Ép tóc ngắn bao nhiêu tiền? new south wales, úc

Trong 3 năm qua, nước Úc đã có hơn 33,000 công việc mới được tạo ra chỉ riêng mỗi nhóm ngành công nghệ.
Các nhóm ngành mà “dân” IT có thể dấn thân vào bao gồm: Khoa Học, Công Nghệ, Kĩ Sư, và Toán. Và các nhóm ngành này đang phát triển nhanh GẤP ĐÔI tất cả các nhóm ngành khác tại Úc
Kể từ sự bùng nổ của công nghệ đến nay, ngành IT vẫn là ngành có mức lương cao nhất ở Úc, đặc biệt là mức lương của nhóm ngành Công Nghệ hiện tại vẫn đang cao hơn bất kì “đối thủ cạnh tranh” nào khác.

1. Vậy ngành IT là gì?

Theo Wikipedia, IT viết tắt cho Information Technology là Công Nghệ Thông Tin (CNTT), là một nhóm ngành sử dụng máy tính để tạo, xử lý, lưu trữ, và trao đổi tất cả các thể loại thông tin và dữ liệu điện tử. IT đặc biệt được dùng trong các bối cảnh về hoạt động kinh doanh thay vì các công nghệ giải trí cá nhân.

CNTT được coi là một nhóm ngành con của ngành Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Information and Communication Technology (ICT).

ICT hiểu chung là một hệ thống thông tin, hệ thống truyền thông, hay cụ thể hơn là một hệ thống máy tính bao gồm tất cả phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi được vận hành bởi những người chuyên về CNTT.

2. Điều gì khiến nghề IT luôn hấp dẫn và phát triển mãi không ngừng trên toàn cầu?

Con người đã lưu trữ, truy xuất, thao tác và truyền đạt thông tin kể từ khi lần đầu tiên chữ viết được phát triển vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Tua đến năm 2021, các công ty ngày nay kinh doanh dựa trên các bể dữ liệu, dữ liệu và thông tin là nguồn sống của doanh nghiệp dù lớn hay bé.

Ngày nay, tất cả mọi người trên thế giới dù ít hay nhiều đều phải sử dụng các thiết bị được lập trình bởi người làm nghề IT. Hãy nghĩ đến những đồ vật đơn giản như tủ lạnh thông minh, lò vi sóng, điện thoại, thang máy, ứng dụng điện thoại…gần như tất tần tật mọi thứ bạn phải dùng hằng ngày.

Bạn đã từng nghe qua tin tức gây chấn động netizen Việt Nam khi một cá nhân ở Quảng Nam có thu nhập gần 17 tỷ đồng một năm từ Google chưa?

Vì tính chất của công việc là làm việc trên không gian mạng và thiết bị để kết nối là máy tính cá nhân, nên ai cũng có thể làm việc tại nhà hay tại bất cứ nơi nào trên thế giới, làm việc bất cứ khi nào bạn muốn, miễn là bạn có thể thoả thuận với công ty và đảm bảo kết quả công việc một cách tốt nhất.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, toàn bộ thành tựu của sự phát triểnngành Công Nghệ Thông Tin được dự đoán trong 10 năm tới đã được thúc ép vàrồi phát triển nhanh chóng và đạt được luôn chỉ trong vòng 2 năm nay do đại dịch COVID-19 khiến cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và ngành nghề đều phải tận dụng công nghệ để tồn tại và tiếp tục phát triển.

Tóm lại, những lý do khiến nghề IT hot mãi không ngừng trên toàn cầu là:

  • Công việc có nhu cầu tuyển dụng cao
  • Mức lương hấp dẫn nhất trong mọi ngành nghề ở thời điểm hiện tại
  • Có thể làm việc ở bất cứ đâu từ bất cứ đâu
  • Tương lai rộng mở không giới hạn

Riêng tại Úc, mức lương trung bình của ngành IT tại Úc tính đến tháng 8/2021 là A$88,199 một năm. trong đó mức lương thấp nhất là A$57,000 ngay khi mới ra trường và cao nhất là A$140,000 một năm cho những chuyên gia lão làng đã có từ 5 năm kinh nghiệm

Có quyết tâm thì sẽ có thành công tương xứng. Ai cũng biết rằng bang New South Wales (NSW) là một trong những bang có chính sách định cư khó khăn nhất tại Úc. Nhưng anh Trần Duy Đức – một học viên của PTE HELPER – đã chứng minh rằng hành trình của mình tại xứ chuột túi đã được đền đáp xứng đáng. Dưới đây là câu chuyện được chia sẻ bởi anh Trần Duy Đức về hành trình định cư Úc thông qua (~IELTS 8.0) NSW cho ngành Engineer Technologist. Hi vọng với hành trình đầy quyết tâm này sẽ tiếp thêm lửa cho các bạn sớm leo đến đỉnh OlymPR*.

*Đỉnh OlymPR là một cách gọi khá phổ biến về hành trình định cư Úc vì PR là viết tắt cho Permanent Resident.

Ép tóc ngắn bao nhiêu tiền? new south wales, úc

“Gia đình mình vừa được granted visa 491 của NSW nên mình muốn kể lên đây hành trình chinh phục giấc mơ Úc mà mình đã trải qua để tiếp thêm động lực cho mọi người. Câu chuyện được kể lại theo những cột mốc thời gian và những “cái ngu” mình tự đúc kết sau những năm sống ở Úc. Mọi người xem qua những cái ngu của mình và cố gắng tránh, đừng sai lầm như mình nhé. Quan trọng nhất là nên lấy PTE 79 sớm nhất có thể để cộng thêm 20 điểm cho hồ sơ visa. Chúc các bạn sớm đạt được ước mơ!”

2014: Năm đầu tiên ở Úc với nhiều bỡ ngỡ | Visa 491 NSW

Đây là năm đầu tiên đến Úc với rất nhiều bỡ ngỡ, và nhiều cái lần đầu thấy, chẳng hạn như là:

  • Lần đầu biết khái niệm free bus ở Wollongong.
  • Lần đầu tiên thấy rằng cho dù IELTS 6.5 cũng không thể hiểu được hết những gì người ta đang nói với mình, đi học như vịt nghe sấm. Cảm giác hụt hẫng pha chút lo sợ. May mắn là học ngành engineer nên vẫn có thể đọc sách và hiểu được.
  • Lần đầu tiên trong cuộc đời biết thế nào là làm việc chân tay. 5-7am đi làm vệ sinh ở quán bar. Sau đó 10am-10pm làm nhà hàng. Tối về tắm rửa bắt đầu học bài, làm bài cho tập trên lớp. Chuyện ngủ quên trên bàn học là bình thường.

Cũng có thể nói là cuộc đời bắt đầu đổi màu từ đây.

Vì sức hút của đồng tiền mà cắm mặt đi làm thậm chí là cúp gần như toàn bộ tiết lý thuyết học trên Uni (cách người Úc gọi tắt trường Đại học). Cũng may kiến thức ở Uni cũng không quá khó như những gì mình tưởng tượng về chương trình Master ở Úc.

Thường thì chỉ cần nghỉ 1 tuần trước khi thi để học là có thể qua môn. Do đó mình cũng từng tưởng mình ngon. Thế là hậu quả lâu dài sau này mới thấm số tiền bạn kiếm được chẳng bỏ bẽ gì khi nó đem lại cái tương lai mịt mù sau này. (Đây là cái ngu thứ 1)

Qua năm thứ 2 đầu óc tự nhiên nghĩ ra 1 tối kiến mà sau này nghĩ lại cảm thấy mình ngu hơn bao giờ hết: Kéo dài năm học bằng cách giảm bớt môn học mỗi học kỳ để có thêm thời gian đi làm. Đây là lúc còn ngu ngơ nghĩ rằng ở Úc càng lâu càng dễ ở lại (cái ngu thứ 2), ai biết được câu “ Đêm dài lắm mộng là đây”.

