…

- Ở người bình thường, thân nhiệt cơ thể luôn ổn định ở mức 36,5 - 37,50C (nhiệt độ đo ở miệng).

Giải bài tập sinh học 8 bài 33 năm 2024

- Các yếu tố khiến thân nhiệt bị sai lệch: vận động (lao động làm tăng nhiệt độ), nhịp sinh học (thân nhiệt giảm tối thiểu vào ban đêm và đạt tối đa vào buổi chiều), chu kì kinh nguyệt, thai kỳ, độ tuổi (trẻ em có thân nhiệt cao hơn), bệnh lý...

* Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường khoảng 10C trở lên → cơ thể bị sốt:

+ Sốt làm giảm sự phát triển của vi khuẩn hay siêu vi khuẩn do chúng rất nhạy cảm với sự gia tăng của nhiệt độ.

+ Giúp hệ đề kháng của cơ thể tăng do tăng hoạt động của hệ miễn dịch, tăng thực bào, tăng tổng hợp kháng thể....

+ Cần đắp khăn ấm lên trán, uống thuốc, nghỉ ngơi…

* Khi thân nhiệt giảm xuống thấp → cơ thể bị lạnh: cần giữ ấm, lỗ chân lông co lại (sởn gai ốc) hạn chế sự tỏa nhiệt, cơ thể run làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.

- Quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào → sinh ra nhiệt → nhiệt tỏa ra môi trường qua da, hô hấp, bài tiết → đảm bảo thân nhiệt ổn định (cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt).

- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh ra nhiệt vì: các hoạt động sống đều cần có năng lượng → năng lượng đều tỏa ra dưới dạng nhiệt.

II. SỰ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt

- Nhiệt độ của cơ thể sinh ra đã được giải phóng ra môi trường nhờ hiện tượng tỏa nhiệt qua da (90%), hô hấp và bài tiết (10%).

- Màu sắc da và phản ứng của da trên cơ thể người thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi:

+ Khi vào mùa hè, da người thường hồng hào vì: mạch máu dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tỏa nhiệt ra môi trường nhiều. Khi cơ thể lao động thì cơ thể nóng và toát mồ hôi nhiều: mồ hôi bay hơi mang đi một lượng nhiệt lớn làm mát cơ thể.

+ Vào ngày nắng nóng, không thoáng gió, độ ẩm không khí cao → mồ hôi chảy nhiều, mồ hôi thoát ra không bay hơi được → chảy nhiều thành dòng, nhiệt không thoát ra bên ngoài được → cơ thể bức bối khó chịu.

+ Khi mùa đông lạnh, da thường tím tái hoặc sởn gai ốc vì: mao mạch máu co, lượng máu lưu thông ít. giảm sự tỏa nhiệt → giữ lại nhiệt cho cơ thể được ấm, cơ thể có hiện tượng run do các cơ co dãn liên tục, gây ra phản xạ rung giúp tạo ra nhiệt, làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Giải bài tập sinh học 8 bài 33 năm 2024

2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt

Hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt bằng các phản xạ (do hệ thần kinh điều khiển):

- Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết thân nhiệt.

- Phản ứng co, dãn mạch máu dưới da

- Tăng, giảm tiết mồ hôi

- Co, duỗi cơ chân lông

III. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG, LẠNH

Cần có phương pháp phòng chống nóng, lạnh để tránh bị bệnh:

- Mùa đông:

+ Cần ăn nhiều và ăn thức ăn nóng, chứa nhiều lipit hơn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

+ Cần mặc ấm, giữa ấm chân, cổ, ngực.

+ Bố trí nhà cửa kín gió, trang bị thêm chăn, lò sưởi, quần áo ấm …

- Mùa hè:

+ Cần uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều vitamin, hoa quả để bù lượng nước thoát ra ngoài qua mô hôi.

+ Cần đội mũ nón khi đi đường, khi lao động.

+ Mặc quần áo rộng thoáng mát.

+ Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

- Rèn luyện thể dục, thể thao hợp lý là biện pháp phòng chống nóng, lạnh: cơ thể tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng.

- Trồng cây xanh là 1 biện pháp chống nóng tốt vì: cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời đáng kể làm giảm nhiệt độ môi trường, đồng thời quá trình đó cây xanh còn thoát hơi nước làm mát môi trường xung quanh.

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 33

Câu 1: Thân nhiệt là gì?

  1. Là nhiệt độ cơ thể
  1. Là quá trình tỏa nhiệt của cơ thể
  1. Là quá trình thu nhiệt của cơ thể
  1. Là quá sinh trao đổi nhiệt độ của cơ thể

Câu 2: Thân nhiệt ổn định là?

  1. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau
  1. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể
  1. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
  1. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát.

Câu 3: Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quá trình điều hòa thân nhiệt?

  1. Da
  1. Phổi
  1. Lưỡi
  1. Bàn chân

Câu 4: Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?

  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt, khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.