Gà nở bao lâu thì xuống ổ

Trong thực tế, một số gà con nở ra phải sau 36-48 giờ mới được tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Đây là nguyên nhân làm cho gà yếu và chậm tăng trưởng.

Gà nở bao lâu thì xuống ổ
Trong 3 thập kỷ qua, công tác chọn giống đã cải thiện đáng kể thành tích sản xuất của gà nuôi thịt (thường gọi là gà broiler): tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn, khả năng sản xuất thịt tốt hơn, tỷ lệ thịt ngực cao hơn.

Tuy nhiên sự tăng nhanh về năng suất sản xuất đã không đi cùng với việc tăng khả năng miễn dịch, dẫn đến gà bị mắc nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết tăng cao.

Nhiều báo cáo khoa học đã cho biết: gà con ở tuần tuổi đầu tiên sau khi nở thiếu đáp ứng miễn dịch một cách đầy đủ và do vậy nhậy cảm cao với các bệnh truyền nhiễm. Cần phải biết rằng sự phát triển hệ thống miễn dịch ở gà broiler và khả năng đáp ứng cao đối với những kháng nguyên khác nhau (vi khuẩn và các chất độc hại) rất quan trọng trong việc bảo vệ gà khi còn non.

Hệ thống miễn dịch của gia cầm

Đây là một hệ thống phức tạp, hoàn thiện cả về chức năng và cấu trúc, phân bố khắp cơ thể, bao gồm cơ quan, những yếu tố tế bào và những yếu tố dịch thể.

Cũng như ở động vật có vú, năng lực miễn dịch của gia cầm phát triển thông qua hệ thống lympho. Cơ quan của hệ miễn dịch được chia thành cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp.

Túi Fabricius (viết tắt là túi F) và tuyến ức là cơ quan lympho sơ cấp trong đó các tiền lympho bào phát triển thành các lympho bào miễn dịch.

Những tổ chức lympho thứ cấp là lách, tủy xương, tuyến Harderian, tuyến quả thông (pineal gland) và các mô lympho gắn với bề mặt niêm mạc như niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột và những cụm biệt hóa của những tế bào lympho thuộc các cơ quan khác nhau.

Các tổ chức lympho này được đặt ở những vị trí quan trọng để khi những kháng nguyên như vi khuẩn bệnh đi vào cơ thể qua da hay qua các bề mặt niêm mạc có thể bị tóm gọn rồi bị tiêu diệt.

Sự phát triển của hệ thống miễn dịch xẩy ra chủ yếu trong quá trình phát triển của phôi. Các cơ quan miễn dịch và các globulin miễn dịch thành thục trong các cơ quan miễn dịch bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, yếu tố thức ăn là một yếu tố quan trọng.

Điều gì cản trở sự gà con mới nở tiếp xúc với thức ăn?

Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ được chuyển khỏi máy ấp khi đại đa số chúng đã sạch vỏ. Sau khi đưa ra khỏi máy ấp một số công việc khác còn tiếp tục như chọn đực cái, vaccine, đóng hộp trước khi vận chuyển đi các nơi.

Trong thực tế, một số gà con nở ra phải sau 36-48 giờ mới được tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Đây là nguyên nhân làm cho gà yếu và chậm tăng trưởng. Như vậy từ khi nở tới khi bắt đầu nhận các chất dinh dưỡng của thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của gà.

Nguồn dinh dưỡng cho gà mới nở

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của hệ thống miễn dịch ở gà con mới nở, một trong yếu tố quan trọng đó là thức ăn. Ở gà con, lòng đỏ là nguồn cung cấp năng lượng và protein ngay khi mới nở. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kháng thể mẹ từ túi lòng đỏ là yêu cầu quan trọng để sống sót trong giai đoạn đầu của đời sống.

Lòng đỏ lưu thường chỉ dùng được trong khoảng 4 ngày sau khi nở, nhưng những nghiên cứu gần đây xác định rằng lòng đỏ lưu sẽ được dùng nhanh hơn nhiều ở những gà được tiếp xúc sớm với thức ăn sau khi nở so với những gà bị nhịn đói 48 giờ (khối lượng lòng đỏ lưu giảm 26% nếu được tiếp xúc với thức ăn 24 giờ sau khi nở, nhưng giảm 46% nếu được tiếp xúc với thức ăn 48 giờ sau khi nở). Nguyên nhân là thức ăn có trong đường ruột đã thúc đẩy sự di chuyển lòng đỏ tới tá tràng.

Nuôi dưỡng sớm có lợi cho hệ miễn dịch

Như đã nói, thời gian từ khi nở tới khi nhận được thức ăn là thời kỳ khủng hoảng của gà con mới nở.

Khoảng 2-5% gà nở ra không sống sót trong thời kỳ này do dự trữ thức ăn trong cơ thể bị hạn chế, một số con khác có biểu hiện còi cọc, hiệu quả lợi dụng thức ăn kém, nghèo sản lượng thịt và kém sức đề kháng với bệnh.

Những hạn chế này có thể giảm nhẹ bằng cách áp dụng kỹ thuật “nuôi dưỡng sớm”, đó là kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng cho gà trong nhà ấp ngay sau khi nở.

Cung cấp chất dinh dưỡng cân đối và cho tiếp xúc với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự sử dụng lòng đỏ, nâng cao sự phát triển của ống tiêu hóa, kích thích tụy tiết enzyme. Những yếu tố này giúp đồng hóa tốt chất dinh dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng của cơ và cải thiện thành tích sản xuất của gà từ mới nở đến khi đạt thể trọng thương mại.

Thức ăn cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp.

Hệ thống miễn dịch của gà mới nở, đặc biệt là hệ miễn dịch niêm mạc, cần thức ăn để phát triển nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chậm tiếp xúc với thức ăn không chỉ cản trở đến sự phát triển của ruột mà còn cản trở sự phát triển của mô lympho gắn với ruột, với túi F…

Các tác giả A.K Panda và M.R Reddy (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “dinh dưỡng sớm” đến sự phát triển của cơ quan miễn dịch trong 3 tuần đầu mới nở đã thấy rằng nếu gà được tiếp xúc với thức ăn sau 48 giờ thì khối lượng của túi F thấp hơn 21% so với những gà được tiếp xúc với thức ăn sau 24 giờ. Gà chậm tiếp xúc với thức ăn khối lượng lách cũng giảm thấp tương tự.

Tiếp xúc sớm với thức ăn cũng giúp gà con có đáp ứng nhanh với việc chích ngừa vacxin. Một trong những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xác định rằng: titre kháng thể (lúc gà 21 ngày) đáp ứng với vaccine RD (kháng sinh phòng bệnh đường hô hấp) khi gà 5 ngày tuổi cao hơn rõ rệt ở những gà được ăn ngay so với những gà bị nhịn đói 24 giờ hay 48 giờ.

Kết luận

Thời gian từ khi nở tới khi được tiếp xúc với thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong sự phát triển của gia cầm mới nở. Lòng đỏ lưu chỉ đủ để gà sống trong 3-4 ngày sau khi nở, nhưng không đủ chất dinh dưỡng cho tăng trưởng và phát triển tối ưu cơ quan miễn dịch và năng lực miễn dịch.

Dinh dưỡng cân đối và tạo cơ hội cho gà tiếp xúc sớm với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự lợi dụng lòng đỏ và kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch.

Như vậy, dinh dưỡng sớm sẽ thu được những gà con khỏe mạnh ngay từ đầu đời, từ đó hạn chế được nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất trong suốt cả quá trình chăn nuôi đàn gà.

Nắm bắt rõ kiến thức về kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng, cho gà ấp trứng đúng kỹ thuật thì tỉ lệ trứng nở tăng cao, gà con sinh ra khỏe mạnh, giảm tỉ lệ hao hụt và mang đến nguồn lợi nhuận lớn hơn cho người nuôi gà. Vậy gà ấp trứng trong bao nhiêu ngày thì nở? Và có cách nào đển nhận biết trứng gà sắp nở? Mời bà con tham khảo trong bài viết dưới đấy. 

Gà nở bao lâu thì xuống ổ

Trong chăn nuôi tự nhiên thì mọi người vẫn thường cho gà mẹ ấp trứng để nở ra gà con. Cách ấp trứng này thường hiệu quả khi gặp thời tiết thuận lợi, gà mẹ được chăm sóc kỹ càng và có thời gian phối giống ban đầu chất lượng. 

Thông thường, gặp điều kiện thuận lợi, gà mẹ ấp đúng kỹ thuật thì gà con thường nở sau khoản 20 ngày ấp. Nếu gà nở trước 19 ngày thì được coi là nở sớm, và nở sau 21-22 ngày thì là nở muộn. Đối với gà ấp trứng thì nở sớm hay muộn đều là biểu hiện của trứng và gà con có vấn đề. Khi gà con nở muộn hoặc sớm thường bị các dị tật bẩm sinh, gà con ốm yếu hoặc sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh.

