Giá dầu thô hôm nay bao nhiêu

Ngày 5.1, giá xăng dầu quay đầu giảm nhẹ sau bật tăng hơn 3% trong phiên trước. Giá dầu thô Brent giảm 66 cent, tương đương 0,8%, xuống 77,59 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 51 cent, tương đương 0,7%, mức 72,19 USD/thùng.

Theo Reuters, nhu cầu nhiên liệu thấp và lượng tồn kho tăng mạnh theo dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã tạo áp lực lên giá. Ngày 4.1, báo cáo của EIA cho thấy, dự trữ xăng của Mỹ trong tuần trước tăng sốc 10,9 triệu thùng lên 237 triệu thùng. Đây là mức tăng hàng tuần cao nhất trong hơn 30 năm qua. Đáng nói, tồn kho sản phẩm chưng cất cũng tăng tới 10,1 triệu thùng lên 125,9 triệu thùng. Trong khi đó, tồn kho dầu thô giảm 5,5 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ năm 1999.

Giá dầu thô hôm nay bao nhiêu

Giá dầu thô thế giới biến động từng phiên do căng thẳng ở vùng Biển Đỏ

REUTERS

Một số nhà phân tích cho rằng, tình hình ở Biển Đỏ buộc các nhà máy lọc dầu và người mua dầu thô phải đến Mỹ thay vì quanh khu vực châu Phi. Tồn kho dầu của Mỹ giảm mạnh phản ánh sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ. Giá dầu biến động liên tục trong từng phiên trong những ngày đầu năm nay, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tình hình đang diễn ra tại Biển Đỏ.

Trong một diễn biến khác, Reuters cũng đưa tin lạm phát ở Đức tăng cao nên nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ ủng hộ việc giữ lãi suất ổn định trong một thời gian.

Trong nước, chiều 5.1, liên Bộ Công thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu mới. Trong kỳ điều hành này, các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm giá. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 giảm 180 đồng về 21.006 đồng/lít; giá xăng RON95 giảm 232 đồng về 21.916 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 420 đồng về 19.368 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 500 đồng về 19.957 đồng/lít; giá dầu mazut giảm 190 đồng về 15.495 đồng/kg.

Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu; trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg.

Giá dầu đã tăng vọt khoảng 3% tại phiên giao dịch ngày 3-1, được thúc đẩy bởi sự gián đoạn tại mỏ dầu hàng đầu của Libya, làm gia tăng lo ngại căng thẳng ở Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu.

Giá dầu Brent tăng 2,36 USD, tương đương 3,1%, lên mức 78,25 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,32 USD, tương đương 3,3%, lên mức 72,7 USD/thùng.

Cả hai mặt hàng dầu thô tiêu chuẩn này đã bật tăng mạnh lần đầu tiên trong 5 ngày giao dịch gần nhất với mức tăng phần trăm hằng ngày lớn nhất đối với WTI kể từ giữa tháng 11.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp tại công ty phân tích và dữ liệu OANDA, nhận xét dầu đang được giao dịch ở mức tăng do các cuộc biểu tình tại mỏ dầu lớn nhất Libya và các cuộc tấn công tàu ở Biển Đỏ của lực lượng Houthi vẫn chưa dừng lại.

Theo Reuters, tại Libya, một thành viên của OPEC, các cuộc biểu tình đã buộc mỏ dầu Sharara với công suất 300.000 thùng/ngày phải tạm dừng hoạt động.

Giá dầu tăng sau khi Israel tăng cường ném bom Dải Gaza và sau cái chết của phó thủ lĩnh Hamas ở Beirut, Lebanon. Phía Israel vẫn chưa xác nhận hay phủ nhận trách nhiệm trong vụ sát hại phó thủ lĩnh Hamas này.

Trong khi đó, tại Biển Đỏ, lực lượng Houthi tiếp tục tấn công các tàu thuyền, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông và các tuyến đường thủy vận chuyển dầu quan trọng như Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư sẽ phải đóng cửa.

Trong một diễn biến khác, OPEC cho biết hợp tác và đối thoại trong liên minh sản xuất dầu OPEC+ sẽ tiếp tục sau tuyên bố rời nhóm hồi tháng trước của Angola

OPEC+ dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 1-2 để xem xét việc thực hiện cắt giảm sản lượng dầu mới nhất.

Theo biên bản cuộc họp tháng 12 của Ngân hàng Trung ương Mỹ, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dường như ngày càng tin rằng lạm phát đang được kiểm soát. Nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 1. Theo công cụ FedWatch của CMEGroup, các nhà giao dịch đã định giá 65,7% cơ hội Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 3. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay tiêu dùng và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu.

Báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ (API) ngày 3-1 cho thấy tồn kho dầu thô ở Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 29-12-2023 đã giảm tới 7,418 triệu thùng, gấp hơn 2,5 lần so với mức dự đoán giảm 2,967 triệu thùng của các nhà phân tích.

Cũng theo API, tồn kho xăng tăng 6,913 triệu thùng và tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 6,686 triệu thùng.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 4-1 cụ thể như sau:

Xăng E5 RON 92 không quá 21.186 đồng/lít.

Xăng RON 95-III không quá 22.148 đồng/lít.

Dầu diesel không quá 19.788 đồng/lít.

Dầu hỏa không quá 20.457 đồng/lít.

Dầu mazut không quá 15.685 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều nay. Tuần trước, giá dầu thế giới giảm nên nhiều khả năng giá dầu trong nước cũng sẽ được giảm khoảng 300 đồng/lít (kg). Giá xăng sẽ giảm ít hơn, từ 50-150 đồng/lít. Nếu liên Bộ trích quỹ bình ổn, giá dầu có thể đi ngang.

Tại kỳ điều hành giá cuối cùng của năm 2023, giá xăng, dầu được điều chỉnh trái chiều.

MAI HƯƠNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Giá dầu thô hôm nay bao nhiêu

Giá xăng dầu hôm nay (3-1): Quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu lấy lại đà tăng sau khi lao dốc gần 2% ở phiên giao dịch đầu tiên của năm 2024. Dầu Brent vượt 86 USD/thùng.

Giá dầu thô hôm nay bao nhiêu

Giá xăng dầu hôm nay (2-1): Nín thở chờ giao dịch

Giá xăng dầu vẫn “giậm chân tại chỗ” do các thị trường chưa tái khởi động lại do nghỉ lễ năm mới. Nửa đầu năm 2024, dầu Brent dự kiến dao động từ 65-90 USD/thùng.

Giá dầu thô hôm nay bao nhiêu

Giá xăng dầu hôm nay (1-1): Dầu Brent sẽ đạt trung bình trên 80 USD/thùng năm 2024?

Giá xăng dầu năm 2024 sẽ tiếp tục biến động theo những tiêu đề liên quan đến bất ổn địa chính trị, sự cắt giảm sản lượng dầu từ các thành viên của OPEC+ và nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới.