Game tăng vốn ảnh hưởng giá cổ phiếu

Cổ phiếu dòng chứng khoán đồng loạt tăng giá mạnh. AAS có lúc tăng trần lên 33.400 đồng trước khi thu hẹp mức tăng còn 5,8% xuống 30.800 đồng; CTS tăng 5,7%; DSC tăng 5,3%; ORS tăng 4,5%… Các “ông lớn” trong ngành cũng đạt tăng mạnh như VCI tăng 3%; VND tăng 2,8%; SSI tăng 2,5%.

Nhóm chứng khoán được cho là hưởng lợi bởi thanh khoản trên thị trường duy trì trên mức 20.000 tỷ đồng được cho là khá cao (nguồn thu phí của công ty chứng khoán tăng). Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu mở mới tài khoản và đáp ứng cấp margin cho khách hàng, nhiều công ty chứng khoán có kế hoạch tăng vốn trong năm 2022.

Trong đó, mới đây nhất, VNDirect đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với tổng khối lượng 782,9 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ VNDirect hiện đạt 4.349 tỷ đồng. Sau đợt phát hành tăng vốn này, vốn điều lệ VNDirect sẽ tăng lên 12.178 tỷ đồng, trở thành một trong những CTCK có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Về dòng ngân hàng, VPB tăng 3,5% lên 38.200 đồng – đây cũng là mã có tác động tích cực nhất tới VN-Index. Bên cạnh đó, EIB tăng 3,9%; TPB tăng 1,7%; HDB, VIB, LPB đều tăng trên 1%. Tuy nhiên, nhóm này bị bán vào cuối phiên khá mạnh theo đó kéo theo chỉ số cũng đuối dần.

Cổ phiếu ngành phân bón nhìn chung vẫn tăng tốt khi HSI tăng trần 12%; PCE tăng 9,2%; DHB tăng 9,1%; DDV tăng 7,7%; VAF tăng 6,6%; PSE tăng 6,1%… tuy nhiên, một số mã đã bị chốt lời và giảm giá như DPM, PSW. Do giá dầu thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, cổ phiếu dầu khí cũng bắt đầu có sự điều chỉnh. PVD giảm 3,9%; BSR giảm 3,5%; PLX giảm 1,6%; PVS giảm 2,9%; PVB giảm 2,1%; PVT giảm 2,8%.

Có thể thấy trong phiên hôm qua, dòng tiền bắt đáy cuối phiên rất mạnh khi VN-Index “lao” xuống vùng 1.470 điểm, nhưng ở phiên hôm nay, hễ đến kháng cự là nhà đầu tư lại chốt lời. Nhà đầu tư hiện đang cho thấy sự bình tĩnh đáng kể trong các pha chỉnh mạnh nhưng lại vẫn rất thận trọng khi thị trường hưng phấn, không “fomo” mua đuổi giá cao.
Phát biểu trong một chương trình truyền hình mới đây, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinGroup cho biết, hiện có khoảng 200.000 tỷ đồng margin, 100.000 tỷ đồng nằm trên 5 triệu tài khoản vẫn chưa hành động, khiến thanh khoản chỉ loanh quanh hơn 20.000 tỷ đồng/phiên kể từ ra Tết đến nay và yếu tố thúc đẩy dòng tiền này sẽ dựa vào hiệu ứng của mùa đại hội cổ đông.

“Năm nay, chúng tôi dự kiến kế hoạch của doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận 20%, nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch thấp, nên thực tế có thể kỳ vọng tăng tối thiểu 25 – 30%”, ông Thuân đánh giá, đồng thời cho rằng, nhóm ngành được kỳ vọng nhiều năm nay là tài chính ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, bán lẻ.

Thanh khoản thị trường cũng giảm đáng kể so với phiên “bùng nổ” hôm qua. Tổng giá trị giao dịch toàn sàn HoSE hôm nay ghi nhận mức 25.621,27 tỷ đồng với khối lượng giao dịch đạt 768 triệu đơn vị; HNX có 104,59 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.107,64 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 115,97 triệu cổ phiếu tương ứng 1.792,85 tỷ đồng.

Với diễn biến trên cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn đang thắng thế. Tại các mốc cản chính của VN-Index vùng 1.505 điểm và 1.512 điểm, hàng bán ra khá mạnh. Theo đó, ưu tiên của nhà đầu vẫn là chốt lãi, hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, thu về tiền mặt để đề phòng rủi ro. Đây là điều dễ hiểu vì trước mắt, thị trường sẽ có 2 ngày nghỉ cuối tuần. Trong khi đó, tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine vẫn khó lường.

Tổng Hợp

Nguồn: //phunumoi.net.vn/co-phieu-chung-khoan-bung-no-nho-game-tang-von-d245217.html

Chốt phiên giao dịch 18/11, cổ phiếu đầu ngành là SSI đã tăng trần lên 49.050 đồng/cổ phiếu, thanh khoản bứt phá hơn 40 triệu đơn vị, bất chấp khối ngoại bán ròng 6 triệu cổ phiếu. Vốn hoá của SSI chính thức vượt 45.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, VND có phiên thăng hoa thứ hai, tăng 4,4% lên 77.600 đồng/cổ phiếu, với thanh khoản 8,3 triệu đơn vị. Trước đó, VND cũng tăng trần phiên 17/11 với thanh khoản bùng nổ. Vốn hoá của VND chạm ngưỡng 32.000 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu có mức tăng trần như APG tăng 7% lên mức 25.250 đồng/cổ phiếu, VIG tăng 9,5% lên mức 13.700 đồng/cổ phiếu, VIX tăng 6,9% lên 32.400 đồng/cổ phiếu, BSI tăng 6,9% lên 52.100 đồng/cổ phiếu, HBS tăng 9,7% lên 16.900 đồng/cổ phiếu, AGR tăng 6,8% lên 25.750 đồng/cổ phiếu…

