Giá vàng năm 91 bao nhiêu tiền 1 chỉ năm 2024

Nhu cầu cập nhật thông tin giá vàng mới nhất mỗi ngày rất lớn. Chính vì thế, PNJ xây dựng trang thông tin này để phục vụ nhu cầu của người dân.

Những nội dung được cập nhật trên trang giá vàng PNJ

Tại chuyên trang giá vàng PNJ, chúng tôi sẽ cập nhật biểu đồ giá vàng miếng SJC, vàng 9999, vàng 18K, 24K mới nhất mỗi ngày ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh & Cần Thơ. Ngoài ra, chúng tôi còn có những bài viết phân tích chuyên sâu về giá vàng thế giới, các tác động ảnh hưởng đến việc tăng giảm giá vàng từ sàn Kitco.

Giá vàng trong nước thời gian tới rất khó dự đoán, song nhiều khả năng vẫn tiếp tục xu hướng giảm như từ đầu năm đến nay.

Diễn biến giá vàng qua 2 thập kỷ

Diễn biến của thị trường vàng từ năm 1991 đến nay có thể được chia thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất (năm 1991), giá vàng tăng “phi mã” khi được thị trường hóa. Từ năm 1990 trở về trước, hầu như việc mua bán vàng chưa được công khai, chủ yếu chỉ là sự giao dịch giữa người dân với nhau và cũng chưa có thống kê theo dõi chính thức.

Sau một thời gian biến động mạnh, giá vàng hiện khá ổn định. Ảnh: Đức Thanh

Năm 1991, thị trường vàng được chính thức công khai hình thành cùng với thị trường ngoại tệ. Cũng như ngoại tệ và hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, tốc độ tăng giá giai đoạn này được coi là “phi mã” (giá tiêu dùng tăng 67,5%, giá vàng tăng 88,7%, giá USD tăng 103,3%).

Giai đoạn thứ hai (1992 - 2000) là thời kỳ giá vàng giảm mạnh (tháng 12/2000 so với tháng 12/1991, giá vàng giảm tới 26,9%, bình quân năm giảm 3,42%/năm) - giảm sâu hơn cả giá USD và không tăng như giá tiêu dùng trong thời gian tương ứng (giá USD giảm 0,4%; giá tiêu dùng tăng 87,4%).

Giai đoạn thứ ba (2001 - 2011) được coi là “thập kỷ của vàng”, với đặc trưng là “vàng bỏ ống cũng có lãi”. Tốc độ tăng trong thời kỳ này rất cao (giá vàng tại thời điểm tháng 12/2011 so với tháng 12/2000 cao gấp 9,1 lần, tăng bình quân 22,17%/năm), vượt xa tốc độ tăng giá USD và giá tiêu dùng trong thời gian tương ứng (giá USD tăng 46,2%, tăng bình quân 3,51%/năm; giá tiêu dùng tăng trên 2,59 lần, tăng bình quân 9,05%/năm).

Giai đoạn thứ tư (từ năm 2012 đến nay), giá vàng tăng thấp trong năm 2012 (tăng 0,4%) và giảm sâu từ đầu năm đến nay (giảm 20,17% trong 8 tháng đầu năm).

Diễn biến giá vàng trong các giai đoạn trên do tác động của nhiều yếu tố. Có yếu tố do chuyển đổi cơ chế (như giai đoạn đầu thực hiện thị trường hóa). Có yếu tố do tác động của giá vàng thế giới, cộng hưởng với yếu tố tỷ giá (như từ năm 2001 đến nay). Có yếu tố do tác động của các giải pháp can thiệp của Nhà nước…

Dự báo giá vàng thời gian tới

Giá vàng tại Việt Nam phụ thuộc vào giá vàng thế giới, mà giá vàng thế giới thời gian tới được các chuyên gia quốc tế dự đoán sẽ diễn biến theo một trong 3 kịch bản dưới đây:

Xu hướng thứ nhất là giá vàng sẽ tăng nếu tình hình Syria nóng lên. Lý do là, nước này nằm trong khu vực có sản lượng dầu lớn nhất thế giới, nên khi chiến tranh xảy ra sẽ làm giá dầu tăng lên, kéo theo mặt bằng giá nói chung, trong đó có giá vàng, tăng theo. Tuy nhiên, theo kịch bản này, giá vàng cũng sẽ khó tăng trong thời gian dài.

