Gastroscopy là gì

Nội soi dạ dày (cũng được gọi là OGD hay nội soi trên) là một thủ thuật chẩn đoán để kiểm tra lớp lót bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Nội soi được thực hiện tại trung tâm nội soi. Trong quá trình nội soi dạ dày, một ống máy quay kính viễn vọng linh hoạt mềm được đưa vào qua đường miệng tới dạ dày và tá tràng.

Tại sao cần nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày được thực hiện để đánh giá các triệu chứng đau dai dẳng phần bụng trên, buồn nôn, nôn, khó nuốt hoặc ợ chua. Đó cũng là một phương pháp xuất sắc để xác định nguyên nhân chảy máu phần dạ dày, ruột non phía trên. Có thể làm sinh thiết bằng cách sử dụng các dụng cụ chuyên môn để lấy mẫu mô.

Cần chuẩn bị những gì?

Dạ dày phải hoàn toàn trống rỗng. Bạn không được ăn hoặc uống gì 4-6 giờ trước khi nội soi dạ dày. Bạn sẽ được cho dùng thuốc gây tê trong thủ thuật và việc sắp xếp một người nào đó đưa bạn về nhà sau đó là quan trọng. Thuốc gây tê sẽ ảnh hưởng đến hành động và phản xạ của bạn trong cả ngày hôm đó. Bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc cho tới ngày hôm sau.

Có thể dự kiến điều gì trong quá trình nội soi dạ dày?

Cổ họng bạn sẽ được xịt một lớp gây tê cục bộ trước khi tiến hành thủ thuật và tiêm một mũi qua tĩnh mạch để giúp bạn thư giãn và giải tỏa tốt hơn bất kỳ sự khó chịu nào mà bạn có thể gặp phải. Bạn sẽ được đặt nằm ở phía mình khi dụng cụ nội soi được đưa qua miệng đến thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn. Không khí được bơm vào trong dạ dày bạn trong khi nội soi để cho phép nhìn rõ hơn lớp lót dạ dày. Thủ thuật này thường kéo dài khoảng 10 phút. Dụng cụ nội soi không can thiệp vào việc thở của bạn.

Điều gì xảy ra nếu nội soi dạ dày cho thấy sự bất thường?

Nếu bác sĩ của bạn thấy vùng bất thường và cần đánh giá kỹ lưỡng hơn, có thể thực hiện sinh thiết và gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích vi mô chi tiết. Sinh thiết không có nghĩa là ung thư.

Có thể xảy ra những biến chứng gì?

Nội soi dạ dày rất an toàn. Một số người bị đau họng nhẹ trong một hoặc hai ngày sau khi nội soi dạ dày.

Điều gì xảy ra sau khi nội soi dạ dày?

Các kết quả nội soi dạ dày của bạn sẽ được giải thích cho bạn sau khi làm thủ thuật tại phòng khám. Bạn có thế bị sưng nhẹ so không khí được bơm vào trong thủ thuật để làm phồng dạ dày giúp quan sát rõ hơn. Chỗ sưng phồng sẽ khỏi nhanh chóng khi khí đã bơm vào được trích xuất ra ngoài sau nội soi hoặc khi bạn thải ra khí cặn một cách tự nhiên. Bạn có thể ăn uống bình thường và trở lại với các hoạt động thông thường của mình sau khi rời bệnh viện cùng ngày hôm đó.

Bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện kiểm tra bằng nội soi dạ dày nếu bệnh nhân có một số triệu chứng nhất định bao gồm buồn nôn, nôn, khó nuốt, ợ nóng, đau bụng trên dai dẳng, sút cân không rõ nguyên nhân và trướng bụng.

Nội soi dạ dày cũng có thể được sử dụng để tầm soát định kỳ cho những người có tiền sử bị loét hoặc polyp, để tầm soát ung thư dạ dày và để kiểm tra các phát hiện bất thường được tìm thấy trong lần chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc kiểm tra X-quang trước đó.