Trong khi những thằng Ấn Độ bạn mình toàn “paraphrase” assignment của mình tốt nghiệp trước 1 kỳ nhanh chóng có thường trú nhân Úc thì mình vẫn sống trong sự an toàn giả tạo của bản thân tự nghĩ ra.

2016: Tốt nghiệp đại học, điểm di trú bắt đầu tăng | Visa 491 NSW

Tốt nghiệp đại học, điểm di trú bắt đầu tăng và việc “ vượt biên” bắt đầu manh nha bị siết chặt thì mình mới chỉ bắt đầu có những kiến thức căn bản nhất của thế nào là Point test, và ảo tưởng chỉ cần IELTS 7.0 đều là “thảm đỏ chờ anh bước”. (Cái ngu thứ 3).

Trên đà của cái ngu thứ 3 tạo bước đệm cho cái ngu thứ 4 hay còn được gọi là Skill Assessment (SA – Thẩm định tay nghề).

Chuyện là khi chuẩn bị tốt nghiệp cũng có nghe phong phanh SA. Cũng như ai đi tham dự hội thảo ở Sydney nghe nói Engineer chỉ cần học xong đại học, IELTS 6.0 nộp lên là có SA. Như vậy thì EASY, đơn giản chỉ cần chờ lấy được Visa 485 (Visa sau tốt nghiệp), rồi IELTS 7.0 nộp luôn cho khỏe.

Đây là lúc cuộc đời giã cho 1 cú sấp mặt với 1 bài học không bao giờ quên “ 1 nửa sự thật là sự giả dối đến cùng cực”. Vì điều kiện nêu trên không được áp dụng cho University of Wollongong cho sinh viên khóa 2014 trở về trước. Lúc gần hết thời hạn Visa 485 mới phát hiện ra 1 nửa sự thật còn lại. Nên lúc đó phải ngồi viết CDR (Competency Demonstration Report – Thẩm định tay nghề của Engineering Australia) sấp mặt: mất gần 3 tháng cho CDR và 1 tháng để bổ sung hồ sơ cho Engineering Australia. Đêm lại dài hơn với những cơn ác mộng chưa tan.

Thêm 1 bài học đáng giá $4,500 trong giai đoạn này cho Visa 485. Tự tin nộp 485 ko qua agent, thành ra thiếu cái Police check (Kiểm tra lý lịch tư pháp) với suy nghĩ bổ sung sau cũng được. Bị từ chối visa khi student visa chỉ còn 3 tuần là hết hạn. Nên là phải chạy khắp nơi kiếm luật sư và cắn răng nôn $4,500 cho luật sư. (cái ngu thứ 5).

2017: Ghi danh thành một trong những học viên đời đầu tại PTE HELPER | Visa 491 NSW

Sau 4-5 lần thi IELTS không được 7.0, bắt đầu thấy nản và lướt Facebook vô tình thấy thông tin về PTE. Lên Facebook tìm PTE thì thấy Facebook Huy Lý. Lúc này bắt đầu lân la làm quen và hỏi về PTE sau đó bắt đầu hành trình dấn thân vào PTE cùng PTE HELPER, trở thành 1 trong những học viên đầu tiên của Helper.

Khi đạt target 65+ (tương đương IELTS 7.0) cùng lúc viết xong CDR và 1 lần nữa cho mình là ngon vậy là chuẩn bị kết thúc “hành trình vượt biên” qua Úc. Đây có thể nói là cái ngu nhất cho đến hiện tại vì nó mà mất thêm 3 năm vì quyết định này.