Xu hướng thứ hai là giá vàng thế giới sẽ tiếp tục xu hướng giảm, do những căng thẳng tài chính trên thế giới lắng dịu; tăng trưởng kinh tế thế giới khả quan hơn; nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới, một số ngân hàng trung ương và người dân sẽ bán vàng ra để lấy tiền kinh doanh, hay đầu tư vào các kênh khác…

Xu hướng thứ ba, giá vàng vẫn lên xuống theo hình răng cưa, tạo thành sóng do hoạt động đầu cơ lướt sóng, bán ra khi giá tăng cao, mua vào khi giá xuống thấp, nhưng nói chung theo xu hướng giảm. Xu hướng này là dạng đặc biệt của xu hướng thứ hai.

Giá vàng trong nước, ngoài việc phụ thuộc vào xu hướng lên hay xuống của giá vàng thế giới, còn chịu ảnh hưởng của các nhiều yếu tố trong nước.

Trước hết, đó là yếu tố cung - cầu. Nhu cầu tất toán của các ngân hàng thương mại về cơ bản đã hoàn thành, sau một thời gian đưa ra đấu thầu gần 60 tấn vàng trong 5 tháng qua. Nhu cầu của người dân cũng không còn lớn, do tác động của nhiều nguyên nhân, như do lạm phát đã được kiềm chế, giá USD cơ bản ổn định, lãi suất gửi tiết kiệm đã đạt thực dương, chênh lệch giá vàng ở trong nước với giá vàng trên thế giới giảm…

Tuy nhiên, chưa thể chủ quan với thị trường vàng trong nước, do giá vàng thế giới khó dự đoán, do việc kiềm chế lạm phát và sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật bền vững, do chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng trên thế giới vẫn còn lớn, do tác động của yếu tố tỷ giá…

Trong các ngày 18-19-20-21-22/11 vừa qua, giá vàng trong nước đã tăng lên mức tổng cộng trên 15.000 đồng/chỉ (trên 9,2 triệu đồng/lượng). Chỉ trong ngày 22-11, giá vàng tăng thêm 5.000 đồng/chỉ, đưa giá vàng SJC tại TP.HCM cũng như Hà Nội lên hơn 922.000 đồng/chỉ. Chúng tôi đã tìm gặp ông Hồ Hữu Hạnh, PGĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, và ông Tôn Thất Diên Khoa, Trưởng Phòng Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK).

  • Ông Hồ Hữu Hạnh: Ngân hàng có khuynh hướng giảm lãi suất tiết kiệm vàng

- Ông đánh giá thế nào khi mấy ngày giá vàng tăng quá cao?

- Trong lịch sử tiền tệ và vàng, vàng và USD là hai loại dự trữ được các quốc gia quan tâm và thường có sự nghịch chiều: USD lên giá thì giá vàng xuống và ngược lại. Thế nhưng, trong chiều hướng hiện nay, giá USD vừa lên thì giá vàng cũng lên, hoàn toàn khác với trước đây. Nguyên nhân có thể do cung cầu của thị trường vàng và các nền kinh tế lớn trên thế giới có sự chuyển biến phức tạp. Do đó, để tiên đoán giá vàng trong thời gian tới là rất khó. Tất nhiên, trong lịch sử, giá vàng lên cao đến mức cao điểm là 595 USD/ounce thì giá bây giờ ở mức từ 460- 489 USD/ounce thì chưa phải là đỉnh cao. Trong thời kỳ chiến tranh Iran –Iraq vào những năm 1990 -1991, giá vàng cũng tăng đột biến và có lúc lên đến 594,9 USD/ounce. Việc giá vàng tăng có liên quan đến giá dầu trên thế giới phục vụ cho nền sản xuất.

Trong chiều hướng hiện nay, nhất là từ giữa năm 2005 trở đi, giá USD có tăng và dự báo trong thời gian tới còn tăng nữa và lãi suất tiết kiệm cũng tăng theo. Điều đó chứng tỏ thế mạnh của USD so với EUR hay Yên Nhật. Vì vậy, USD vẫn giữ vai trò chi phối mạnh. Trong khi đó giá vàng có khi trồi khi sụt nhưng xu hướng chung thì vẫn tăng. Việc này có thể do nhu cầu ngân hàng trung ương các nước có xu thế dự trữ vàng nhiều, như Trung Quốc, Nga.

- Như vậy có nghĩa giá vàng trong nước và thế giới luôn tỷ lệ thuận? Song, mấy ngày qua, giá vàng thế giới giảm nhưng giá vàng trong nước vẫn đứng ở mức cao, thậm chí vẫn tăng?