Một số cổ phiếu khác có mức tăng mạnh như SBS tăng 10%, SHS tăng 6%, VCI tăng 5,4%, HCM tăng 6,2%, FTS tăng 4,4%…

Các cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh mẽ phiên 18/11

Đà tăng nóng bỏng của nhóm chứng khoán được chắp cánh từ "game tăng vốn" của một số công ty chứng khoán đầu ngành. Từ đó, giới đầu tư kỳ vọng, các công ty chứng khoán lớn nhỏ khác cũng sẽ phải tăng vốn trước những nhu cầu bức thiết của thị trường, đặc biệt tình trạng căng margin đang diễn ra trên quy mô lớn, ở hầu hết các công ty chứng khoán.

Cụ thể, Cả SSI và VND đang chạy đua tăng vốn, nếu việc tăng vốn thành công, cả SSI và VND đều sẽ có quy mô vốn như những ngân hàng tầm trung tại Việt Nam. Quy mô vốn sau tăng của SSI và VND ngang ngửa với vốn điều lệ của nhiều ngân hàng tại Việt Nam như TPBank (vốn điều lệ 11.700 tỷ đồng), OCB (13.690 tỷ đồng), HDB (19.922 tỷ đồng), Eximbank (12.355 tỷ đồng), Seabank (14.780 tỷ đồng), VIB (15.530 tỷ)…

Cụ thể, SSI sẽ chào bán tối đa 497,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1. Giá chào bán là 15.000 đồng/cp – bằng 1/3 thị giá hiện tại - tương ứng giá trị huy động dự kiến là 7.460 tỷ đồng. Kế hoạch thành công SSI sẽ có vốn điều lệ gần 15.000 tỷ đồng.

Điều đáng nói là SSI vừa mới tăng vốn tháng 9/2021 với quy mô hát hành gần 218,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và chào bán hơn 109,55 triệu cổ phiếu thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ của SSI tăng lên xấp xỉ 9.848 tỷ đồng.

VNDIRECT mới đây cũng công bố việc phát hành thêm chào bán 435 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn lên gấp đôi. Tỷ lệ thực hiện quyền là 1:1, có nghĩa cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VND sẽ có quyền mua 1 cổ phiếu mới phát hành. VNDIRECT dự kiến phát hành ra gần 348 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 80% - cổ đông sở hữu mỗi 10 cổ phiếu được quyền nhận 8 cổ phiếu phát hành thêm). Ngoài ra công ty còn dự kiến phát hành thêm 2% vốn theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) tại thời điểm Đại hội cổ đông thông qua. Giá bán ưu đãi là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cả SSI và VND đều lần thứ 2 tăng vốn trong năm 2021. Điều này cho thấy hai công ty đang rất ráo riết tăng vốn để bổ sung nguồn vốn vào kinh doanh, đặc biệt là khi nguồn cấp margin hiện nay trên thị trường không thể đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư mới tham gia.

Công ty chứng khoán tăng vốn là nhu cầu bức thiết

Ngoài VND, SSI, theo nguồn tin của chúng tôi loạt các công ty chứng khoán cũng đang chuẩn bị thủ tục cho việc tăng vốn vào đầu năm sau.

Bên cạnh đó, đà tăng của nhóm cổ phiếu chứng khoán được xuất phát từ lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường cùng với thanh khoản thị trường ngày càng tăng mạnh. Quy mô cho vay margin phình to, SSI hiện cho vay hơn 18.000 tỷ, VND là hơn 12.000 tỷ, HCM đạt hơn 9.000 tỷ… Từ đó tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của nhóm chứng khoán.

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường từ tháng 10 trở lại đây thường xuyên vượt trên 30.000 tỷ đồng, đặc biệt phiên 3/11 kỷ lục thanh khoản được thiết lập với 52.000 tỷ đồng.

Theo thống kê từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, 10 tháng có hơn 1,1 triệu tài khoản giao dịch mở mới, trung bình mỗi tháng hơn 108.000 tài khoản mở mới.

Dù số lượng nhà đầu tư cá nhân gia tăng mạnh mẽ trong năm nay, song so với quy mô dân số hiện khoảng 97,3 triệu người, thì tỷ lệ người dân đầu tư chứng khoán mới ở mức 3,9% so với tổng dân số. Con số rất khiêm tốn so với số tài khoản/dân số của các thị trường khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc chứ chưa nói đến nhưng "trung tâm tài chính" như Singapore hay Hongkong.

Hàn Quốc năm qua cũng chứng kiến sự bùng nổ gia nhập lớn từ đội ngũ những người trẻ, nhà đầu tư cá nhân. Báo cáo của Cơ quan kiểm soát chứng khoán Hàn Quốc (KSD) cho thấy số nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán đã tăng 48,8% lên 9,14 triệu người năm 2020. So với dân số Hàn Quốc, tỷ lệ tài khoản đạt 16,3%. Trong khi đó, dân số Đài Loan chỉ hơn 23 triệu người nhưng có tới 11,24 triệu tài khoản (tính đến tháng 5/2021), tức một nửa dân số Đài Loan đầu tư chứng khoán. Số lượng tài khoản mở mới chủ yếu là những người trẻ, độ tuổi dưới 30.

Trong một bài phân tích mới đây, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng dù có sự gia tăng mạnh mẽ trong 2 năm gần đây, số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% dân số cả nước, và con số này tương đương với tỷ lệ người dân Đài Loan (Trung Quốc) có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân vào năm 1986.

Video liên quan

Chủ đề