Nội soi dạ dày còn được sử dụng để điều trị một số tình trạng nhất định, ví dụ như loại bỏ dị vật vô tình nuốt phải như xương cá. Phương pháp này cũng được sử dụng để cầm máu do loét và cắt bỏ polyp hoặc u dạ dày nhỏ.

Nội soi dạ dày là phương pháp được các bác sĩ áp dụng để quan sát dạ dày, tá tràng, hành tá tràng và thực quản, đánh giá tình trạng cũng như phát hiện sớm các bệnh lý liên quan. Chi tiết về phương pháp nội soi dạ dày sẽ được các chuyên gia tiêu hóa Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp cụ thể 9 câu hỏi thường gặp liên quan tới nội soi dạ dày dưới đây mọi người cùng theo dõi để có những thông tin hữu ích trước khi thực hiện!

Nội soi dạ dày là làm gì?

Nội soi dạ dày (trong tiếng Anh là Gastroscopy) là phương pháp dùng ống soi mềm đưa vào dạ dày theo đường miệng hoặc đường mũi để quan sát dạ dày, thực quản, tá tràng và hành tá tràng.

Ống soi mềm đưa vào cơ thể giúp quan sát dạ dày, thực quản, tá tràng và hành tá tràng

Ống nội soi (Gastroscope) là một ống mềm có gắn đèn và máy quay ở đầu ống. Hình ảnh từ máy quay sẽ được gửi đến màn hình máy tính. Ống nội soi có thể được dùng để lấy mẫu mô bằng các dụng cụ như kìm sinh thiết, snare (tên 1 loại thiết bị dùng để cắt trong nội soi). Ngoài ra, còn sử dụng để hút chất lỏng và không khí.

Nội soi dạ dày giúp phát hiện ra những bệnh lý nào?

Nội soi dạ dày là phương pháp có độ chính xác cao vì nhờ camera quay lại các hình ảnh tình trạng bên trong mà bác sĩ có thể phát hiện được những thương tổn nhỏ nhất trong dạ dày và chẩn đoán các bệnh như:

  • Viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc phì đại
  • Viêm dạ dày
  • Loét dạ dày và tá tràng
  • Các khối u dạ dày
  • Polyp dạ dày
  • Thoát vị hoành
  • Xuất huyết dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Ung thư dạ dày và thực quản
  • Phát hiện Hp
  • Phát hiện dị vật lạ trong dạ dày.

Nội soi là phương pháp có độ chính xác cao trong chẩn đoán các bệnh về dạ dày

Phân biệt nội soi dạ dày và phẫu thuật mổ nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày và phẫu thuật mổ nội soi dạ dày là 2 khái niệm dễ gây hiểu nhầm đối với những người lần đầu nghe tới 2 phương pháp này. Do đó, việc phân biệt 2 phương pháp nội soi dạ dày và phẫu thuật mổ nội soi dạ dày là điều rất cần thiết giúp người bệnh hiểu rõ và hiểu đúng về 2 phương pháp này.

Tiêu chíNội soi dạ dàyPhẫu thuật mổ nội soi dạ dàyKhái niệmLà kỹ thuật dùng ống nội soi đưa vào dạ dày theo đường miệng hoặc đường mũi để quan sát bên trong ống tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày và tá tràng.

Có thể thực hiện nội soi dạ dày có thuốc gây mê hoặc không gây mê.

