Giá xăng dầu ngày 2 4 2023

Ngày mai giá xăng sẽ giảm bao nhiêu?

SKĐS - Giá xăng dầu thành phẩm theo chu kỳ vừa qua trên thị trường Singapore giảm nhẹ so với kỳ trước nên dự báo ngày mai, giá xăng dầu trong nước sẽ giảm nhẹ dưới 1000 đồng/lít.

Theo dữ liệu từ Trading Economics, trong vòng 24h qua, giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu đã giảm nhẹ từ hơn 110 USD/thùng xuống còn 109,97 USD/thùng, tuy nhiên đây là mức cao trong tuần qua. 

Ngày 25/7, giá có lúc rơi xuống dưới ngưỡng 102 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ cũng ghi nhận mức tăng từ hơn 93 USD/thùng lên gần 98 USD/thùng. 

Ngày 29/7, có thời điểm lên ngưỡng hơn 102 USD/thùng.

Giá xăng dầu ngày 2 4 2023

Giá xăng dầu có thể giảm nhẹ ở kỳ điều hành ngày mai.

Ngày 1/8, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 26/7 tiếp tục giảm so với kỳ trước.

Cụ thể, xăng RON 92 là 107,98 USD/thùng, RON 95 ở mức 111,14 USD/thùng. Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước là 112 USD/thùng xăng RON 92; 116,2 USD/thùng xăng RON 95 và 135,5 USD/thùng dầu diesel. Như vậy, giá xăng thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore đang thấp hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 250-500 đồng/lít, còn dầu diesel, dầu hỏa khoảng 650-900 đồng/lít.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, giá xăng dầu được điều chỉnh theo thị trường, nên ở kỳ điều hành ngày mai, giá sẽ giảm nhẹ. Trong chu kỳ vừa qua, giá dầu thô những ngày đầu chu kỳ giảm khá sâu nhưng lại bật tăng trở lại một vài ngày gần đây. Do vậy, giá xăng dầu trong nước sẽ không thể giảm sâu như hai lần điều chỉnh trước mà chị giảm nhẹ khoảng 400-500 đồng/lít. Nếu cơ quan quản lý trích quỹ bình ổn, giá các mặt hàng xăng dầu có thể giảm ít hơn hoặc giữ nguyên.

Nếu trong kỳ điều hành ngay mai giá xăng dầu giảm thì đây sẽ là lần giảm thứ 4 liên tiếp, đưa giá xăng E5 RON 92 và RON 95 về mốc 24.500-25.700 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 19 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 6 lần giảm.

Hiện, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp lớn đã dương trở lại. Trong đó, tính đến 21/7, Petrolimex dương 53,3 tỷ đồng, PVOil âm 1.000,77 tỷ đồng...

Mặc dù giá xăng đã 2 lần liên tiếp giảm sâu tới gần 7.000 đồng/lít nhưng giá hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Bộ Công Thương đã có công điện yêu cầu cơ quan quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân lợi dụng biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa để thu lời bất chính.

Trên thị trường thế giới, giá dầu tiếp tục trải qua nhiều biến động do lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm ẩn sẽ khiến nhu cầu năng lượng giảm. Tuần qua giá dầu đi xuống do Mỹ tuyên bố sẽ bán thêm 20 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Tuy nhiên, 2 phiên gần đây giá tăng trở lại do lo ngại về suy thoái toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) sẽ xem xét giữ nguyên sản lượng dầu cho tháng 9 trong cuộc họp vào tuần tới, bất chấp lời kêu gọi từ Mỹ về việc tăng thêm nguồn cung.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 31/7: Có thể giám định tâm thần với tài xế lái xe điên gây tai nạn liên hoàn ở Hà Đông| SKĐS


Dự báo giá xăng cuối năm khoảng 24.000 đồng/lít

Theo dự báo của Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới vẫn sẽ biến động bất thường, khó lường trong quý III, dao động 145-155 USD một thùng, tức tăng 73-100% so với cùng kỳ 2021. Sang quý IV, giá thành phẩm xăng dầu thế giới được dự báo hạ nhiệt, về 110-115 USD một thùng, giúp giảm giá bán lẻ trong nước đáng kể, về dưới 24.000 đồng một lít; dầu dao động 19.000 - 20.000 đồng.

Với ngưỡng giá dự báo này, giá bình quân thành phẩm xăng dầu thế giới năm 2022 ở mức 130-140 USD một thùng, tăng 66-90% so với năm 2021. Nhưng nhờ các công cụ điều hành từ giảm thuế môi trường, quỹ bình ổn... bình quân giá bán lẻ trong nước so với 2021 tăng khoảng 35-39% với xăng, 51% với dầu.

Giá xăng dầu ngày 2 4 2023

Dự báo giá xăng dầu cuối năm sẽ về khoảng 24.000 đồng/lít.

Từ đầu năm 2023, thuế bảo vệ môi trường trở lại mức trước đây, tức 4.000 đồng một lít xăng, 3.000 đồng với dầu, ước giá cơ sở bình quân bình quân năm 2023 với xăng E5 RON 92, RON 95-III dao động 25.000-26.000 đồng một lít; dầu diesel khoảng 20.000 đồng . Các mức giá này được tính toán trên cơ sở dự báo giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân 100-105 USD một thùng, giảm 23-25% so với 2022.

Nguồn cung xăng dầu là yếu tố quan trọng quyết định cung ứng đủ cho nhu cầu trong nước, gián tiếp tác động tới giá bán. Ở nửa đầu năm, có thời điểm nguồn cung trong nước "trục trặc" do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - đơn vị chiếm 35-40% thị phần trong nước - giảm công suất vào cuối tháng 1. Để bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nghi Sơn, nhà điều hành phải phân giao tăng nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng dầu trong quý II cho 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn và Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng phải chạy tăng công suất lên 103-105%.