Cuộc đời 1 lần nữa giã cho 1 cú trời giáng. Point test cho ngành Engineer technologist lên đến 70 điểm và mình lại ôm mộng sẽ giảm xuống 65 sớm thôi mà. Nhưng 1 năm sau nó tăng lên 75 điểm. Hoảng hồn bắt đầu lọ mọ lén lút quay lại học PTE với Helper và bị Huy Lý phát hiện và “ ép học”.

2019: Tìm được việc để lấy thêm 5 điểm di trú | Visa 491 NSW

Đầu năm 2019 tìm được việc Telecommunication Engineer trên Sydney. Mỗi ngày lái xe hơn trăm km đi làm từ Wollongong. Bị boss chửi như cơm bữa nhưng cũng cắn răng chịu cho hết 1 năm lấy 5 điểm kinh nghiệm. Nhiều người khuyên nên chuyển luôn lên Sydney sống cho khỏe nhưng vợ mình có full-time job ở Wollongong và tình mình thích sự bình yên của Gong nên vẫn chần chừ không lên Sydney.

Một lần nữa đời không như là mơ, công ty gặp khó khăn bị ngừng hoạt động vào tháng 8/2019. Khá là hụt hẫng nhưng vẫn gạt qua dồn sức để đạt PTE 79+, lấy 20 điểm định cư cho mình.

Quyết định bỏ tất cả xin Huy Lý cho qua Melbourne tá túc và học cùng trực tiếp cùng anh để coi mình còn thiếu gì. Nghĩ là làm khăn gói cùng Huy Lý và 1 người bạn lái xe hơn 10 tiếng từ Wollongong đến Melbourne ăn nhờ ở đậu tại Helper Office gần 2 tuần sống bằng mì gói cuối cùng trời cũng thương và đạt target ngay lần thi đầu tiên ở Melbourne nhận được điểm lúc còn mơ ngủ mà rưng rưng nước mắt trên chiếc ghế salon đã thấm “mùi” Huy Lý.

Ép tóc ngắn bao nhiêu tiền? new south wales, úc

Tưởng rằng cuộc đời sẽ chuyển sang màu hồng từ đây nhưng nào ngờ xám thêm 1 cơ số. Thêm 1 lần đau khi chưa kịp hưởng niềm vui trọn vẹn thì cùng ngày nhận được tin Visa 189 cho Engineer Technologist lên 85 điểm. Phải nói đau nhất đó là gieo cho người ta hy vọng rồi dập tắt khi tưởng chừng như đã hoàn thành mọi thứ.

Xách vali về Wollongong và nhận được tin về Visa 491 cho regional (vùng thưa dân của Úc). Đây chính là thêm 1 lần hy vọng được thắp lên. Không từ bỏ mình lại cặm cụi xin việc ở Wollongong và may mắn được 1 công việc đúng ngành để lấy thêm điểm working experience. Nghe tin tháng 1/2020 mở 491 trong lòng mở cờ vì mình đáp ứng đủ yêu cầu rồi.

2020: Hồi hộp theo dõi tin tức Visa 491 | Visa 491 NSW

Tháng 1/2020: hồi hộp theo dõi trang Immigration của chính phủ các tiểu bang khác đều mở 491, dân tình được nhận visa ồ ạt. NSW vẫn không mở đăng kí và không có thêm 1 thông tin nào khác.

Tháng 2,3/2020: gần như vào web immigration mỗi ngày để chờ mở đăng kí. Nhưng vẫn ngậm ngùi đi ra vì vẫn những dòng chữ quen thuộc ấy hiện lên.

Cùng thời điểm này đủ điều kiện để tính điểm kinh nghiệm làm việc. Hoàn tất hồ sơ vào trung tuần tháng 3, nghĩ rằng là tối đa 7 tuần nữa là có thêm 5 điểm. Lúc này mình đã được 85 điểm và Visa 189 cho ngành mình lại tăng lên 90. Cảm giác như chơi đuổi bắt với 189, cứ mỗi lần vừa đủ điểm là nó lại tăng cảm giác thốn tận rốn. Nhưng nghĩ lại công sức mình đã bỏ ra cùng những cố gắng tới tận giờ, lại gượng dậy 1 lần nữa với hy vọng 5 điểm từ kinh nghiệm làm việc.