Là thủ thuật sử dụng ống soi có camera và đèn chiếu đi xuyên qua thành bụng nhằm quan sát các cơ quan bên trong ổ bụng. Sau khi xác định cơ quan bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bằng các dụng cụ chuyên dụng.Mục đíchPhát hiện các tổn thương và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày.Điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày có chỉ định phẫu thuật ngoại khoa.Quy trình
  • Đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế.
  • Gắn các thiết bị theo dõi huyết áp, nhịp tim và mạch lên người bệnh nhân.
  • Trường hợp nội soi dạ dày có gây mê, bác sĩ sẽ gây mê qua đường tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh.
  • Đưa ống nội soi đi qua đường miệng/mũi xuống thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • Hình ảnh camera thu lại trong hệ tiêu hóa sẽ hiển thị trên màn hình TV.
  • Bác sĩ chẩn đoán bệnh.
  • Đặt người bệnh nằm theo vị trí thuận lợi nhất cho thao tác phẫu thuật.
  • Gây mê bệnh nhân.
  • Rạch vết nhỏ ở thành bụng rồi đưa các thiết bị nội soi vào bên trong ổ bụng.
  • Bơm hơi để tạo không gian thao tác và quan sát  bên trong ổ bụng.
  • Quan sát hình ảnh hiển thị và đánh giá tổn thương của mặt ngoài dạ dày.
  • Kiểm tra một số cơ quan trong ổ bụng để hạn chế rủi ro phát sinh khi thực hiện phẫu thuật.
  • Thực hiện thao tác phẫu thuật (cắt một phần dạ dày, cắt bỏ khối u).
  • Khâu vết mổ.
Đối tượng cần thực hiệnBệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.Bệnh nhân có chỉ định ngoại can thiệp ngoại khoa:
  • Loét dạ dày mãn tính thất bại với điều trị nội khoa
  • Hẹp môn vị.
  • Chảy máu dạ dày – hành tá tràng thất bại với điều trị nội khoa.
  • Thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Bác sĩ sẽ chỉ định những trường hợp cần phải thực hiện nội soi dạ dày khi có những triệu chứng như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Khó nuốt
  • Phân đen hoặc có máu trong phân
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị
  • Nghi ngờ ung thư thực quản hoặc dạ dày
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày cần kiểm tra lại
  • Những người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá
  • Tầm soát phát hiện sớm ung thư dạ dày, thực quản.

Các triệu chứng tiêu hóa cần thực hiện nội soi dạ dày

Ai không nên nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là một phương pháp kiểm tra an toàn tuy nhiên không áp dụng với tất cả các bệnh nhân dạ dày. Dưới đây là những trường hợp KHÔNG NÊN nội soi:

  • Chưa nhịn ăn đủ 6 tiếng, nhịn uống đủ 4 tiếng trước khi vào nội soi.
  • Bệnh nhân suy hô hấp.
  • Bệnh nhân bị trùng thủng tạng rỗng.
  • Bệnh nhân nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp.
  • Tăng huyết áp chưa kiểm soát được.
  • Nghi ngờ thủng tạng rỗng.
  • Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ.
  • Người bệnh trong tình trạng suy hô hấp.
  • Người bệnh suy tim nặng.
  • Người bệnh rối loạn tâm thần không hợp tác.
  • Chống chỉ định tương đối: tụt huyết áp huyết áp tâm thu <90mmHg.

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI -25% NỘI SOI

Nội soi dạ dày được thực hiện như thế nào?

Phần này sẽ liệt kê cụ thể trình tự các khâu cần thực hiện trước, trong và sau nội soi dạ dày, để người bệnh hình dung được về quy trình diễn ra như thế nào.

Trước khi thực hiện nội soi

Bác sĩ trao đổi và thông báo cho bệnh nhân về:

  • Quá trình diễn ra nội soi như thế nào.
  • Một số rủi ro có thể xảy ra khi nội soi dạ dày.
  • Người bệnh sẽ thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để được hướng dẫn cụ thể về việc dừng hoặc tiếp tục sử dụng.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn, uống trước khi thực hiện nội soi từ 6 – 8 tiếng để dạ dày sạch, giúp quá trình nội soi thuận lợi hơn.
  • Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đi cùng người thân nếu sử dụng nội soi dạ dày gây mê vì thuốc mê có thể gây tình trạng không tỉnh táo khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm khi lái xe.

Bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân biết về quy trình nội soi dạ dày

Quá trình thực hiện nội soi diễn ra

  • Bệnh nhân được hướng dẫn nằm đúng tư thế theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều dưỡng sẽ gắn các thiết bị theo dõi huyết áp, nhịp tim và mạch lên người bệnh nhân.
  • Trường hợp nội soi dạ dày có gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê qua đường đường tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh.
  • Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đi qua đường miệng hoặc mũi xuống thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • Bác sĩ chẩn đoán các bệnh thông qua các hình ảnh thu được
  • Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học hoặc tiến hành các thủ thuật điều trị như cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, nong hẹp,…
  • Thời gian nội soi dạ dày thường từ khoảng 10-20 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh.

Hệ thống máy nội soi theo công nghệ hiện đại BLI (Nhật Bản)

Video nội soi dạ dày, phát hiện Viêm dạ dày

Sau quá trình nội soi bệnh nhân cần lưu ý

Sau khi thực hiện nội soi, người bệnh cần thực hiện các hướng dẫn sau đây của bác sĩ:

Không nên làm những việc sau:

  • Khạc nhổ sẽ gây đau rát họng.
  • Bệnh nhân không nên ăn trong vòng 1-2 giờ sau khi nội soi nhằm tránh gây áp lực cho dạ dày, tăng thêm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
  • Không nên ăn các thực phẩm cay nóng, thực phẩm có độ axit cao, thức ăn nóng vì có thể khiến dạ dày khó chịu hơn.
  • Không uống cà phê, nước ngọt có gas, trà, rượu bia,… vì có thể gây đau và cảm giác khó chịu.

Người bệnh nên làm những việc sau:

  • Nên nghỉ ngơi từ 30-45 phút trước khi ra về.
  • Nên súc miệng thật sạch.
  • Nên uống sữa lạnh để giảm cảm giác đói bụng và tránh gây giãn mạch, xung huyết lên vùng niêm mạc sinh thiết hoặc cắt polyp (nếu có).
  • Sau khoảng 2 giờ, nên ăn các món ăn mềm và dễ tiêu hóa như sữa nguội, cháo, soup. Nhóm thức ăn này vừa dễ hấp thu tránh gây áp lực lên dạ dày khi vừa nội soi xong.
  • Nên ăn thức ăn lỏng, ít chất xơ để không gây kích ứng dạ dày và phòng ngừa táo bón.
  • Cần bù nước trong trường hợp nôn nhiều.

Nội soi dạ dày có đau không?

Nội soi dạ dày là một phương pháp ít đau, một số ít trường hợp người bệnh có thể bị đau họng nhẹ do máy chạm vào vùng họng. Nếu kỹ thuật nội soi qua đường miệng không tiền mê sẽ có cảm giác buồn nôn và hơi khó chịu một chút nhưng vẫn trong khả năng chịu đau của người bệnh.

Với trường hợp bệnh nhân sử dụng phương pháp nội soi có gây mê thì gần như sẽ không đau và nó sẽ giải quyết cho những ai còn e ngại, sợ nội soi dạ dày bị đau.

Ngoài ra, đau dạ dày có đau không còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ và sự hợp tác của bệnh nhân cùng với hệ thống trang thiết bị thực hiện nội soi.

Nội soi là dạ dày gây mê sẽ giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân

Nội soi dạ dày có nguy hiểm không?

Nội soi dạ dày là 1 phương pháp kiểm tra được đánh giá là an toàn ít gây nguy hiểm và hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có 1 số rủi ro hiếm gặp như:

  • Bệnh nhân bị đau họng, cảm giác tê trong miệng do thuốc tê dạng xịt.
  • Các biến chứng như chảy máu, tổn thương thủng, rách là rất hiếm.
  • Thuốc gây mê khiến bệnh nhân buồn ngủ hoặc mất tập trung sau khi nội soi vài giờ.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì đây là các rủi ro rất hiếm gặp nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.

Nội soi dạ dày là phương pháp kiểm tra an toàn không gây nguy hiểm

Có bao nhiêu phương pháp nội soi dạ dày?