Nửa cuối năm, Bộ Công Thương dẫn báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết kế hoạch sản xuất xăng dầu của 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn khoảng 8,3 triệu m3. Trong đó, sản lượng cung cấp của 2 nhà máy này trong quý III là 3,9 triệu m3 (Dung Quất là 1,98 triệu m3, Nghi Sơn khoảng 2,09 triệu m3).

Lượng cung ứng từ hai nhà máy này sẽ tăng lên khoảng 4,4 triệu m3 trong quý cuối năm. Cùng với sản lượng pha chế condensate từ Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Bộ Công Thương tính toán nguồn cung trong nước 6 tháng cuối năm sẽ đáp ứng 70-80% nhu cầu, còn lại 20-30% sẽ phải nhập khẩu.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, hiện thị trường nhập khẩu xăng dầu chính của Việt Nam là các nước ASEAN, Hàn Quốc do được hưởng lợi về thuế suất nhập khẩu ưu đãi 8% theo FTA, 0% với dầu. Xăng dầu được điều hành theo cơ chế thị trường, các dấu hiệu nêu trên cho thấy giá xăng dầu cuối năm về cơ bản sẽ ổn định ở mức 24.000 đồng/lít, song cũng không loại trừ các kịch bản xấu do diễn biến tình hình chính trị thế giới bất ổn.

Kỳ điều chỉnh sắp tới sẽ rơi vào ngày 1/8, có khả năng giá xăng dầu vẫn có xu hướng giảm giá nhẹ do diễn biến giá xăng dầu thế giới cho đến hôm nay chênh lệch so với kỳ trước khoảng 1.400 – 2.000 đồng/lít với xăng RON 95 và 1000 – 1.600 đồng/lít với xăng RON 92. Nếu không trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu, giá xăng dầu sẽ giảm tương ứng.

Giá xăng sẽ ổn định ở mức nào?

Liệu giá xăng dầu đang bước vào thời kỳ giảm liên tiếp, trở về mức giá trước khi có cuộc khủng hoảng Nga – Ukraina, TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng sản xuất thế giới đang chững lại khiến nhu cầu sử dụng dầu ít đi. Trong khi Nga vẫn khai thác và xuất khẩu dầu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập Xê Út… bình thường. Có nghĩa, nguồn cung dầu thế giới không thiếu mà ổn định. Trung Quốc tăng gấp đôi nhập khẩu dầu từ Nga vì có giá rẻ hơn, nên dù Trung Quốc quay lại sản xuất thì nhu cầu dầu thế giới cũng không ảnh hưởng gì.

Xung đột chính trị thế giới sẽ đến lúc giảm nhiệt, thị trường xăng dầu vì thế cũng sẽ bình ổn theo. Dự báo với đà sản xuất và tiêu dùng hiện nay, giá xăng sẽ ổn định ở mức khoảng 110-115 USD/thùng, tương ứng khoảng 24.000 – 26.000 đồng/lít.

Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu với lý do giá xăng dầu trong nước đã theo sát giá thế giới. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một công cụ rất quan trọng và không thể thiếu lúc này. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược và thị trường xăng dầu vẫn do Nhà nước quản lý. Chúng ta cần công cụ để Nhà nước có thể điều phối giá xăng dầu. Và công cụ đó hiện nay chỉ còn có mỗi Quỹ bình ổn giá xăng dầu bên cạnh đó là công cụ định giá (theo quy định 10 ngày chúng ta sẽ định giá một lần).

Hiện mức trích Quỹ bình ổn giá xăng không quá cao, chưa kể khi giá xăng dầu tăng cao, Nhà nước không yêu cầu doanh nghiệp trích lập vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà khi đó sẽ xả Quỹ để khống chế giá. Việc này cực kỳ quan trọng, bởi khi giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, việc xả Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ giúp nền kinh tế tránh được những cú sốc về giá cũng như tạo ra sự linh hoạt cho hoạt động quản lý xăng dầu.

Việc xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ được tính đến khi chúng ta có một thị trường xăng dầu hoạt động theo kinh tế thị trường thực thụ và Nhà nước có các công cụ khác để điều chỉnh hoạt động giá cả của thị trường xăng dầu như các nước phát triển.

Bộ Công Thương đề nghị xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Bộ Công Thương cho rằng xăng là mặt hàng chiếm tỷ trọng khoảng 37% - 40% trong tổng số lượng tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu trên cả nước nên không phải là mặt hàng có lượng tiêu dùng nhỏ, chỉ sau dầu diesel. Mặt khác, xăng lại là mặt hàng có số lượng đối tượng bị tác động lớn nhất do hầu hết người dân đều sử dụng xăng để đi lại (dùng cho xe máy và ô tô dùng xăng, đây là các loại phương tiện đang sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam).

Do đó, Bộ Công Thương đề nghị cân nhắc xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biết đối với mặt hàng xăng do xăng là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất của người dân.

Theo Bộ này, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng là 7% - 10% là con số tương đối lớn trong cơ cấu giá xăng dầu (chiếm khoảng 2.000-2.500 đồng/lít trong mức giá xăng hiện nay) nên việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc kiềm chế sự tăng cao của giá xăng dầu trong thời gian tới.

Từ những lý do trên, việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết và cần sớm thực hiện rà soát, trình Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của việc giảm giá xăng dầu để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ đời sống người dân đang gặp nhiều khó khăn sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

TP.HCM: Va chạm xe container, 2 vợ chồng đi xe máy tử vong thương tâm trên quốc lộ | SKĐS