Đùng 1 cái Cô Vy ghé thăm Úc Đại Lợi. Mọi thứ chậm dần và cảm giác như dừng lại. Chờ đợi 7 tuần rồi 8 tuần đến cuối tháng 5 vẫn chưa có tin gì từ Engineering Australia. Lúc này thực sự cảm giác bất lực đã chiếm trọn tâm trí mình. Và suy nghĩ bỏ cuộc đã bắt đầu ngọ nguậy, hiện lên 1 cách rõ rệt, mình đã nói với vợ hết Visa hiện tại thì cả nhà về Việt Nam thôi mình đã cố hết sức rồi. Mình không thể cãi số được, đã tốn cả tuổi thanh xuân, tiền bạc công sức cho nó rồi nhưng mà nó vẫn từ chối mình thì không thèm theo nó nữa => hết hy vọng

Đầu tháng 6 NSW thông báo mở Visa 491. Mình gần như lãnh cảm với tin này nhưng vẫn làm 1 bộ hồ sơ cho vợ cùng nộp 491 vào 15/6/2020 coi như ván bài cuối cùng được ăn cả ngã về không.

24/6/2020: đang đi chợ vợ đòi mua bạch tuộc về nhậu vì mới được tặng thùng bia dù mình không thích uống bia. Ok thôi chán đời quá rồi uống tí men cho quên sầu, chill 1 tí chết ai.

Sáng 25/6/2020 vừa thay tã cho con xong thì nhận được tin báo từ Agent đã được invitation NSW cho 491 cho 2 vợ chồng. Hoang mang 1 lúc gọi vợ vô báo tin rồi hai vợ chồng ngồi suy nghĩ nộp 491 hay chờ 189 mất 1 buổi sáng.

Đúng là khi đói ăn gì cũng được, có tí thì lại làm sang ngồi lựa chọn. Cũng hên là quyết định theo 491 luôn chứ ngồi chờ 189 chắc giờ ôm hận.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ nộp 491 xong xuôi thì book khám sức khỏe. Thời Covid nên gọi book từ tháng 6 nhưng tới cuối tháng 8 mới đc khám. Lúc này trong lòng mình lại bất an nghĩ rằng đêm dài lắm mộng.

Ai dè đúng thiệt! Covid bắt đầu lộng hành ở Úc thời gian xét hồ sơ lại bị kéo dài ra. Những dự tính của 2 vợ chồng khi có visa 491 bị hoãn lại  làm tình hình kinh tế thời điểm này trở nên rất khó khăn. Công ty cũ ở Sydney và 1 công ty khác offer job và tăng lương cho mình kêu mình đi làm nhưng dính điều kiện của Visa 491 không đi được. Rồi thêm quả bộ di trú ưu tiên critical list trước mình và vợ xác định dài cổ.

Có những lúc 2 vợ chồng chán nản bảo nhau thôi khỏi chờ lun cho rồi có chuyến bay thì về Việt Nam luôn cho khỏe quá mệt mỏi rồi. Nhưng nghĩ đến tương lai con nên lại thôi động viên nhau ráng thêm 1 thời gian.

2021: Rũ bỏ gánh nặng 8 năm với kết quả Visa 491 cùng PTE 79+ | Visa 491 NSW

Cuối cùng thì sau hành trình 8 tháng chờ đợi thì sáng 2/3/2021 gia đình mình đã đc chính thức nhận visa 491. Nếu như mình tập trung hơn với PTE và quyết tâm thi lấy 79+ để nâng 20 điểm di trú lên ngay lần đầu theo học thì hành trình này đã được rút ngắn hơn rất nhiều. Bây giờ, mình cảm giác như rũ bỏ được 1 gánh nặng trong lòng, cảm giác mông lung vô vọng đã biến mất. Vậy là đã có thể bắt đầu những dự tính tiếp theo cho hành trình sắp tới. Mong rằng mọi thứ sẽ trở về đúng quỹ đạo của nó.

