Giải bài tập lịch sử lớp 8 bài 11 năm 2024

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 44, 45, 46, 47 thuộc Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.

Soạn Lịch sử 8 Bài 11 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.

Soạn Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Giải câu hỏi phần Hình thành kiến thức mới Sử 8 Bài 11

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

Câu hỏi trang 50 Giai cấp công nhân đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

\=> Giai cấp công nhân ra đời.

2. C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu hỏi trang 51: C. Mác - Ph. Ăng-ghen có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

3. Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Câu hỏi trang 52: Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Lịch sử 8 Bài 11

Luyện tập 1

Lập bảng thống kê các sự kiện quan trọng về sự ra đời và hoạt động đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân từ giữa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

Cuối thế kỉ XVIII,

đầu thế kỉ XIX

Giai cấp công nhân ra đời

1831

Công nhân dệt Li-ông (Pháp) nổi dậy đấu tranh.

1836 - 1847

Phong trào Hiến chương ở Anh

1844

Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản được thành lập

1848

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố - đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Tháng 6/1848

Công nhân Pa-ri (Pháp) nổi dậy đấu tranh.

1864

Tổ chức Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh.

1871

Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3 tại Pa-ri, đưa tới sự ra đời của Hội đồng Công xã - đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

1886

Khoảng 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mĩ) bãi công, biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.

Cuối thế kỉ XIX

Nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

Năm 1889

Quốc tế thứ hai được thành lập

Luyện tập 2

Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

Vận dụng 3

Hãy sưu tầm thêm các thông tin liên quan đến lịch sử ra đời ngày Quốc tế Lao động 1/5. Ngày kỉ niệm Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta vào thời gian nào?

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng, theo kịp tiến độ của thầy cô trên lớp giúp bạn học tốt môn Lịch sử lớp 8 hơn. Mời các bạn tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 11 trang 63: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Trả lời:

- Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông.

- Đông Nam Á giàu tài nguyên => Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Có nguồn nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đã suy yếu.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 11 trang 64: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

Trả lời:

Chính sách cai trị hà khắc:

- Về kinh tế: Vơ vét tài nguyên, hạn chế sự phát triển kinh tế các nước thuộc địa.

- Về chính trị: Chia để trị.

- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 11 trang 65: Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?

Trả lời:

Mượn cớ "giúp đỡ" nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính, cai trị Phi-lip-pin.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 11 trang 66: Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Thực dân phương Tây thi hành chính sách cai trị hà khắc, ra sức khai thác, bóc lột thuộc địa.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ => Đều thất bại.

Bài 1 trang 66 Lịch Sử 8: Dựa theo lược đồ, trình bày khát quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

Trả lời:

- Qua ba cuộc chiến tranh, Anh đã thôn tính được Miến Điện (Mi-an-ma). Từ năm 1885, Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh và bị sáp nhập vào Ấn Độ.

- Cuối thế kỉ XIX Anh chiếm Mã Lai.

- Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.

- Mĩ chiếm Phi-lip-pin từ tay thực dân Tây Ban Nha.

- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

- Anh, Pháp chia nhau ảnh hưởng ở Xiêm.

Bài 2 trang 66 Lịch Sử 8: Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

Trả lời:

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ:

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phong trào đấu tranh của trí thức tư sản diễn ra mạnh mẽ. 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập.

+ Ở Phi-líp-pin, Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), và khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867) gây cho Pháp nhiều khó khăn.

+ Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ đến năm 1907 mới bị dập tắt gây cho Pháp nhiều khó khăn.

+ Ở Việt Nam, phong trào Cần vương (1885 - 1896) bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn. Tiếp đó Phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp...

- Nguyên nhân thất bại:

+ Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết.

+ Thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.

+ Chính quyền phong kiến nhiều nước không kiên quyết đánh giặc đến cùng.

+ Thế lực đế quốc mạnh.

Bài 3 trang 66 Lịch Sử 8: Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Chủ đề