Nếu gà mẹ được chuẩn bị sức khỏe tốt thì với thân nhiệt ổn định sẽ ấp gà chuẩn và nở đúng thời gian. Tuy nhiên, sử dụng gà mẹ để ấp trứng khá hại gà mẹ, khiến gà mẹ hao tổn sức khỏe, giảm khả năng đẻ trứng sau này. 

Chính vì vậy hiện nay, những trang trại nuôi gà đẻ quy mô lớn thường dùng máy ấp trứng thông minh, ấp với nhiệt độ ổn định và được theo dõi thường xuyên, giúp gà con nở đúng thời gian và sức khỏe ổn định. Khả năng ấp trứng với số lượng lớn của các máy ấp trứng cung giúp cấp con giống dồi dào ra thị trường, phục vụ tốt nhu cầu của các cơ sở chăn nuôi.

Nếu dùng gà mẹ ấp trứng thì trong quá trình ấp, bà con cần chú ý theo dõi sát sao quá trình ấp. Nếu thời tiết nóng bức thì nên đặt ổ gà ấp nơi thoáng mát, nơi nhiệt độ thấp để đảm bảo nhiêth độ ổn định cho trứng gà. Bên cạnh đó cần để nước và thức ăn sẵn ngay bên ổ ấp để gà mẹ ăn. Nếu gà mẹ không có thức ăn quá đói sẽ bỏ ổ ấp làm trứng bị hỏng.

Với trứng ấp bằng máy cũng cần chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên và đảo mặt trứng để trứng được ấp với nhiệt độ đều. Kiểm tra thường xuyên giúp trứng nở với tỉ lệ cao hơn.

Gà nở bao lâu thì xuống ổ

Bên cạnh băn khoăn gà ấp trứng bao lâu thì nở thì nhiều người còn muốn biết dấu hiệu trứng gà sắp nở là gì. Thực ra dấu hiệu gà sắp nở không khó, bằng quan sát mắt thường hoặc kiểm tra khoa học đều có thể biết được.  Sau đây là một số cách đơn giản cho bà con học hỏi.

Soi trứng là cách vừa có thể kiểm tra chất lượng trứng gà vừa có thể biết được gà sắp nở hay chưa.  Soi trứng được thực hiện qua từng giai đoạn. 

Giai đoạn 1: soi trứng có trống hay không.  Bạn soi trứng bằng đèn sẽ nhận thấy một chấm nhỏ là phôi, xung quanh là các tia máu tức là trứng có trống sẽ thành con.  Những trứng rỗng,  vỏ nứt không có phôi thì loại.  Soi sau 6 ngày trứng được ấp.

Giai đoạn 2: soi sau 11 ngày ấp để kiểm tra xem cách mạch máu có đậm và đầy quả trứng không.  Những quả mạch máu mờ, hoặc toàn quả nâu sẫm, phôi không chuyển động tức là đã chết phôi cần loại bỏ ngay.

Giai đoạn 3: Soi lần 3 sau khi ấp được 18 ngày.  Lúc này bên trong quả trứng gà con đã hình thành gần như hoàn thiện chuẩn bị mổ vỏ ra ngoài sau 2 ngày nữa.

Trong giai đoạn này bà con có thể kiểm tra toàn bộ gà con chưa nở với các đặc điểm sau:

  • Đầu nhọn của trứng sẫm màu
  • Buồng khí đã hình thành, chiếm 25-30% quả trứng.
  • Màng niệu nang vị trí tiếp giáp với buồng khí có màu tối sẫm, không còn thấy rõ hình mạch máu.
  • Đầu gà nhô lên ngay vị trí buồng khí.

Những đặc điểm trên chứng tỏ trứng đã hình thành gà con khỏe mạnh và chuẩn bị nở.

Trong dân gian bà con còn có cách nhận biết trứng gà sắp nở chưa bằng cách thả trứng vào chậu nước.  Lựa chọn từng quả trứng và đánh số lên.  Đổ nước vào 1/2 thau và nhẹ nhàng thả trứng vào.  Đợi đến khi mặt nước tĩnh lặng nếu quả trứng nào động đậy, lắc lư nhẹ thì nghĩa là quả trứng đó có phôi thai khỏe mạnh, còn nằm im lìm nghĩa là phôi đã chết cần loại bỏ.

Cách này không chỉ giúp nhận biết trứng ấp khỏe mạnh mà còn cung cấp độ ẩm cho gà con, giúp chúng có thể phá vỡ vỏ trứng dễ dàng hơn.