Hiện nay, có 4 phương pháp nội soi dạ dày được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tại Việt Nam, đó là:

Nội soi dạ dày qua đường miệng

Nội soi qua đường miệng là phương pháp sử dụng ống soi mềm đưa vào miệng qua vòm họng, hầu họng. thực quản rồi xuống dạ dày. Phương pháp có ưu điểm: Giá thành rẻ, thủ thuật thực hiện đơn giản.

Tuy nhiên cũng có một số hạn chế khi thực hiện:

  • Gây cảm giác buồn nôn, nôn nhiều do ống soi chạm vùng lưỡi gà và họng.
  • Có nguy cơ bị tổn thương vùng họng nếu bệnh nhân nôn nhiều, kích thích, không hợp tác hoặc bác sĩ có tay nghề thực hiện chưa tốt.

Phương pháp nội soi dạ dày qua đường miệng

Nội soi dạ dày qua đường mũi

Phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi là thủ thuật đưa ống soi với đường kính nhỏ hơn qua đường mũi. Quy trình thực hiện là bác sĩ sử dụng ống soi đường kính nhỏ đi qua khe mũi, xuống thực quản, dạ dày tá tràng, hành tá tràng.

Phương pháp được đánh giá cao và có nhiều ưu điểm: Dễ thực hiện, ống nội soi không chạm vào lưỡi gà và vùng hầu họng nên hạn chế gây đau, buồn nôn, khó chịu cho bệnh nhân.

Tuy nhiên nhược điểm lại ở phần chi phí thực hiện, cao hơn so với nội soi dạ dày qua đường miệng và không phù hợp với bệnh nhân có các dị tật ở mũi hoặc khoang mũi hẹp.

Phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi giúp giảm các triệu chứng buồn nôn

Nội soi dạ dày gây mê

Nội soi dạ dày gây mê là phương pháp gây mê bệnh nhân trước khi nội soi, giúp bệnh nhân không cảm thấy lo lắng và khó chịu trong quá trình thực hiện.

Đúng như têm gọi, phương pháp nội soi này giúp hạn chế tối đa cảm giác khó chịu, đau đớn, buồn nôn và phù hợp trong các trường hợp bệnh nhân không hợp tác gây khó khăn cho quá trình nội soi.

Do tính chất gây mê bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi nên phần chi phí sẽ cao hơn và bệnh nhân cần được theo dõi tác dụng phụ của thuốc gây mê sau khi thực hiện.

Phương pháp nội soi dạ dày gây mê không đau giúp người bệnh thoải mái hơn

Nội soi dạ dày bằng viên nang

Đây là phương pháp nội soi dạ dày hiện đại không đau vì bệnh nhân sẽ nuốt vào một thiết bị camera có hình dạng bằng viên nang. Thiết bị này có thể chụp liên tục 3 hình trong 1 giây. Viên nang có thể di chuyển từ miệng đến hậu môn trong khoảng thời gian từ 8-12 tiếng.

Tất cả hình ảnh thu được sẽ được hiển thị trên máy tính giúp bác sĩ xem xét và chẩn đoán. Viên nang sau đó cũng được đào thải ra ngoài đường phân khi bệnh nhân đi vệ sinh sau khoảng 12 tiếng.

Ưu điểm:

  • Không đau, không gây khó chịu, buồn nôn.
  • Hình ảnh có độ sắc nét cao, góc quét rộng.
  • Gần như không gây bất kỳ tác dụng phụ hay biến chứng.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Hình ảnh ghi lại không chủ động, không thể thực hiện can thiệp tức thời.
  • Nếu muốn sinh thiết hoặc xử lý tổn thương như cắt polyp, cầm máu,… vẫn phải nội soi lại bằng dây soi qua đường miệng.

Chị phí nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?

Giá dịch vụ nội soi dạ dày sẽ tùy thuộc vào từng bệnh viện, phòng khám, mọi người tham khảo về giá niêm yết, thông tin địa chỉ uy tín để lựa chọn phù hợp.

Chủ đề