- Giá vàng trong nước luôn luôn phải đi theo giá vàng thế giới và USD chứ trong xu hướng hiện nay không thể độc lập được. Cho nên khi giá vàng thế giới tăng thì tất yếu giá vàng trong nước tăng theo. Tuy nhiên, mấy ngày qua giá vàng thế giới có xu hướng xuống nhưng giá vàng trong nước vẫn lên. Đó là do một số đơn vị có thể mua vào với giá cao hoặc giá vàng trong nước chưa xuống kịp, chứ nhất định giá vàng thế giới đã xuống thì giá vàng trong nước phải xuống.

- Giá vàng tăng có ảnh hưởng gì đến hoạt động giao dịch của ngân hàng, thưa ông?

- Thực ra, giao dịch vàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian trước đây nhộn nhịp vì do thị trường bất động sản thường thanh toán bằng vàng. Còn nói về phương tiện thanh toán thì Nhà nước khuyến khích giao dịch bằng VND. Đối với vàng, nhiều người vẫn còn cứng nhắc khái niệm cất trữ hoặc tích lũy. Cho nên khi thị trường bất động sản đóng băng thì người ta mua vàng, cất trữ vàng, hoặc đem gửi vàng ở ngân hàng để bảo đảm giá trị. Vì vậy, trong thời gian qua lượng giao dịch thanh toán bằng vàng giảm, nhìn tổng thể thì số lượng vàng gửi bảo đảm giá trị vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước bình thường, không tăng, không giảm.

- Ông có lời khuyên gì cho người dân khi họ đang băn khoăn có nên cất trữ vàng, gửi vàng hay VND, USD vào ngân hàng?

- Khuyên thì không dám nhưng chính sách của các ngân hàng trong việc gửi tiền tiết kiệm thì hiện nay VND vẫn có lãi suất cao nhất, và có khuynh hướng giảm lãi suất vàng xuống thấp hơn so với trước đây để tránh những rủi ro thất thoát cho ngân hàng bởi các ngân hàng huy động vàng thì cũng phải chuyển đổi sang VND hoặc USD để cho vay, còn người dân vay vàng rất ít. Đây cũng là điều tất yếu, nếu người dân gửi vàng để bảo đảm giá trị thì khi giá vàng tăng cũng có được giá trị kinh tế tăng thêm. Do đó giá vàng tăng buộc các ngân hàng giảm lãi suất gửi vàng xuống để đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Xin cảm ơn ông.

  • Ông Tôn Thất Diên Khoa: Giao dịch, tiết kiệm bằng VND vẫn là tốt nhất

Giá vàng đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng 18 năm qua vào ngày 21-11 vừa qua. Giá vàng dao động trong biên độ 484.40 - 489.50 USD/ounce. Các chuyên gia dự báo giá vàng có thể phá vỡ mức 490USD/ounce và nhiều khả năng đạt mức 500 USD/ounce (khoảng 9,6 triệu đồng/lượng), đạt mức kỷ lục kể từ tháng 12-1987.

Điều tất yếu là thị trường vàng trong nước bị ảnh hưởng bởi giá vàng thế giới. Tuy nhiên, người dân cũng không nên lo lắng. Trước sự bất thường của giá vàng, người dân nên cân nhắc kỹ trước khi giao dịch bằng vàng. Đặc biệt đối với những người buôn bán bất động sản vốn có thói quen thanh toán bằng vàng thì càng phải tính toán kỹ.

Còn việc gửi vàng vào ngân hàng nhằm đảm bảo giá trị thì cũng bị ảnh hưởng bởi giá. Nếu giá vàng lên thì giá trị sinh lợi khi gửi ngân hàng cũng tăng thêm nhưng giá vàng xuống thì giá trị sinh lợi cũng xuống. Bài toán phân tích sau đây giữa việc gửi tiết kiệm VND, USD và vàng sẽ cho người dân thấy rõ gửi loại nào có lợi.

Lấy thời điểm tháng 1-2005, giá vàng quốc tế ở mức 440USD/ounce, giá vàng trong nước là 850.000 đ/chỉ, giá USD/VND = 15.785 đồng so sánh với thời điểm tháng 11-2005, giá vàng quốc tế trên 480 USD/ounce, giá vàng trong nước khoảng 915.000 đ/chỉ, giá USD/VND = 15.916 đồng. Chúng ta có phân tích như sau:

Chủ đề