Bài học ở đây là đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình khi mình vẫn còn cố gắng được. Mình thực sự rất tâm đắc câu nói của anh Huy Lý: “Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình chỉ vì 1 bài thi tiếng Anh”.

Bạn có biết?

87% các bạn du học sinh (bao gồm Việt Nam lẫn các bạn quốc tế) tại Úc đều thi chứng chỉ PTE cho mục đích du học; làm việc hay định cư. Các bạn đều khẳng định chứng chỉ PTE dễ đạt điểm hơn IELTS rất nhiều. Vì PTE có thể cộng điểm chéo giữa các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; nên nếu bạn yếu 1 trong 4 kỹ năng thì có thể bù điểm ở kỹ năng khác. Tránh được việc bị chênh lệch điểm giữa các kỹ năng trong kỳ thi IELTS. Đôi khi chỉ vì lệch 0.5 mà các thí sinh phải tốn khá nhiều thời gian.

Nhìn chung, IELTS là bài thi đánh giá về tư duy ngôn ngữ nên sẽ sử dụng khá nhiều từ ngữ học thuật hàn lâm. PTE là bài thi đánh giá về năng lực sử dụng ngôn ngữ nên sẽ thực tế hơn; có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Chứng chỉ PTE cho phép bạn thi hoàn toàn trên máy tính nên sẽ khách quan hơn. Đăng ký thi mỗi ngày mà không phải chờ lịch thi cố định. Kết quả thi có rất nhanh chóng; chỉ sau 2 đến 48 giờ, giúp bạn giải quyết nhanh khi cần có chứng tiếng Anh cho các mục đích du học; làm việc hay định cư.

Bạn có muốn tìm hiểu thêm về bài thi PTE đã giúp hàng ngàn bạn Du Học, Làm Việc và Định Cư thành công trong thời gian ngắn? Lý do gì đã khiến bài thi này là giải pháp hoàn hảo thay thế các chứng chỉ tiếng Anh khác như IELTS, TOEFL, TOEIC…?

CÓ, TÔI MUỐN!
ĐĂNG KÝ LỚP HIỂU VỀ PTE MIỄN PHÍ NGAY

Để trao đổi trực tiếp với các bạn đã đạt điểm thi PTE thành công; các bạn có thể tham gia group Luyện Thi PTE Đầu Tiên và Lớn Nhất Việt Nam hiện nay. Các bạn chia sẻ rất nhiều bí quyết thi PTE đạt điểm ngay từ lần đầu; kinh nghiệm rút ngắn thời gian lấy chứng chỉ tiếng Anh cho mục đích du học; làm việc hay định cư chỉ trong vòng 2-3 tháng.

CỘNG ĐỒNG LUYỆN THI PTE LỚN NHẤT VIỆT NAM

Bạn đang băn khoăn?

  • Không biết nên chọn kỳ thi IELTS hay PTE cho nhu cầu Du Học, Làm Việc hay Định Cư?
  • Không biết kỳ thi PTE có thật sự dễ lấy điểm hơn IELTS?
  • Không biết kỳ thi PTE có phù hợp với khả năng của bạn?
  • Chưa rõ trình độ hiện tại của bản thân?

Hãy thử làm bài kiểm tra tiếng Anh Miễn Phí 30 phút bên dưới nhé. Các giáo viên đầu ngành tại PTE HELPER sẽ giúp bạn hiểu rõ về trình độ hiện tại. Và chỉ ra lộ trình học phù hợp nhất với khả năng và thời gian của bạn; nhằm giúp bạn đạt được điểm PTE mong muốn trong thời gian sớm nhất.